Không sinh sản do bẩm sinh

Một phần của tài liệu BG San khoa gia suc (Trang 33 - 37)

II. Một số loại đẻ khó và biện pháp can thiệp

3. Không sinh sản do bẩm sinh

Hiện tượng không sinh sản do bẩm sinh xuất hiện khi một số bộ phạn của CQSD không phát triển hay phát triển không bình thường

3.1.Bệnh ấu trĩ: đó là hiện tượng khi gia súc đã đến tuổi thành thục nhưng không xuất hiện chu kỳ sinh dục sinh lý. Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục sẽ phát hiện

được các bộ phận phát triển không bình thường, hai sừng tử cung nhỏ, hai buồng trứng cũng rất nhỏ và cứng, âm đạo và âm môn cũng rất nhỏ cho nên không thể phối giống dược. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này là do tuyến yên phát triển không hoàn chỉnh hay chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng hay các tuyến khác bị rối loạn 3.2. Lưỡng tính dị dạng: đây là trường hợp trên một cơ thể có cả 2 tuyến sinh dục dực và cái. Về ngoại hình âm hộ nhỏ mép âm môn không phát triển nhưng âm vật lại rất to, kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện thấy trong xoang chậu một bên là dịch hoàn bên kia là buồng trứng, tử cung hầu như không phát triển hoặc phát triển không hoàn toàn, loại gia súc này hoàn toàn mất khả năng sinh sản

3.3. Hiện tượng Free – Martin: đó là hiện tượng gia súc cái đã đến tuổi trưởng thành nhưng không xuất hiện chu kỳ sinh dục, khi kiểm tra thấy mép âm môn rất nhỏ, âm đạo bé không có cổ tử cung hay chỉ là một lỗ nhỏ, bầu vú không phát triển có khi không có tuyến sữa mà chỉ là một khối mỡ, không có lỗ đầu vú. Kiểm tra qua trực tràng không tìm thấy cổ tử cung, hai sừng tử cung nhỏ như hai sợi dây, hai buồng trứng nhỏ như hai hạt đậu cove rất khó phát hiện có khi kiểm tra trong thân tử cung có hai thỏi dài giống như 2 dịch hoàn đã bị sơ cứng. Hiện tượng Free – Martin thường xuất hiện trong các truờng hợp đẻ sinh đôi 1 cái, 1 đực

4. Không sinh sản do các quá trình bệnh lý: tất cả các quá trình bệnh lý của cơ thể nói chung hay cục bộ cơ quan sinh dục nói riêng đều có thể là nguyên nhân dẫn gây ra hiện tượng rối loạn simh sản thậm chí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái

4.1. Một số quá trình bệnh lý ở buồng trứng

Bệnh thiểu năng và teo buồng trứng

(Hypofunctio et Atrophya Ovaiorum):

a. Khái niệm: Bệnh thiểu năng và teo buồng trứng là quá trình bệnh lý sảy ra ở gia súc cái sinh sản. Đặc điểm của bệnh là làm giảm hay rối loạn chức năng hoạt động sinh lý của buồng trứng gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản ở gia súc cái

b. Nguyên nhân:

- Do chế độ CSNDQLKTSD gia súc cái không hợp lý gây hiện tượng suy nhược toàn thân

- Do kế phát từ một số quá trình bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng

c. Triệu chứng: Triệu chứng đặc thù của bệnh là gây ra hiện tượng rối loạn chu kỳ sinh dục, thời gian của một chu kỳ sinh dục kéo dài, các giai đoạn của chu kỳ tính biểu hiện không rõ nhất là giai đoạn động đực. Kiểm tra qua trực tràng thấy vi trí và hình giáng của buồng trứng không thay đổi nhưng bề mặt của buồng trứng nhẵn bóng không tìm thấy noãn bao và thể vàng, nếu buồng trứng bị teo thì thể tích của buồng trứng nhỏ lại như hai hạt đậu và rất cứng

c. Phương pháp điều trị

- Cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức khoẻ cho gia súc cái

đặc biệt chú ý bổ sung các loại chất khóang, vitamin A,B, D, E

- Bằng các phương pháp và thuốc đặc hiệu dể điều trị có kết quả các quá trình bệnh lý là nguyên nhân kế phát

- Thường xuyên thả chung với gia súc đực để kích thích gia súc cái xuất hiện chu kỳ sinh dục nếu gia súc động dục thì nên cho phối bằng phương pháp nhảy trực tiÕp

- Thông qua trực tràng tiến hành masage cẩn thận buồng trứng 2 ngày một lần mỗi lần 5-10 phút và làm 4-5 lần

- Sử dụng huyết thanh ngựa chửa 40 -90 ngày (PMSG) gia súc lớn lần 1 tiêm 20 - 30ml, lần 2 tiêm từ 30 -40ml; gia súc nhỏ lần 1 tiêm 5 -10ml, lần 2 tiêm từ 10 - 15ml mỗi lần cách nhau 2-3 ngày

- Có thể dùng các hormon nhân tạo như Sinestrolum 1% tiêm dưới da 2 ngày 1 lần tiêm 2-3 lần mỗi lần 1-2ml; Stilbestrolum cách dùng giống như Sinestrolum với

liều giảm đi một nửa; folliculinum nếu là loại tan trong dầu tiêm dưới da 1,5 - 2ml (1ml chứa 2000UI), nếu là loại tan trong nưốc tiêm dưới da 8-10ml (1ml chứa 200UI)

Bệnh thể vàng tồn tại (Corpus Luteum Persistens)

a. Khái niệm: trong quá trình hoạt động sinh lý bình thường gia súc sau khi đẻ xong hoặc sau hiện tượng động dục chưa phối giống hoặc phối giống không có kết quả mà thể vàng vẫn tồn tại trên buồng trứng hàng tháng hay hàng năm thì

được gọi là bệnh thể vàng tồn tại b. Nguyên nhân:

- Do hậu quả của chế độ CSNDQLKTSD gia súc cái không hợp lý gây hiện tượng suy nhược toàn thân

- Do kế phát từ một số quá trình bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng như viêm tử cung viêm ống dẫn trứng, sát nhau, thai thối rữa

c. Triệu chứng: Triệu chứng đặc thù của bệnh là gia súc hoàn toàn không xuất hiện chu kỳ sinh dục sinh lý, kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện được 1 hay cả 2 bên buồng trứng sưng to lên, thể vàng bệnh lý nổi rõ trên bề mặt của buồng trứng. Để kết luận chúng ta phải kiểm tra nhiều lần vào những thời điểm khác nhau kết hợp với việc theo dõi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài

c. Phương pháp điều trị

- Cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khai thác và sử dụng nhằm nâng cao sức khoẻ cho gia súc cái đặc biệt chú ý bổ sung các loại chất khoáng, vitamin A,B, D, E

- Bằng các phương pháp và thuốc đặc hiệu dể điều trị có kết quả các quá trình bệnh lý là nguyên nhân kế phát

- Sử dụng các hormon nhân tạo hay huyết thanh ngựa chửa giống như bệnh thiểu năng và teo buồng trứng

- Dùng PGF2 hay các dẫn xuất của nó như Ertrumat. Oestrophan, Prosolvin tiêm dưới da 2ml (25mg) tiêm 1 lần

- Dùng thủ thuật phá vỡ thể vàng: thông qua trực tràng ngón tay trỏ và ngón tay giữa kẹp lấy buồng trứng, cố định buồng trứng ngón tay cái xoa nhẹ trên bề mặt buồng trứng tìm vị trí của thể vàng dùng ngón tay cái tiến hành Masage xung

quanh chu vi buồng trứng nhiều lần, lần cuối cùng cong ngón tay cái lại đặt vào vị trí thấp nhất của thể vàng hất mạnh về phía trước để phá vỡ thể vàng rồi nhanh chóng ấn ngón tay cái vào chỗ thể vàng vừa bị phá vỡ để cầm máu tránh xuất huyết buông trứng

Bệnh u nang buồng trứng (Cystes Ovariorum) a. Khái niệm: trong quá trình hình thành và phát triển của noãn bao, các tế bào

thượng bì của noãn bao dần dần bị thoái hoá và biến đổi, các tổ chức liên kết của nang noãn bào tăng sinh làm cho màng noãn bao dày lên noãn bao không vỡ ra

được, tế bào trứng bị chết dịch noãn bao được chứa đầy trong bao noãn. Hiện tuợng này được gọi là U nang buồng trứng

b. Nguyên nhân:

- Do hậu quả của chế độ CSNDQLKTSD gia súc cái không hợp lý như thức

ăn đơn điệu, gia súc bị khai thác quá độ gây hiện tượng suy nhược toàn thân

- Do kế phát từ một số quá trình bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng như viêm tử cung viêm ống dẫn trứng, sát nhau, thai thối rữa

- Do rối loạn cơ năng của hệ thống thần kinh và hormon trong cơ thể dặc biệt khi chức năng sinh lý của tuyến yên bị trở ngại

- Do trong quá trình phát triển của noãn bao gia súc gặp phải điều kiện khí hậu, nhiệt độ của môi truờng thay đổi quá đột ngột

- Do gia súc cái động dục nhiều lần mà không được phối giống

c. Triệu chứng: Triệu chứng đặc thù của bệnh là gia súc mắc phải chứng cuồng dâm, động dục liên tục, động dục không theo quy luật, bỏ ăn, chạy lung tung trên bãi chăn luôn nhảy lên lưng con khác hoặc để cho con khác nhảy lên lưng mình, thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chụi đực, đuôi cong lên lệch sang 1 bên, 2 chân sau hơi dạng ra và khụy xuống, gia súc cái sẵn sàng cho gia súc

đực phối giống bất kỳ lúc nào. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện được trên 1 hay 2 buồng trứng có những u nang nổi rõ trên bề mặt, khi xoa nhẹ lên bề mặt u nang có cảm giác mềm và bên trong tích nước trường hợp có nhiều u nang thì làm cho bề mặt buồng trứng sần sùi. Để kết luận chúng ta phải kiểm tra nhiều lần vào những thời điểm khác nhau kết hợp với việc theo dõi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài

c. Phương pháp điều trị

- Trước tiên phải cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khai thác và sử dụng nhằm nâng cao sức khoẻ cho gia súc cái đặc biệt chú ý bổ sung các loại chất khóang, vitamin A,B, D, E

- Dùng các phương pháp và thuốc đặc hiệu dể điều trị có kết quả các quá trình bệnh lý là nguyên nhân kế phát

- Sử dụng Chorionic Gonadtrompin 5000 -10000UI tiêm bắp hay Progesteron 50 - 100mg tiêm bắp 1 lần 2 ngày tiêm một lần tiêm 5-7 lần

- Dùng thủ thuật phá vỡ u nang (giống như thủ thuật phá vỡ thể vàng)

4.2. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn náI sinh sản

Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn nái

1. Khái niệm: Rối loạn sinh sản là một hiện tượng thường gặp ở lợn nái sinh sản

đặc biệt là các giống lợn cao sản. Đặc điểm của bệnh là làm rối loạn hoạt động sinh sản thậm chí làm mất khả năng sinh sản của lợn nái

Một phần của tài liệu BG San khoa gia suc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)