III. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 1. Phải chú ý dạy chính tả ở tất cả các giờ, các môn học
2. Luyện chính tả phối hợp với chính âm
Trong dạy chính tả giáo viên có thể vận dụng phối hợp biện pháp chữa lỗi phát âm để hỗ trợ cho việc chữa lỗi chính tả cho học sinh trong một số trường hợp mà lỗi phát âm địa phương lệch chuẩn rõ rệt. Chẳng hạn: học sinh hay mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu s/x, ch/tr, l/n và các vần iu - ưu; ươu - iêu… thì cần luyện cho học sinh đọc đúng các phụ âm đầu và vần đó.
Ví dụ: Lung linh, lắt lẻo, não nề, nao núng...
Trong trắng, chan chứa, nghỉ hưu, uống rượu....
Học sinh hay mắc lỗi về thanh hỏi (?) thanh ngã (~) thanh sắc thì cho học sinh luyện phát âm những từ có chứa thanh hỏi, thanh ngã thanh sắc đó.
Ví dụ: Luyện cho học sinh phát âm:
Nghĩ ngợi, ngủ say, ngẫm nghĩ.
3. Dạy chính tả kết hợp với dạy nghĩa của từ để giúp học sinh phân biệt về nghĩa. Từ đó học sinh phân biệt được cách viết đúng.
Ví dụ: dành/giành:
- Lỗi về phía mình thì viết là gi (tranh giành, giành giật....).
- Để dành một cái gì đó thì viết là d (dành dụm, để dành....) Ví dụ: xa/sa:
- Xa (trong từ xa gần, xa xôi)/sa (trong từ sa lầy, sa đà, sa xuống).
+ xa: khoảng cách tương đối lớn.
+ sa: rơi xuống, rơi vào.
4. Dạy chính tả theo khu vực:
ở mỗi thôn, học sinh do ảnh hưởng của phương ngữ thường mắc một số lỗi đặc trưng. Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của việc dạy chính tả, nội dung chính tả bên cạnh phần “chung” cho cả nước cần phải có phần “mềm”
riêng cho từng vùng chính tả.
Điều này có nghĩa là trước khi dạy, giáo viên cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm được các lỗi chính tả phổ biến của học sinh (thôn - xóm - lớp mình dạy) để từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp. (Nhất là đối với hình thức chính tả so sánh). Chương trình và sách giáo khoa không thể viết cho từng vùng địa phương. Mà nội dung dạy chính tả so sánh như ở trên đã nói sẽ bao gồm
những lỗi, những lầm lẫn hay gặp của học sinh toàn quốc và là những lỗi riêng cho từng vùng địa phương. Do vậy ở một chừng mực nào đó, chúng ta cần mạnh dạn bỏ bớt những nội dung không cần thiết, để giành thời gian cho các hiện tượng chính tả phổ biến nơi mình dạy.
Ví dụ: Khi dạy các tiết “Chính tả so sánh” như tiết 14 (phân biệt v/d) tiết 30 (phân biệt an/ang) có thể thay thế một số bài tập luyện viết phân biệt các từ có phụ âm đầu l/n, ch/tr hoặc s/x, gi/d/r.
5. Phối hợp phương pháp có ý thức và phương pháp không có ý thức.
Chúng ta coi trọng chính tả có ý thức nhưng cũng không phủ nhận chính tả không có ý thức. Để hình thành bất cứ một kĩ năng kĩ xảo nào (trong đó kể cả chính tả) có thể tiến hành phối hợp cả hai cách: Có ý thức và không có ý thức. Vì:
Chính tả Tiếng Việt bên cạnh những trường hợp có quy tắc, quy luật lại không có không ít những trường hợp “phi quy tắc” mà chỉ được viết theo thói quen và theo truyền thống.
Ví dụ: Thật khó mà tìm ra quy luật chung phân biệt gi/d, tr/ch, l/n…Gặp những trường hợp này, học sinh khó mà vận dụng vào các quy tắc nhất định mà lúc này chúng ta có thể sử dụng một vài “mẹo” nhỏ để giúp học sinh phân biệt, hoặc phải cho các em sử dụng nhiều lần, nhớ thuộc lòng hay nói cách khác là cần áp dụng lối dạy không có ý thức .Tất nhiên đi theo con đường này có thể mất nhiều thời gian, công sức song ta có thể làm được vì các trường hợp cụ thể cần nhớ và hữu hạn không thật lớn lắm.
Do vậy mà khi dạy chính tả chúng ta nên vận dụng phối hợp cả hai phương pháp có ý thức và không có ý thức.
* Phối hợp phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực. Bên cạnh phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả), cần phối hợp phương pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai). Nói cách khác việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong bài viết của mình để xây dựng cái đúng (đi từ cái sai đến cái đúng).
VD: Tìm những từ viết sai lỗi chính tả trong những câu thơ sau và sửa lại cho đúng.
Bài thơ: “Ông trời bật lửa”
Chị mây vừa kéo đến Chăng xao chốn cả dồi Đất lóng lòng chờ đợi Suống đi lào mưa ơi!
…
Mưa! Mưa suống thật dồi!
Đất hả hê uống lước Ông xấm vố tay cười Nàm bé bầng tỉnh rấc.
Học sinh tự mình phát hiện lỗi sai của mình và tìm hiểu nguyên nhân sai ( do tiếng địa phương của từng vùng)
Từ đó học sinh phải nghe thật rõ giáo viên đọc và phải hiểu được rõ nghĩa của từng từ và từng câu sau đó viết mới chuẩn được.
Đáp án:
Chị mây vừa kéo đến Chăng sao chốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Suống đi nào mưa ơi!
…
Mưa! Mưa suống thật rồi!
Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc.
Trong quá trình giảng dạy môn chính tả. Bản thân tôi phải nghiên cứu cái sai để sửa, cái đúng để phát huy. Vì vậy mỗi tiết dạy tôi rút ra cho mình được một chút kinh nghiệm và nhiều lần như vậy sẽ đúc kết lại một bài kinh nghiệm lớn để