Ngoài tác động đến sinh vật gây hại, một số loại thuốc bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, bên cạnh việc khảo sát hiệu lực diệt trừ dịch hại, các loại thuốc còn phải được kiểm tra độc tính trước khi giới thiệu cho sản xuất. Kết quả theo dõi được trình bày ở các phần sau:
3.3.1. Sau 5 ngày xử lý thuốc
Bảng 3.8 – Độc tính của thuốc đối với cây tiêu sau 5 ngày sử dụng thuốc
1 2 3 4 5 6 7
I Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
II C C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
III Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
IV Cấp 1 C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
V Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
VI Cấp 1 C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 C
VII Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 VIII Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 IX Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
X Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
Ghi chú: C là cây chết ban đầu.
Như đã trình bày, trước khi tiến hành thử nghiệm, cây tiêu ở các công thức đều có biểu hiện vàng lá do tuyến trùng gây hại. Sau khi phun 5 ngày, các cây tiêu ở công thức đối chứng (công thức 8) vẫn còn biểu hiện vàng lá và còi cọc. Trong khi đó, các cây tiêu ở các công thức xử lý Chitosan có chiều hướng phục hồi, tán lá xanh hơn so với trước khi xử lý và xanh hơn so với công thức đối chứng (hình 3.12 và 3.13). Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá như đã nêu, các cây tiêu ở các công thức xử lý Chitosan cũng như phun thuốc đều được xếp vào cấp 1 và không có biểu hiện ngộ độc (bảng 3.8).
Như vậy, sau 5 ngày xử lý, chế phẩm Chitosan không gây ngộ độc cho cây tiêu.
Hình 3.12 – Lô tiêu đối chứng sau 5 ngày
Hình 3.13 – Lô tiêu sau 5 ngày xử lý thuốc ở công thức 1
3.3.2. Sau 15 ngày xử lý thuốc
Tương tự như ở thời điểm 5 ngày sau khi xử lý thuốc, kết quả quan sát trình bày ở bảng 3.9 cho thấy cây tiêu hoàn toàn không có biểu hiện ngộ độc thuốc. Mặt khác, do vẫn bị tuyến trùng gây hại nên cây tiêu ở công thức đối chứng vẫn bị vàng lá, cây còi cọc. Trong khi đó, cây tiêu ở các công thức xử lý thuốc đều có biểu hiện xanh tươi hơn trước và có chiều hướng tốt hơn so với định kỳ điều tra trước (hình 3.14 và 3.15). Điều này có thể hiểu được là do không còn tuyến trùng gây hại nên cây phục hồi trở lại.
Bảng 3.9: Độc tính của thuốc đối với cây tiêu sau 15 ngày sử dụng thuốc
Cây số Công thức
1 2 3 4 5 6 7
I Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
II C C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
III Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
IV Cấp 1 C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
V Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
VI Cấp 1 C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 C
VII Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 VIII Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 IX Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 X Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Ghi chú: C là cây chết ban đầu
Hình 3.14 – Lô tiêu đối chứng sau 15 Hình 3.15 – Lô tiêu sau 15 ngày xử lý
3.3.3. Sau 30 ngày xử lý thuốc
Việc đánh giá độc tính của thuốc đối với cây tiêu cũng được tiến hành tiếp tục vào thời điểm 30 ngày sau khi xử lý. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10 cho thấy, tất cả các cây tiêu trong lô thử nghiệm đều ở cấp 1 và không có biểu hiện ngộ độc. Hơn thế nữa, hình 3.16 và 3.17 cho thấy, tán lá của cây tiêu ở các công thức xử lý Chitosan xanh tươi và phát triển tốt hơn hẳn so với trước và so với công thức đối chứng. Như vậy, nhờ tuyến trùng đã bị tiêu diệt nên cây ngày càng được phục hồi và phát triển trở lại. Điều này một lần nữa khẳng định rằng Chitosan an toàn đối với cây tiêu và có hiệu quả tốt để trừ tuyến trùng hại tiêu
Bảng 3.10 – Độc tính của thuốc đối với cây tiêu sau 30 ngày sử dụng thuốc
Cây số Công thức
1 2 3 4 5 6 7
I Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
II C C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
III Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
IV Cấp 1 C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
V Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
VI Cấp 1 C Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 C
VII Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 VIII Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
IX Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
X Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
Ghi chú: C là cây chết ban đầu.
Tóm lại: Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng tại Bình Phước đã cho thấy, chế phẩm Chitosan sử dụng ở nồng độ 0,5% ; 1% và 1,5% cho hiệu quả rất tốt để trừ tuyến trùng hại tiêu. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng ở các nồng độ này không khác nhau và cũng không khác so với có phối trộn thêm thuốc trừ rệp (Abamectin) hay so với công thức xử lý thuốc Sincocin. Cây tiêu sau khi được xử lý Chitosan đã phục hồi và phát triển trở lại hình 3.17, 3.18 và chế phẩm này không gây ngộ độc cho cây.
Hình 3.16 – Lô tiêu đối chứng sau 30 ngày
Hình 3.17 – Lô tiêu sau 30 ngày xử lý thuốc ở công thức 1, 2 và 3
Hình 3.18 – Lô tiêu sau 30 ngày xử lý thuốc công thức 3, 4 và 5
Hình 3.19 – Lô tiêu sau 30 ngày xử lý thuốc công thức 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ