Kỹ thuật làm vườn ươm thuốc lá

Một phần của tài liệu BAI GIANG CAY THUOC LA (Trang 33 - 58)

III- Kỹ thuật trồng trọt

1. Kỹ thuật làm vườn ươm thuốc lá

- Do hạt thuốc lá nhỏ bé, có cấu tạo rất bền vững (có 4 lớp) hạt chín sinh lý sau chín hình thái.

Cây thuốc lá sau khi mọc rất nhỏ bé nên dễ bị chết khi gặp điều kiện bất thuận.

- Trong kỹ thuật:

Thời kỳ vườn ươm có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây thời gian về sau. Vì vậy muốn làm vườn ươm được tốt ta phải thực hiện các khâu sau:

a - Chọn đất, làm đất

* Chọn đất:

- Chọn loại đất tốt, đất có thành phần cấu tạo nhẹ ở khu vực trung tâm của sản xuất thuốc lá hoặc vùng sản xuất thuốc lá.

- Chọn gần nguồn nước để thuận tiện tưới

* Làm đất:

- Do hạt thuốc lá nhỏ nên phải làm đất kỹ, đất phải nhỏ tơi xốp, để đủ oxi cho hạt nảy mầm thuận lợi.

- Sau khi làm đất thì đất phải đủ ẩm để cho hạt thuốc lá hút ẩm cho hạt nảy mầm.

- Sau khi cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp xong phải san phẳng lên luống hẹp (0,8 -1m) để thoát nước. Chiều cao của luống 15 - 20cm để

thuận lợi cho việc tưới tiêu chăm sóc.

-Sau khi làm đất, lên luống ta tiến hành bón phân chuồng, phân lân:

30 - 40 tấn phân chuồng hoai mục + 200 - 300kg Supe lân. Ủ với nhau sau đó bón lót thật đều lên mặt đất, rồi lấp đất khoảng 10cm tiếp đó tiến hành san thật phẳng.

b - Chuẩn bị hạt giống

- Do hạt thuốc lá nhỏ (0,05 - 0,09g/1000 hạt) nên hệ số nhân giống rất cao.

- Để có 1ha trồng người ta cần 50 - 70g hạt. Do vậy chỉ cần đến 2 - 3 cây giống là đủ cho 1ha. Ta thu hoạch hạt giống ở các quả nở vào thời kỳ giữa của giai đoạn nở hoa khi đó sẽ thu được những hạt giống tốt có tỷ lệ nảy mầm cao (>85%).

- Lấy hạt giống ở trên những cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh, các cây lóng ngắn, lá to, dày, chín đều.

- Tiến hành gieo: Vì hạt thuốc lá rất nhỏ nên khi gieo người ta thường trộn thêm với đất bột để gieo cho đều.

+ Với vụ đông xuân: Thường gieo tháng 10 để trồng vào tháng 12, thời gian sinh trưởng của cây con khoảng 60 ngày.

+ Vụ xuân: Gieo tháng 12 để trồng vào tháng 2, thời gian này trồng rất thuận lợi do có mưa vào tháng 2, nhiệt độ thuận lợi.

+ Vụ đông: Gieo cuối tháng 8 và đầu tháng 9 để trồng vào tháng 10 vụ này cần sử dụng các giống ngắn ngày để sau khi thu hoạch thuốc lá thì có thể kịp thời để trồng các loại cây khác ở vụ xuân.

+ Khi gieo hạt cần chú ý: Do hạt thuốc lá nhỏ, có cấu tạo rất bền vững, nên phải xử lý hạt trước lúc gieo. Ngâm hạt vào trong nước 4 - 6h để hạt trương lên, loại bỏ những hạt lép lửng. Sau đó xử lý bằng dung dịch CuSO4 1% để trừ nấm bệnh trong khoảng 10 phút.

Sau đó rửa sạch và ngâm vào nước ấm khoảng 25 - 300C với thời gian

c - Chăm sóc vườn ươm: Đây là khâu quan trọng nhất

- Nếu gieo hạt vào mùa mưa ta phải làm giàn để che chắn chống mưa.

- Tưới nước thường xuyên, độ ẩm duy trì 70 - 80% là tốt nhất.

- Bón thúc phân: Thường thi ta tưới phân kali, phân N loãng với nồng độ 1% vào thời kỳ cây phát triển rễ và thân lá

→ Thông thường lượng phân là: 50kg (NH4)2SO4 + 50kg K2SO4 nồng độ 1%.

- Tia cây:

+ Lần1: thời kỳ cây chữ thập

+ Lần2: thời kỳ lúc lá thật dài 2 - 3cm + Lần3: thời kỳ lúc lá thật dài 3 - 4cm

Nguyên tắc tỉa: Đều cây, đều khoảng. Sau đó tiến hành làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh nếu có.

2 - Kỹ thuật trồng ở ruộng sản xuất:

a - Chọn đất và làm đất

- Đất đai là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất đối với cây

thuốc lá vì vậy khi chọn đất để trồng cây thuốc lá ta nên chọn những đất có thành phần cấu tạo nhẹ, đất thịt nhẹ, đất cát pha để tạo điều kiện

thông thoáng cho bộ rễ sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Đất có tầng canh tác dày thì tốt (nếu > 80cm thì rất tốt) các loại đất bạc màu có tầng canh tác mỏng cũng trồng được nhưng năng suất thấp.

+ pH trung tính, pH tốt 6 -7. Cây thuốc lá có khả năng chịu được pH từ 5 - 8 → đối với những loại đất chua trong kỹ thuật trồng trọt ta cần bón thêm vôi.

+ Đất trồng thuốc lá yêu cầu có mực nước ngầm sâu, rễ thuốc lá rất sợ úng. Trong điều kiện ngập úng bộ rễ không phát triển được thì cây thuốc lá chết ngay.

+ Hàm lượng dinh dưỡng: Giàu N, P, K, giàu mùn

* Làm đất:

- Yêu cầu:

+ Cày sâu bừa kỹ, cày sâu 20 - 25cm

+ Đất nhỏ, tơi xốp, thông thoáng cung cấp đủ oxi cho rễ phát triển

+ San phẳng để cho quần thể đồng đều

- Ta có thể làm thêm luống cao 0,2m, rộng 1 - 1,2m làm luống cao để thuận tiện cho việc tưới tiêu, thoát nước, chăm sóc (phun thuốc) thu hoạch. Trước đây mỗi luống trồng 2 hàng nhưng hiện nay

1hàng/1luống.

- Sau khi làm đất ta bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng + 300kg Supe lân. Đất chua thì có thể bón thêm 300 - 500kg vôi bột.

b - Kỹ thuật trồng

* Sau thời kỳ ở vườn ươm cây thuốc lá có từ 6 - 8 lá có thời gian sinh trưởng 45 - 60 ngày. Lúc này người ta nhổ cây con để đem trồng.

* Trong khâu kỹ thuật trồng ta chú ý đến thời vụ - Ở miền Bắc có 2 thời vụ chính:

+ Trồng thuốc lá vụ Xuân: trồng vào tháng 2 để thu hoach vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Đây là vụ thuốc lá chính ở miền Bắc.

→ Đặc điểm: cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, năng suất cao vì cây thuốc lá sinh trưởng trong điều kiện to, độ ẩm, ánh sáng tăng dần khi trồng và thời gian thu hoạch có nắng, nhiệt độ tương đối cao nên rất thuận lợi.

Tuy nhiên cũng có một số yếu tố hạn chế: Chủ yếu là khi trồng rét, khô nên ảnh hưởng để sự sinh trưởng và phát triển của

+ Vụ thuốc lá Đông: đây là vụ phụ, tăng vụ là chính góp phần

trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Thông thường được trồng vào tháng 10 để thu hoạch vào tháng 3. Sau đó tiếp tục gieo trồng các cây vụ xuân khác.

→ Khó khăn: Nhiệt độ thấp vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển (thân lá) làm ảnh tưởng tới năng suất.

Trong mùa khô thì khô hạn vào tháng 11, 12 làm cây tăng trưởng chậm hạn chế đến năng suất nhưng về phẩm chất thí khá tốt.

- Các tỉnh phía Nam: cây thuốc lá được trồng vào tháng 8 - tháng 9 Đắc lắc, Gia lai trồng vào tháng 8 - tháng 9

Thời kỳ trồng vào mùa mưa nên khó khăn trong vấn đề làm đất. Cây sinh trưởng lúc đầu thuận lợi. Khi thu hoạch vào mua khô nên thuận lợi

* Mật độ trồng:

- Nếu ta bố trí mật độ trồng hợp lý thì vừa cho năng suất thuốc lá cao lại vừa đảm bảo phẩm chất.

- Trong trường hợp trồng thưa là điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhưng kết cấu tế bào lá thô, lá dày, hàm lượng nicotin và đạm tăng, xenlulo tăng vì vậy phẩm chất kém.

- Trong trường hợp trồng dày: có sự che khuất các tầng lá, hiệu suất quang hợp giảm, lá mỏng, hàm lượng nicotin quá thấp, hàm lượng đường giảm nên chỉ số Shumck giảm làm cho phẩm chất kém.

- Khi xác định mật độ cần căn cứ và giống thuốc lá. Các giống mới hiện nay thường trồng thưa, giống cũ thì trồng dày.

+ Căn cứ vào đất đai và mức độ thâm canh thì Đất tốt → trồng thưa, đất xấu → trông dày.

Trình độ thâm canh cao → trồng thưa, trình độ thâm canh

- Mật độ:

+ Với các giống thuốc lá cũ (Cao Bằng) 30.000 – 40.000

cây/1ha thì khoảng cách là 60x40cm (cây) trên luống gieo có 2 hàng.

+ Các giống mới hiện nay K326, C176 (giống của Mỹ) người ta trông rất thưa với mật độ 20.000 cây/1ha, khoảng cách 1m x 0,5m (cây) trên luống trồng 1 hàng.

c - Chăm sóc:

- Trồng giặm : sau khi trồng có một số cây bị chết do các nguyên

nhân sau: đứt quá nhiều rễ khi nhổ từ vườn ươm, do khô hạn làm cây không phục hồi được. Vì vậy cần tiến hành trồng bổ sung ngay các cây mới để quần thể được đồng đều và cần chăm sóc rất chu đáo những cây trồng bổ sung.

- Xới xáo: giúp đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy cho bộ rễ phát triển, xới xáo kết hợp với vun cao sẽ chống đổ cho cây, góp phần vào việc phòng trừ cỏ dại.

+ Xới xáo thường làm 3 lần:

+ Lần 1: sau trồng 10 ngày, lúc này cây thuốc lá đã phục hồi sinh trưởng ta cần xới xáo nhẹ khoảng 3-5cm, xới xáo xung quanh kết hợp với vun nhẹ, trừ cỏ.

+ Lần 2: sau trồng 20-25 ngày, xới sâu khoảng 5-7cm có kết hợp với vun nhẹ

+ Lần 3: sau trồng 40-45 ngày, tiến hành xới sâu từ 5-7cm kết hợp với vun cao để chống đổ cho cây.

- Tưới nước:

+ Tưới nước là biện pháp có ý nghĩa đối với việc tăng năng suất và phẩm chất thuốc lá.

+ Nhu cầu nước của cây thuốc lá phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn phát triển thân lá cây thuốc lá cần tới

+ Độ ẩm đất biến động theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây:

Thời kỳ phục hồi sinh trưởng: đảm bảo ẩm độ = 70-80%

Thời kỳ phát triển rễ: ẩm độ đất thích hợp 65-75%, tạo điều kiện cho bộ rễ tái sinh mạnh

Thời kỳ phát triển thân lá: ẩm độ đất tương đối cao đạt 70-

80%, đây là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất, quyết định đến năng suất của cây thuốc lá, chỉ số diện tích lá cao, thoát hơi nước mạnh nên đòi hỏi ẩm độ tương đối cao

Thời kỳ chín: ẩm độ cần 60-70% thuận lợi cho quá trình chín và thu hoạch

+ Phương pháp tưới:

Tưới rãnh: khi có hệ thống tưới tiêu tốt và gần nguồn nước Tưới hốc: khi khan hiếm nước

Tưới phun:

- Bón phân:

+ Đạm

- N là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng suất cây thuốc lá.

Thiếu N cây sinh trưởng, phát triển kém, lá nhỏ, mỏng, màu chuyển sang xanh vàng, số lá trên cây giảm

- Nhu cầu về N: cần nhiều nhất ở thời kỳ phát triển thân lá - Khi bón phân N cần chú ý:

+ Nếu bón quá nhiều N: cây sinh trưởng nhanh, kết cấu tế

bào không được mịn ảnh hưởng đến phẩm chất, hàm lượng nước cao, lá bị xanh lâu khó chín, chín không đều, hàm lượng Pr trong lá thuốc cao, hàm lượng Nicotin tự do tăng, hàm lượng đường giảm, thuốc lá sau khi sấy có màu nâu đen, hút có vị đắng, khét

- Liều lượng bón cho thuốc lá tùy vào từng vùng sinh thái, điều kiện đất đai. Hiện nay lượng N thường bón là 70kg/ha

+ Lân

- Lân là yếu tố quan trọng đối với cây thuốc lá, nó ảnh hưởng lớn tới phẩm chất của thuốc lá.

- Vai trò của lân: Làm bộ rễ phát triển mạnh, khả năng tái sinh

mạnh, tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng cho cây. Tăng khả năng chống chịu cho cây (chống hạn, chống rét)

- Bón đầy đủ lân làm cho cây thuốc lá ra hoa sớm, phát dục sớm hơn bình thường, kết cấu tế bào chặt, độ mịn cao, xúc tiến quá trình

chuyển hóa Gluxit trong cây mạnh hơn, tăng chỉ số Shmuck là tăng phẩm chất thuốc lá.

- Nếu bón P quá nhiều cũng không tốt: lá thuốc thô, gân thuốc lá to, tỷ lệ phiến/gân giảm làm ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của lá thuốc.

- Mức bón lân hiện nay: bình thường 140 kg/ha

+ Kali

- là yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất của thuốc lá.

- Nó kích thích hoạt động của các men trong qúa trình hình thành và chuyển hóa Gluxit trong cây và việc phân giải Pr có ảnh hưởng tới phẩm chất của thuốc lá: màu sắc vàng (đẹp), cháy đều, tàn trắng.

- Khi thiếu K: mép lá thường bị cháy khô, khi sấy lá có màu đen, không đều về độ vàng, độ cháy kém, tàn không trắng.

- Lượng bón K hiện nay: 210kg/ha

* Đối với thuốc lá không nên sử dụng các loại phân khoáng có chứa gốc clo vì nó ảnh hưởng xấu tới chất lượng thuốc lá:

- làm tăng khả năng hút ẩm của thuốc lá - giảm độ cháy, lá giòn

- Hút có mùi khét, mùi khó chịu - Quy trình bón:

Bón lót: 10-12 tấn phân chuồng cùng lượng phân lân, N và K bón vào thời kỳ phát triển rễ và phát triển thân lá.

Lượng phân khoáng bón theo tỷ lệ: 1:2:3 cho các tỉnh miền núi theo lượng 70N : 140P205 : 210K20

Đối với vùng trung du bón theo tỷ lệ 1 :1,5 : 2 (70N : 105P205

- Bấm ngọn và đánh chồi nách: có thể bằng thủ công hoặc dùng hóa chất

+ Trong trường hợp không cần giữ giống thuốc lá, để tập trung dinh dưỡng nuôi các lá phía dưới ta tiến hành ngắt ngọn vào thời kỳ xuất hiện nụ hoa

+ Mục đích:

+ Tăng diện tích và khối lượng của các lá còn lại + Tăng hàm lượng Nicotin trong thuốc lá

+ Tăng được chất lượng của thuốc lá

+ Bấm ngọn làm giảm hàm lượng đường trong thuốc lá - Đánh chồi nách:

+ Mục đích: tập trung dinh dưỡng để nuôi các lá ở trên thân cây + Tiến hành ngắt chồi 3-5 ngày/lần

- Nuôi chồi tái sinh: Trong một số trường hợp ta có thể tiến hành nuôi chồi tái sinh: do thu hoạch thuốc lá vụ đông quá muộn (sau tháng 3) không kịp để trồng các cây vụ xuân khác ta sẽ tiến hành nuôi chồi tái sinh

+ Tác dụng của nuôi chồi tái sinh:

+ Không cần tăng diện tích trồng mới nhưng vẫn thu được 1 vụ thuốc lá nữa là vụ thuốc lá chồi.

+ Không tốn công làm đất và công trồng

+ Góp phần vào việc rải vụ thuốc lá: cung cấp nguyên liệu cho nhà máy

+ Thuốc lá chồi nhanh cho thu hoạch: chỉ sau 2 tháng để chồi ta có thể thu hoạch được nên giảm chi phí công lao động vì vậy mà hiệu quả kinh tế tương đối cao

+ Biện pháp kỹ thuật cụ thể:

+ Sau khi thu hoạch thuốc lá vụ đông ta bẻ gập thân từ 12- 15cm với mục đích để khởi động các mầm nách ở trên thân

+ Sau khi bẻ gập thân 7-15 ngày kể từ khi bẻ gập ta tiến hành chặt cây cách mặt đất 6-10cm

+ Sau đó bón thúc phân: 3 tấn phân chuồng, 50kg CuSO4, 50 kg supe lân, 50 kg K2S04.

+ Sau 2 tháng ta có thể thu hoạch vụ thuốc lá chồi - Phòng trừ sâu bệnh:

+ Sâu xám: ăn hại cây ở thời kỳ cây mới trồng, sâu xám cắn ngọn, lá và thân cây non

+ Sâu xám phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm ướt và trồng liên tục cây thuốc lá

+ Phòng trừ: luân canh cây trồng, làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, phát hiện sớm để phun thuốc phòng trừ

+ Rệp thuốc:

+ Nó phát triển rất nhanh, bám ở mặt dưới của lá thuốc hoặc đỉnh sinh trưởng làm cho lá bị biến dạng, đỉnh sinh trưởng không phát triển được, năng suất giảm, lá thuốc bị giòn khi sấy nên ảnh hưởng tới phẩm chất

+ Phòng trừ: luân canh, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc hóa học

+ Bệnh đốm mắt cua:

+ Do nấm bệnh gây hại. Thường xuất hiện ở các phía dưới trước do độ ẩm không khí cao.

+ Vết bệnh có màu nâu, ở giữa vết bệnh có màu trắng xám, xung quanh vết bệnh có viền nâu đỏ. Khi vết bệnh khô nó tạo hành vết thủng trên lá

+ Bệnh này phát triển mạnh ở cây thuốc lá, làm giảm năng

+ Bệnh thối đen: Là bệnh nguy hại đối với thuốc lá + Nguyên nhân gây bệnh: do nấm

+ Biểu hiện: ở phần cổ rễ bị thối đen, rễ không phát triển được các bó mạch bị phá hủy, mất hoàn toàn khả năng hút nước và dinh dưỡng

+ Phát triển mạnh ở điều kiện đất ẩm ướt, bí dí, xới xáo không kịp thời

+ Hạn chế bệnh: ta tiến hành xới xáo thường xuyên, luân canh, vệ sinh đồng ruộng.

3. Thu hoạch và chế biến thuốc lá

3.1. Độ chín của lá thuốc: được biểu hiện ở 2 khái niệm

* Độ chín kỹ nghệ: Chủ yếu được đánh giá dưạ vào vật chất khô được tích lũy nhiều hay ít trong giai đoạn chín của lá thuốc, được đặc trưng bởi:

- Hàm lượng Hydratcacbon đạt cao nhất trong lá thuốc - Hàm lượng chất thơm đạt cao nhất trong lá thuốc

- Hàm lượng Nicotin và Pr bị giảm đi, đạt trị số có thể tối thiểu

* Độ chín hình thái:

- Lá có màu xanh chuyển sang màu xanh, vàng đều

- Gân chính của lá thuốc màu trắng sữa, giòn, bẻ rất gãy, vết gãy bằng phẳng

- Lông ở trên lá rụng đi, mặt lá trơn ánh, ít dính

- Phía ngọn lá và 2 bên mép lá rủ xuống, đầu của ngọn lá thuốc hơi

* Đặc điểm chín của lá thuốc:

- Chín từ lá dưới lên lá trên

- Trong 1 lá: chín từ ngoài vào trong

* Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chín:

- Mưa nhiều: kéo dài thời gian chín (chín muộn) - Tưới nước: lá chín muộn hơn so với không tưới - Bón N muộn: lá chín muộn, chín chậm

* Khi thu hoạch ta thu lần lượt từ dưới lên trên

- Các lá thu hoạch về ta xếp riêng từng loại để phân loại thuốc dễ dàng và đảm bảo chất lượng

- Thu hoạch về sấy ngay để thuốc không bị biến màu, không bị thối, không nên chất đống lại

Một phần của tài liệu BAI GIANG CAY THUOC LA (Trang 33 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(58 trang)