DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học lớp 3 - Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 1) (Trang 78 - 82)

EM TẬP SOẠN THẢO BÀI 1: BƯỚC DẦU SOẠN THẢO (TIẾT 1)

BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách gõ các từ có dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã.

- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.

2. Kĩ năng:

- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.

- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và phần mềm Unikey.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

2ph

7ph

20ph

- Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?

- Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.

- Nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới:

Ngoài các chữ cái đặc trưng của tiếng Việt là ă, â, ê, ô, ơ, ư và đ đã học ở những tiết trước, ta vẫn còn các từ có mang dấu như: cộng, hoà, cá,... cũng phải dùng phần mềm gõ chữ Việt. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em cách gõ các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.

3. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1:

* Yêu cầu học sinh:

- Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.

- Gọi học sinh liệt kê vài từ khác của tiếng Việt có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng.

b. Hoạt động 2:

* Gõ các dấu “ sắc, huyền, nặng”

Muốn gõ các chữ có mang thanh huyền, thanh sắc, dấu nặng, em gõ theo quy tắc sau: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau” có nghĩa là: gõ hết các chữ trong từ và gõ dấu ở cuối mỗi từ.

Để có dấu Em gõ số Sắc (/) 1 Huyền (\) 2 Nặng (.) 5 Ví dụ:

Em gõ Kết quả Hoc5 bai2 Học bài Lan2 gio1 mat1 làn gió mát Va6ng2 tra8ng Vầng trăng

- Gọi học sinh lên bảng viết kết quả những từ đã liệt kê trước đó.

* Gọi học sinh lên bảng viết các từ sau:

- Nắng chiều Na8ng3 chie6u2 - Đàn cò trắng D9an2 co2 tra8ng1

- Tiếng trống trường Tie6ng1 tro61ng tru7o7ng2 - Chú bộ đội Chu1 bo65 d9o6i5

- Chị em cấy lúa Chi5 em cay61 lua1 - Em có áo mới Em co1 ao1 mo7i1

- Là phần mềm Word.

- Nhắp 2 lần chuột lên biều tượng của Word trên màn hình.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- Học sinh không tìm thấy.

- Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê.

- Ghi vở.

- Xem – ghi ví dụ.

- 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con.

- Ghi vở.

- Thực hành viết – viết vào vở.

Tuần: 22 Ngày soạn: 26/01/2016 Tiết : 44 Ngày dạy : 27/01/2016

THỰC HÀNH

BÀI 3, 4: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ VÀ DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.

- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.

2. Kĩ năng:

- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.

- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.

- Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.

- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

5ph

1ph

8ph

20ph

3ph

1. Kiểm tra bài cũ:

- Bố trí vị trí thực hành.

- GV phân công vị trí thực hành cho từng học sinh và yêu cầu các em ngồi đúng vị trí thực hành.

2. Bài mới:

Để đánh giá khả năng tiếp thu bài của các em trong quá trình học tập, hôm nay chúng ta sẽ có một buổi ôn tập thực hành về các dấu mà chúng ta đã học, cách viết hoa, sữa lỗi khi viết sai từ.

3. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1:

* Yêu cầu học sinh:

- Nhắc lại các phím dùng để viết hoa.

- Nhắc lại các phím xóa.

- Nhắc lại các chữ có dấu và các dấu đã được học.

b. Hoạt động 2:

Hướng dẫn thực hành:

- Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành.

- Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.

4. Củng cố - dặn dò:

- Ngồi đúng vị trí do giáo viên chỉ định.

- Lắng nghe.

- Caps Lock, Shift.

- Backspace, Delete.

- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ, dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.

- Thực hành.

- Lắng nghe.

- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.

TH1: Gõ đoạn thơ sau:

Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng

Râm mát đường em đi Hôm qua em đến trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào

Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo.

TH2: Gõ đoạn văn sau:

Quà của đồng nội Quà của đồng nội



Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, người ta mang gặt về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy …

Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam …

Theo THẠCH LAM

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học lớp 3 - Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 1) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w