Bài tập tự luận:
Câu 1. Một dây kim loại có hệ số nhiệt điện trở = 4,4.10-3 K-1 mắc nối tiếp với một ampe kế có điện trở RA = 10
vào hiệu điện thế U không đổi. Ở nhiệt độ t0 = 30oC, dây kim loại có điện trở 50 và cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 10 mA. Tính số chỉ của ampe kế khi nhiệt độ của dây kim loại là 100oC.
Câu 2. Ở nhiệt độ t1 =25oC, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20 mV và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 8 mA. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U2 = 240 V và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 8 A. Tính nhiệt độ t của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường. Coi rằng điện trở của dây tóc đèn trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở = 4,2.10-3 K-1. Câu 3. Xác định nhiệt độ làm việc của một dây tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường. Biết rằng cường độ dòng điện qua đèn khi đóng mạch (ở 20oC) lớn gấp 12,5 lần cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường.
Biết hệ số nhiệt điện trở = 5,1.10-3 K-1.
Câu 4. Sợi dây vonfram của một đèn điện có điện trở 260 ở 2900oC. Xác định điện trở của dây đó ở nhiệt độ trong phòng, cho là ở 15oC. Cho biết hệ số nhiệt điện trở = 0,0042 /oC.
Câu 5. Tính chiều dài của một đường dây điện thoại, cho biết khi nhiệt độ tăng từ 15oC đến 25oC thì điện trở của dây tăng 10. Diện tích tiết diện ngang của dây dẫn là S = 0,5 mm2, = 1,2.10-7 m. Hệ số nhiệt điện trở của dây
= 0,006 /oC.
Câu 6. Một đèn điện có ghi 220V – 150W. Tính điện trở của dây tóc ở nhiệt độ phòng (20oC) nếu nhiệt độ cháy sáng của đèn là 2500oC. Hệ số nhiệt điện trở của dây = 5,1.10-3 K-1.
Câu 7. Hai dây dẫn mắc nối tiếp có điện trở bằng 6,25 lần lớn hơn khi mắc chúng song song. Hỏi điện trở của dây này lớn hơn điện trở của dây kia bao nhiêu lần?
Câu 8. Người ta mắc nối tiếp n điện trở bằng nhau. Hỏi điện trở của mạch thay đổi bao nhiêu lần khi mắc n điện trở đó song song?
Câu 9. Bốn điện trở giống nhau được nối bằng những cách khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách nối? Xác định điện trở tương đương trong từng trường hợp.
37
Hiện tượng nhiệt điện Bài tập thí dụ:
Một cặp nhiệt điện có điện trở trong r = 0,6 và hệ số nhiệt điện động là T = 65 V/K được nối kín với một miliampe kế có điện trở trong RA = 10 . Đặt một mối hàn của cặp nhiệt điện này trong không khí ở 20oC và nhúng mối hàn thứ hai của nó vào thiếc đang nóng chảy đựng trong cốc sứ. Khi đó miliampe kế chỉ cường độ dòng điện 1,30 mA. Tính suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện và nhiệt độ nóng chảy của thiếc.
38
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suất 0 = 10,6.10-8 m. Tính điện trở suất của dây này ở 500oC.
Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở = 3,9.10-3 K-1.
A. = 30,44.10-8 m. B. = 34,28.10-8 m.
C. = 20,67.10-8 m. D. = 31,27.10-8 m.
Câu 2. Một bóng đèn 200V-40W có dây tóc bằng vonfram. Điện trở của dây tóc đèn ở 20oC là R0 = 122 . Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở
= 4,5.10-3 K-1. Nhiệt độ t của dây tóc đèn khi sáng bình thường là
A. t = 2500oC. B. t = 2000oC. C. t = 2450oC. D. t = 1670oC.
Câu 3. Ở 20oC, điện trở suất của bạc là 1,62.10-8 m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10-3 K-1. Ở 330 K thì điện trở suất của bạc là
A. 1,866.10-8 m. B. 3,812.10-8 m. C. 3,679.10-8 m. D. 4,151.10-8 m.
Câu 4. Có một lượng kim loại xác định dùng làm dây dẫn. Nếu làm dây với đường kính 1mm thì điện trở của dây là 16 . Nếu làm dây có đường kính 2mm thì điện trở của dây thu được là
A. 8 . B. 4 . C. 2 . D. 1 .
Câu 5. Điện trở dây tóc bóng đèn 110V – 40W ở nhiệt độ 20oC là R0 = 50 . Khi đèn đó sáng bình thường, nhiệt độ của dây tóc là 1000oC. Hệ số nhiệt điện trở của dây tóc có trị số là
A. 4,35.10-3 K-1. B. 4,12.10-3 K-1. C. 5,15.10-3 K-1. D. 5,52.10-3 K-1.
Câu 6. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số T = 42 V/K được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến 320oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện này bằng
A. 13,60 mV. B. 12,60 mV. C. 13,64 mV. D. 12,64 mV.
Câu 7. Cho cặp nhiệt điện sắt-constantan nối với mili vôn kế dùng để đo nhiệt độ. Đặt mối hàn thứ nhất trong không khí và mối hàn thứ hai vào lò nung có nhiệt độ 630oC thì mili vôn kế chỉ 31,2 mV. Hệ số suất điện động của cặp nhiệt điện là T = 52 V/K. Nhiệt độ của không khí là
A. 30oC. B. 25oC. C. 20oC. D. 56oC.
39
Trắc nghiệm lí thuyết:
Câu 1. Điện trở suất của kim loại thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng?
A. Tăng dần đều theo hàm bậc nhất. B. Giảm dần đều theo hàm bậc nhất.
C. Tăng nhanh theo hàm bậc hai. D. Giảm nhanh theo hàm bậc hai.
Câu 2. Điện trở suất của kim loại tỉ lệ nghịch với đại lượng nào sau đây?
A. khối lượng riêng của kim loại. B. trọng lượng riêng của kim loại.
C. mật độ electron tự do trong kim loại. D. mật độ electron trong kim loại.
Câu 3. Yếu tố nào sau đây làm tăng điện trở của vật dẫn bằng kim loại?
A. tăng hiệu điện thế B. tăng nhiệt độ. C. giảm hiệu điện thế. D. giảm nhiệt độ.
Câu 4. Trong kim loại có điện trở chủ yếu là do
A. trong quá trình chuyển động, các electron tự do bị ngăn cản khi va chạm với các ion kim loại ở các nút mạng tinh thể.
B. các electron tự do luôn va chạm lẫn nhau trong quá trình chuyển động.
C. các electron tự do luôn tương tác với các proton trong nguyên tử trong quá trình chuyển động.
D. các electron luôn va chạm với hạt nhân nguyên tử trong quá trình chuyển động.
Câu 5. Khi nhiệt độ tăng, điện trở của vật dẫn bằng kim loại tăng là vì A. nhiệt độ làm cho các electron chuyển động nhanh hơn.
B. nhiệt độ cao làm mất đi một số electron tự do.
C. nhiệt độ cao khiến nhiều electron quay lại tái hợp với các ion ở mạng tinh thể.
D. nhiệt độ cao khiến các ion dao động với biên độ lớn hơn, ngăn cản chuyển động của các electron nhiều hơn.
Câu 6. Khi nhiệt độ của khối kim loại tăng lên 2 lần thì điện trở suất của nó
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. chưa kết luận được.
Câu 7. Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 8. Đặt vào hai đầu vật dẫn kim loại một hiệu điện thế thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn.
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường.
D. Tất cả electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.
B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều.
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể.
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì tất cả các electron sẽ chuyển động ngược chiều điện trường.
Câu 10. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi nhiệt độ của nó đạt giá trị đủ cao.
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
D. điện trở của vật bằng không thì nhiệt độ bằng 0 K.
Câu 11. Suất nhiệt điện động của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong hai đầu cặp.
B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.
C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.
40
D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.
Câu 12. Trong điều kiện nào thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tăng theo định luật Ohm?
A. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần.
B. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi.
C. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ rất thấp, xấp xỉ bằng không độ tuyệt đối (0 K).
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn.
Câu 13. Thách thức lớn nhất của việc ứng dụng hiện tượng siêu dẫn vào trong đời sống hiện nay là A. dòng điện chạy trong dây siêu dẫn phải rất lớn.
C. đa số các chất siêu dẫn không phải là kim loại.
B. nhiệt độ siêu dẫn của các chất thường quá thấp.
D. đa số các chất siêu dẫn đều có độc tố đối với sức khỏe của con người.
41
Dòng điện trong chất điện phân Công thức Faraday:
1 A 1 A
m q It
F n F n
(đo bằng đơn vị g) Hằng số Faraday: F = 96500 C/mol là điện tích của một mol electron.
Câu 1. Người ta mạ kẽm với dung dịch ZnSO4. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 110A. Tính thời gian cần thiết để giải phóng 1kg kẽm. Cho biết A(Zn) = 65,4 g/mol.
Câu 2. Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình A đựng dung dịch CuSO4 và a-nôt bằng Cu; bình B đựng dung dịch AgNO3 và a-nôt bằng Ag. Sau 1h, lượng đồng bám vào ca-tôt của bình A là 0,64g. Tính khối lượng bạc bám vào ca-tôt của bình B sau 1h.
Câu 3. Điện phân dung dịch H2SO4 với các điện cực platin, người ta thu được khí hiđrô và ôxi ở các điện cực.
Nếu cho dòng điện có cường độ I = 2A đi qua bình điện phân trong 36 phút thì thể tích khí thoát ra ở ca-tôt trong điều kiện chuẩn là bao nhiêu?
Câu 4. Tính khối lượng đồng được giải phóng ra ở ca-tôt bình điện phân, dung dịch đồng sunfat. Cho biết hiệu điện thế đặt vào hai cực của bình là U = 10V; điện năng tiêu thụ ở bình là W = 1kWh.
Câu 5. Tính khoảng thời gian t cần thiết và điện năng W phải tiêu thụ để thu được khối lượng m = 1000kg nhôm khi điện phân Al2O3 nóng chảy. Hiệu điện thế giữa hai cực của bể điện phân là U = 5V và dòng điện chạy qua dung dịch điện phân có cường độ I = 2.104A.
Câu 6. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 100cm2, người ta dùng nó làm ca-tôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và a-nôt làm bằng thanh đồng nguyên chất, rồi cho một dòng điện có cường độ I = 5A chạy qua bình trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tính bề dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt (coi như bám đồng đều).
Câu 7. Một bộ nguồn gồm 10 pin mắc thành hai dãy, mỗi dãy có số pin bằng nhau. Mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong 1. Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có điện trở R = 12,5 được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. A-nôt của bình điện phân làm bằng bạc. Tính khối lượng bạc bám vào ca-tôt của bình trong thời gian 90 phút.
Câu 8. Bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag, có điện trở R = 2. Trong 1h điện phân thì khối lượng cực dương của bình giảm mất 27g. Tính hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân.
Câu 9. Điện phân dương cực tan một muối trong một bình điện phân có cực âm ban đầu nặng 20g. Sau 1h đầu, hiệu điện thế giữa hai cực là 10V thì cực âm nặng 25g. Sau 2h tiếp theo, hiệu điện thế giữa hai cực là 20V thì khối lượng của cực âm là bao nhiêu?
Câu 10. Hai cực của bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 (với cực dương bằng đồng) được nối vào hai điểm có hiệu điện thế bằng 3V. Sau 16 phút 5 giây, người ta thấy khối lượng cực âm tăng thêm 6,4mg. Tính điện trở của bình điện phân.
42
Dòng điện trong chân không, chất khí
Câu 1. Ca-tôt của một đi-ôt chân không có diện tích mặt ngoài S = 10 mm2. Dòng bão hòa Ibh = 10 mA. Tính số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của ca-tôt trong một giây.
Câu 2. Hiệu điện thế giữa a-nôt và ca-tôt của một súng electron là 2500 V. Tính tốc độ của electron mà súng phát ra, cho biết khối lượng của electron là 9,11.10-31 kg.
Câu 3. Cho bảng khoảng cách đánh tia lửa điện.
Hiệu điện thế U (V) Khoảng cách đánh tia điện
Cực phẳng (mm) Mũi nhọn (mm)
20.000 6,1 15,5
40.000 13,7 45,5
100.000 36,7 220
200.000 75,3 410
300.000 114 600
Hãy ước tính:
a) Hiệu điện thế đã sinh ra tia sét giữa đám mây cao 200 m và một ngọn cây cao 10 m.
b) Hiệu điện thế tối thiểu giữa hai cực của bugi xe máy khi xe chạy bình thường.
c) Đứng cách xa đường dây điện 120 kV bao nhiêu thì bắt đầu có nguy cơ bị điện giật, mặc dù ta không chạm vào dây điện.
Câu 4. Cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp, giữa hai điện cực cách nhau 20 cm. Quãng đường bay tự do của electron là 4 cm. Cho rằng năng lượng mà electron nhận được trên quãng đường bay tự do đủ để ion hóa chất khí, hãy tính xem một electron đưa vào trong chất khí có thể sinh ra tối đa bao nhiêu hạt tải điện.
43
Dòng điện trong chân không, chất khí 1. Trong chất khí,
A. hạt tải điện là electron tự do, ion dương.
B. nếu đốt nóng mạnh chất khí thì một số phân tử khí sẽ bị ion hóa và chất khí trở thành môi trường dẫn điện khi đặt nó trong điện trường.
C. hiện tượng nhân hạt tải điện xảy ra là do số hạt tải điện đưa vào trong nó tăng lên.
D. dòng điện I đạt giá trị bão hòa khi đặt vào hai điện cực hiệu điện thế UAK nhỏ.
2. Trong các dạng phóng điện sau, dạng phóng điện nào xảy ra trong không khí ở điều kiện thường ? I. Sự phóng điện thành miền. II. Tia lửa điện. III. Hồ quang điện.
A. I và II. B. II và III. C. I và III. D. I, II và III.
3. Mắc một tụ điện phẳng không khí với nguồn điện có hiệu điện thế 6000 V. Với khoảng cách giữa hai bản là bao nhiêu thì sự đánh thủng sẽ bắt đầu, biết sự ion hóa do va chạm của không khí bắt đầu lúc cường độ điện trường bằng 3.106 V/m.
A. 3 mm. B. 2 mm. C. 1,8 mm. D. 4,5 mm.
4. Sự phóng điện tự lực là
A. sự phóng điện mà không có các hạt mang điện.
B. sự phóng điện mà không có hiệu điện thế giữa hai điện cực.
C. sự phóng điện tiếp tục mà không cần tác nhân ion hóa.
D. sự phóng điện trong điều kiện hiệu điện thế rất thấp.
5. Hồ quang điện là sự phóng điện trong
A. không khí ở áp suất bình thường. B. khí kém.
C. không khí ở điều kiện chuẩn. D. không khí ở áp suất cao.
6. Để có dòng điện trong chất khí, cần có
A. tác nhân ion hóa. B. điện trường. C. cả tác nhân ion hóa và điện trường.
D. điện trường, và tùy điều kiện để cần hay không cần tác nhân ion hóa.
7. Hiệu điện thế giữa ca-tôt và a-nôt (làm bằng hai bản kim loại phẳng) của một đèn điện tử hai cực là 24 V. Biết vận tốc ban đầu của electron khi bứt ra khỏi ca-tôt bằng 0. Vận tốc electron khi đến a-nôt là
A. 2,81.106 m/s. B. 2,9.106 cm/s. C. 2,905.106 m/s. D. 3,1.106 cm/s.
8. Điểm giống nhau của dòng điện trong chất khí và trong chất điện phân là
A. đều có sẵn các hạt mang điện tự do. B. đều tuân theo định luật Ohm.
C. đều có hạt mang điện tự do là electron. D. đều dẫn điện theo hai chiều.
9. Khi cường độ dòng điện bão hòa bằng 5 mA, thì trong thời gian 5s số electron bứt ra khỏi mặt ca-tôt là A. 1,4.1017 electron, B. 1,56.1017 electron. C. 1,53.1017 electron. D. 1,50.1017 electron.
10. Ở điều kiện thường, sự phóng tia lửa điện xảy ra trong không khí khi cường độ điện trường E = 3.106 V/m.
Xác định khoảng cách giữa hai va chạm của điện tử - phân tử khí, biết năng lượng ion hóa phân tử là 2,4.10-18 J.
A. 5.10-6 m. B. 0,5.10-6 m. C. 5 mm. D. 0,5 mm.
11. Có bao nhiêu electron bắn ra khỏi ca-tôt của đèn điện tử trong 1 giây, biết rằng dòng điện a-nôt là 1mA?
A. 5,6.1015 electron. B. 6,25.1015 electron. C. 1,12.1016 electron. D. 1,35.1016 electron.
12. Trong mỗi giây có 104 ion dương mang điện tích +e chuyển qua một tiết diện thẳng của ống phóng điện theo hướng từ a-nôt sang ca-tôt. Đồng thời có 109 electron và ion âm mang điện tích –e chuyển động qua đó theo hướng ngược lại. Cường độ dòng điện có độ lớn là
A. 1,6.10-14 A. B. 1,6.10-6 A. C. 1,6.10-10 A. D. nhỏ hơn 1,6.10-10 A.
44
Ôn tập Chương 3
Câu 1. Ở 20oC, điện trở suất của vonfram là 5,25.10-8 m. Hệ số nhiệt điện trở của vonfram = 0,0045K-1. Khi đèn dây tóc hoạt động, nhiệt độ của nó có thể lên tới 2600oC. Tính điện trở suất của vonfram khi đó.
A. 6,62.10-7 m. B. 6,62.10-8 m. C. 6,15.10-6 m. D. 5,48.10-8 m.
Câu 2. Ở nhiệt độ phòng, 27oC, điện trở của vật dẫn kim loại là 20 . Tính điện trở của vật dẫn ấy khi nhiệt độ tăng lên thêm 80oC. Cho biết hệ số nhiệt điện trở = 0,005 K-1.
A. 25,3 . B. 39,8 . C. 28 . D. 120 .
Câu 3. Sợi dây vonfram của một đèn điện có điện trở 240 ở 2600oC. Xác định điện trở của dây đó ở nhiệt độ trong phòng, cho là ở 28oC. Cho biết hệ số nhiệt điện trở = 4,5.10-3 K-1.
A. 190 . B. 19 . C. 25 . D. 142 .
Câu 4. Ở nhiệt độ t1 =30oC, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 40 mV và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 2 mA. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U2 = 200 V và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 1 A. Tính nhiệt độ t của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường. Coi rằng điện trở của dây tóc đèn trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở
= 4,0.10-3 K-1.
A. 2600oC. B. 3212o C. C. 2020oC. D. 2280oC.
Câu 5. Một vật dẫn kim loại có hệ số nhiệt điện trở = 4,45.10-3 K-1. Khi nhiệt độ của vật dẫn tăng thêm 100oC thì điện trở của vật
A. tăng thêm 44,5%. B. tăng thêm 144,5%.
C. giảm đi 44,5%. D. tăng thêm 1,445%.
Câu 6. Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 40 V/K và có điện trở R = 0,2 . Một mối hàn của cặp được đặt trong không khí ở nhiệt độ 25oC, đầu kia thì nung trong lò lửa ở nhiệt độ 300oC. Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong mạch.
A. 11 mA. B. 55 mA. C. 2,2 A. D. 0,018 mA.
Câu 7. Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 60 V/K và có điện trở R = 2 mắc nối tiếp với một ampe kế có điện trở RA = 1 . Nhúng một đầu mối hàn vào nước đang sôi và đầu kia vào một kho đông lạnh thì ampe kế chỉ giá trị 2,08 mA. Nhiệt độ của kho đông là
A. 0oC. B. – 4oC C. – 10oC. D. – 25oC.
Câu 8. Một cặp nhiệt điện có một mối hàn được nhúng trong một dung dịch muối ở nhiệt độ t. Khi nhúng mối hàn còn lại vào trong chì nóng chảy ở 300oC thì suất điện động xuất hiện trong cặp là 11,5 mV, nếu nhúng mối hàn còn lại trong lò luyện kim loại ở 2000oC thì suất điện động xuất hiện trong cặp là 89,7 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là
A. 40 V/K. B. 46 V/K. C. 60 V/K. D. 54 V/K.
Câu 9. Đương lượng điện hóa của niken là 3.10-4 g/C. Tính khối lượng niken bám vào ca-tôt bình điện phân khi điện phân dung dịch muối niken với cực dương là niken trong thời gian 30 phút. Biết cường độ dòng điện chạy qua bình là 20 A.
A. 1,08 g. B. 10,8 g. C. 0,18 g. D. 8,3 g.
Câu 10. Một bình điện phân chứa một dung dịch muối hóa trị 2 và cực dương của bình làm bằng kim loại của muối. Khi cho dòng điện 15A đi qua bình trong thời gian 2 phút thì ca-tôt của bình tăng thêm 2gam. Nếu cho dòng điện 30A đi qua bình trong thời gian 20 phút thì khối lượng chất được giải phóng ở điện cực là
A. 4 g. B. 20 g. C. 40 g. D. 100 g.
Câu 11. Điện phân dương cực tan một dung dịch muối kim loại chưa biết. Khi cho dòng điện 2A chạy qua bình trong thời gian 1 giờ thì khối lượng cực dương của bình giảm đi 2,39 g. Hỏi cực dương của bình là kim loại gì?
A. đồng. B. bạc. C. niken. D. kẽm.
45