Trình bày những nét chính về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nớc châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
đề chính thức
--- HÕt ---
Họ tên thí sinh:……….
Số báo danh:……….. ... Phòng thi số:……..
Chữ kí của giám thị số 1:………...
Chữ kí của giám thị số 2:………
sở giáo dục và đào tạo hải dơng
---
đề thi chính thức
kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên nguyễn trãI- năm học 2008-2009
môn thi: lịch sử Thời gian làm bài : 150 phút Ngày thi: 28 tháng 6 năm 2008
(Đề thi gồm: 01 trang)
A .Phần lịch sử Việt Nam (7,0 điểm) C©u 1 (3,0 ®iÓm) :
Em hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, từ đó xác định rõ vai trò quan trọng của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đối với sự thành công của hội nghị này?
C©u 2 (2,5 ®iÓm):
Quân và dân ta đã đánh bại bớc đầu kế hoạch quân sự Na-va trong Đông - Xuân 1953 - 1954 nh thế nào?
C©u 3 (1,5 ®iÓm):
Trong chủ trơng, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam đợc Bộ Chính trị Trung -
ơng Đảng đề ra vào cuối năm 1974, đầu năm 1975 có những điểm nào thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo của Đảng ta? Kết quả của sự sáng tạo đó?
B. Phần lịch sử thế giới (3,0 điểm) C©u 1 (2,0 ®iÓm):
Trình bày những biến đổi lớn của khu vực Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao ?
C©u 2 (1,0 ®iÓm):
Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động quốc tế nào? Vị thế của Việt Nam hiện nay trong tổ chức Liên Hợp Quốc?
.HÕt ..
……… ………
Họ tên thí sinh……….. Số báo danh………
Chữ kí của giám thị 1……… ….. ..Chữ kí của giám thị 2………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Năm học 2009-2010
Môn: Lịch sử
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm ) Câu 1 (2,5 điểm)
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1925.
Ý nghĩa của những hoạt động này ? Câu 2 (1,0 điểm)
Tại sao nói chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945-1954) ?
Câu 3 (1,5 điểm)
Lập bảng so sánh giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam (về thời gian, qui mô, biện pháp, kết quả).
Câu 4 (2,0 điểm)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (giai đoạn 1986 - 2000) trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào ?
Ý nghĩa của công cuộc đổi mới đó đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ? B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Trình bày xu thế phát triển của thế giới sau “ Chiến tranh lạnh”.
Câu 2 (1,5 điểm)
Tại sao nói Cu Ba là “Hòn đảo anh hùng” ?
... Hết...
SBD thí sinh……….. Chữ ký GT1……
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Năm học 2009-2010
Môn: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM A. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm )
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(2,5điểm) Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1925. Ý nghĩa của những hoạt động này?
1- Giới thiệu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19- 5-1890, trong một gia đình nhà Nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Người sớm có lòng yêu nước và
cũng sớm nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối.
Năm 1911, Người đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới.
2- Sau hơn 10 năm tìm đường cứu nước, dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917, Người có những quyết định quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
3- Tháng 7-1920, sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
4- Tháng 12- 1920, Người bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản; phát hiện cho dân tộc con đường cứu nước đúng đắn.
5- Năm 1921, Ngưòi tham gia sáng lập hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ, viết sách báo (... Bản án chế độ thực dân Pháp) góp phần tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đoàn kết, đấu tranh tự giải phóng theo chủ nghĩa Mác- Lênin.
6- Từ 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924),... góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và truyền bá vào Việt Nam là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
7- Từ cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925), trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ. Đây là sự chuẩn bị trực tiếp của Nguyến Ái Quốc về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản ở Việt Nam
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 2 (1 điểm )
Tại sao nói chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945- 1954)?
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava- kế hoạch quân sự lớn nhất và cuối cùng của Pháp trong 9 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
2. Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và rút quân về nước; kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
0,5
0,5 Câu 3:
(1,5điểm) Lập bảng so sánh giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam (về thời gian, qui mô, biện pháp, kết quả).
Mỗi chiến lược:
0,75
T Nội dung Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ
T
1 Thời gian 1961-1965 1965-1968
2 Qui mô Chủ yếu ở miền Nam Chiến tranh mở rộng ra cả hai miền Nam -
Bắc
3 Biện pháp
Mỹ tiến hành bằng quân đội tay sai, do
“cố vấn” Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập
“ấp chiến lược”, phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển...
Mỹ tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và
“bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền Bắc.
4
Kết quả Bị phá sản vào giữa năm1965. Bị phá sản vào cuối năm 1968 Câu 4
(2,0điểm)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (giai đoạn 1986 - 2000) trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào?
Ý nghĩa của công cuộc đổi mới đó đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc?
1- Từ Đại hội VI (12-1986) của Đảng, Việt Nam chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh lịch sử mới.
a- Hoàn cảnh đất nước:
Thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào khủng hoảng, trước hết là
khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
b- Hoàn cảnh thế giới:
Tác động của cách mạng khoa học-kỹ thuật, những thay đổi tình hình thế giới và
quan hệ giữa các nước, nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
* Hoàn cảnh đất nước và thế giới có những thay đổi đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
2. Trải qua 15 năm thực hiện với 3 kế hoạch 5 năm
( 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000), công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đã đạt những thành tựu về kinh tế- xã hội. Đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,75
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3,0 điểm )
Câu 1 Trình bày xu thế phát triển của thế giới sau “ Chiến tranh lạnh”.
(1,5điểm) 1- Tháng 12-1989, cuộc “ Chiến tranh lạmh” kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo nhiều xu hướng:
- Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Hai là, sự tan rã của “Trật tự hai cực Ianta” và thế giới đang tiến tới xác lập một thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
- Ba là, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm.
- Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
2- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI.
0,25 0,25 0,25 0,25
0,25
0,25 Câu 2
(1,5điểm)
Tại sao nói Cu Ba là “Hòn đảo anh hùng”?
- Cu Ba là một nước đất không rộng, nằm ở vùng biển Ca-ri-bê. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân… dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơrô đã 2 lần đứng lên đấu tranh giải phóng (26-7-1953 và 11-1956). Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Sau cách mạng thành công, chính phủ lâm thời do Phi- đen Ca- xtơrô đứng đầu đã tiến hành cách mạng dân chủ triệt để về mọi mặt (…).
- Tháng 4-1961, quân và dân Cu Ba đánh tan cuộc tập kích của Mĩ tại bãi biển Hi- rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi- đen Ca-xtơrô tuyên bố với toàn thế giới: Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhưng nhân dân Cu Ba vẫn giành nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt: xây dựng một nền công nghiệp với hệ thống các ngành hợp lý, nền nông nghiệp đa dạng; giáo dục, y tế và thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao trên thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Nhưng với ý chí của toàn dân cùng với những cải cách và sự chiều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế Cu Ba có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng: 1994 - 0,4%; 1995 – 2,5%; 1996- 7,8%.
Những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đã chứng minh rằng Cu Ba là hòn đảo anh hùng.
0,5
0,25
0,5
0,25
……….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ Môn: Lịch sử - Năm học 2008-2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút
A- LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm )
Câu 1 ( 2,5 điểm )
Đảng Cộng sản Đông Dương đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử nào để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
Câu 2 ( 2,0 điểm )
Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954).
Câu 3 ( 2,5 điểm )
Trình bày những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về quân sự mà quân và dân miền Bắc đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
B- LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3,0 điểm ) Câu 1 ( 1,5 điểm )
Chứng minh từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học - kỹ thuật.
Câu 2 ( 1,5 điểm )
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ năm 1945 đến nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
Hết
SBD thí sinh: ... Chữ ký GT1: ...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Môn: Lịch sử - Năm học 2008-2009
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm )
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 2,5 điểm
Đảng Cộng sản Đông Dương đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử nào để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ?
Đảng Cộng sản Đông Dương đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử sau đây để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 :
1. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện
(giữa tháng 8- 1945). Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động 0,75đ
Câu 2 2,0 điểm
cực độ, chính phủ tay sai thân Nhật bị tê liệt, rệu rã.
2. Cao trào kháng Nhật cứu nước đang diễn ra mạnh mẽ, một không khí
gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục trong cả nước. Quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có lệnh của Đảng Cộng sản Đông Dương.
3. Tất cả tình hình trên đây làm cho những điều kiện của một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền chín muồi trong toàn quốc. Đứng trước thời cơ thuận lợi trên, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (từ
ngày 14 đến ngày 15-8-1945) đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy giành chính quyền. Đại hội Quốc dân cũng họp ở Tân Trào (16-8) nhất trí tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương.
5. Nhờ chớp đúng thời cơ và kịp thời lãnh đạo toàn dân trong cả nước nổi dậy giành chính quyền của Đảng, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi nhanh chóng chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8- 1945).
Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954) .
1- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Chính phủ ta đã ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21-7-1954.
2- Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ …
a- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
b- Hai bên tham chiến (...) cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
c- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng (...), ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
d- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế...
3- Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ ...
a- Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương. Pháp buộc phải rút quân đội về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
b- Đây là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
c- Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo ra cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trình bày những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về quân sự mà quân và dân miền Bắc đã giành được trong cuộc kháng chiến chống
0,75đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ 0,25đ
0,25đ 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ