Từ kết quả thực tế trên ra rút ra được kết luận như sau: Đồ dùng, đồ chơi có vai trò quan trọng đối với trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động tại trường Mầm non, nhờ có những bộ đồ chơi tự tạo trẻ đã tham gia tích cực, sáng tạo giúp trẻ phát triển toàn diện. Tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong nhà trường, nhờ vậy hoạt động chuyên môn của nhà trường được nâng cao.
Cho nên yêu cầu giáo viên ngày một tìm tòi, sáng tạo hơn để tạo ra những bộ đồ dùng đồ chơi, phục vụ cho việc giảng dạy. Yêu cầu khi giáo viên lên lớp cần phải có đồ dùng đồ chơi để trẻ thực hiện, không để xảy ra tình trạng dạy chay.
Tổ chức thi đồ dùng đồ chơi tự tạo tại trường, tạo cơ hội cho giáo viên học hỏi lẫn nhau. Qua những cuộc thi như vậy không những giáo viên có kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi mà còn tạo ra một số lượng đồ chơi lớn, tích lũy trong các tiết dạy sau.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng chuyên môn giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập.
- Đối với nhà trường:
+ Mua bổ sung thêm một số máy vi tính, ti vi màn hình rộng, đèn chiếu để phục vụ cho việc giảng dạy.
+ Mua bổ sung kệ để đồ dùng các góc cho một số lớp, như lớp: Chồi 3, Mầm 4, Mầm 5
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo :
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp Phòng để tất cả cán bộ quản lý và một số giáo viên giỏi đúc rút kinh nghiệm về chương trình Mầm non mới từ đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương. Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, được áp dụng trong quá trình thực hiện ở trường Mầm non Ea Na. Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, chưa thể nào bao quát hết được, đồng thời trong quá trình viết còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi hoàn thành đề tài nhằm đưa vào hoạt động giúp giáo viên tạo ra những đồ dùng đồ chơi sáng tạo, phù hợp, đẹp mắt để phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường Mầm non đạt hiệu quả cao nhất.
Ea Na, ngày 22 tháng 2 năm 2017 Người viết
Trịnh Thị Mến
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường Mầm non
2. Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh ) 3. Đường lối, quan điểm giáo dục
4. Các tạp chí Giáo dục Mầm non 5 Tài liệu BDTX chu kỳ 2004 – 2007 5. Thực trạng của đơn vị
6. Luật Giáo dục
7. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non năm 2011 8. Hướng dẫn thực hiên Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
9. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
10. Modul 30 hướng dẫn làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo
11. Modul 29 hướng dẫn bảo quản, sửa chữa một số thiết bị, đồ dùng giáo dục và dạy học đơn giản.
12. Modul 34 sử dụng bộ chuẩn để phát triển trẻ 5 tuổi.
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU: ...2
1. Lý do chọn đề tài...2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...4
3. Đối tượng nghiên cứu...5
4. Giới hạn của đề tài...5
5. Phương pháp nghiên cứu...5
II. PHẦN NỘI DUNG ...6
1. Cơ sở lý luận...6
2. Thực trạng...7
3. Nội dung và hình thức của giải pháp ...12
a) Mục tiêu của biện pháp...12
b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp...13
- Biện pháp 1...13
- Biện pháp 2...16
- Biện pháp 3...17
- Biện pháp 4...18
- Biện pháp 5...19
- Biện pháp 6...22
c) Mối quan hệ giữa các biện pháp...23
d) Kết quả khảo nghiệm, gia trị khoa hoạc của vấn đề nghiên cứa...24
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...26
1. Kết luận: ...26
2. Kiến nghị: ...26
Phụ lục tài liệu tham khảo...28
Mục lục...29
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Kim Loan