Bài 8: PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH

Một phần của tài liệu Giao an nghe lam vuon 11 (Trang 21 - 26)

TẠO, TU BỔ MỘT VƯỜN TẠP

Tiết 15: Bài 8: PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Biết được ưu, nhược điểm của phương pháp chiết cành.

- Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành chiết và kĩ thuật chiết.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng chiết cành.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK.

- Các mẫu vật những giống cây trồng sử dụng phương pháp chiết.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1/Ổ định tổ chức: B3 B4 2/ Kiểm tra bài cũ:

-H? Hãy nêu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm?

3/ Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

GVH? Thế nào là chiết cành? Chiết cành được thực hiện như thế nào?

HS:

GVH? Phương pháp chiết cành có những ưu điểm gì? So sánh với phương pháp chiết cành?

HS:

GVH? Chiết cành có nhược điểm gi?

HS:

I. KHÁI NIỆM.

- Chiết csnhf là phương pháp nhân giống vô tính.

- Thực hiện bằng cách: Sử dụng những cành dinh dưỡng trên cây, áp dụng

những biện pháp kĩ thuật để cành đó ra rễ và tạo thành một cây giống, cắt rời cây khỏi cây mẹ đêm đi trồng vào vườn ươm.

II. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH.

1/ Ưu điểm:

- Cây trồng bằng cành chiết sớm ra hoa, kết quả.

- Giữ được đặc tính, tính trạng tốt của cây mẹ.

- Cây trồng bằng cành chiết phân tán thấp, tán cây cân đối, gọn, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

- Sớm có cây giống để trồng.

2/ Nhược điểm:

- Một số cây giống ăn quả sử dụng phương pháp chiết cành đạt hiệu quả thấp do tỉ lệ ra rễ thấp.

- Tuổi thọ không cao vì cây không có rễ cọc ăn sâu.

- Cây chiết qua nhiều thế hệ hay bị

GVH? Muốn chiết cành có hiệu quả cần chú ý những điểm gì?

HS:

GVH? Trong quy trình kĩ thuật chiết cành cần chú ý những thao tác nào?

HS:

nhiễm vi rút.

III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA CHIẾT CÀNH.

1/ Giống cây:

- Các giống cây khác nhau, sự ra rễ của cành chiết khác nhau.

+ Táo, hồng khó rất ra rễ.

+ Mít, xoài, na tương đối khó ra rễ.

+ Chanh, gioi, quýt, ổi, mận… dễ ra rễ 2/ Tuổi cây, tuổi cành.

- Tuổi cây, tuổi cành càng cao tỉ lệ ra rễ của cành càng thấp.

- Nên chọn cây giữa tầng tán, phơi ra ánh sáng, độ lớn 1-2cm.

3/ Thời vụ chiết:

- Nhiệt độ, độ ẩm là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ ra rễ của cành chiết.

- Đa số các cây ăn quả chiết vào 2 vụ:

+ Vụ xuân: Tháng 3 – 4 + Vụ thu: Tháng 8 – 9

IV. QUY TRÌNH KĨ THUẬT CHIẾT CÀNH:

Khi chiết cành cần chú ý những thao tác kĩ thuật sau.

- Chiều dài khoanh vỏ vòng chiết = 1,5 lần đường kính cành chiết.

- Cạo hết lớp tượng tầng còn dính trên lõi gỗ của vết khoanh.

- Đặt vết khoanh vào tâm bầu chiết.

- Bó bầu bằng giấy PE trắng để giữ ẩm và rễ quan sát sự phát triển của rễ.

- Bó chắt, đảm bảo bầu không bị xoay.

IV.CỦNG CỐ:

Muốn chiết cành đạt tỉ lệ ra rễ cao cần phải chú ý đến những khâu kĩ thuật nào?

Liên hệ với thực tế sản xuất ở gia đình, địa phương em đã làm đúng những yêu cầu đó chưa?

Ngày soạn:27/9/2010

Ngày giảng:1/10/2010

Tiết 16+17: Bài 9: PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP. I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Hiểu được cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của phương pháp ghép.

- Biết được những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống (thành công).

- Phân biệt được nội dung kĩ thuật của từng phương pháp ghép.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát.

- Vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK.

- Những giống cây có thể sử dụng ghép.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1/ Ổ định tổ chức:B3 B4 2/ Kiểm tra bài cũ:

H? Cần chú ý những khâu kĩ thuật nào để tỉ lệ ra rễ của cành chiết cao?

HS:

3/ Dạy bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

GVH? Thế nào là ghép? Ghép được thực hiện như thế nào?

HS:

GVH? Đặc điểm của cây mới được tạo ra?

HS:

GVH? Phương pháp ghép có những ưu điểm gì?

I. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CƠ SỞ

KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GHÉP.

1/ Khái niệm chung.

- Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính.

- Được thực hiện bằng cách: Lấy một bộ phận (mắt, cành) của cây giống (cây mẹ) gắn lên một cây khác (cây gốc ghép) cho ta một cây mới.

- Đặc điểm của cây mới được tạo ra: Giữ được những đặc tính di truyền của cây mẹ, năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh.

2/ Cơ sở khoa học của phương pháp ghép.

- Ghép là quá trình tạo cho tầng thượng của mắt ghép hay cành ghép tiếp xúc với tầng thượng của gốc ghép. Chỗ tiếp giáp rễ sinh ra sẽ phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn giúp nhựa vận chuyển giữa gốc ghép và cành ghép.

II. ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP GHÉP:

- Cây ghép sinh trưởng, phát triển tốt nhờ tính thích nghi, tính chống chịu của cây gốc ghép.

HS:

GVH? Muốn ghép đạt tỉ lệ sống cao cần chú ý những yếu tố nào?

HS:

GVH? Cần chọn cành, mắt ghép theo tiêu chuẩn nào?

HS:

GVH?Những yếu tố nào của thời vụ ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống? Cần ghép vào thời kì nào là phù hợp?

HS:

GVH? Trong quá trình ghép cần chú ý những điểm nào trong thao tác kĩ thuật?

HS:

GVH? Có mấy kiểu ghép cây?

HS: Có 2 kiểu ghép cây.

GVH? Ghép rời được thực hiện như thế nào? Có những kiểu ghép rời nào?

HS:

GVH? Quan sát hình 9.1 nêu cách lấy mắt. mở gốc ghép?

HS:

- Cây ghép sớm ra hoa, kết quả.

- Giữ được đầy đủ đặc tính của giống cây muốn nhân.

- Tăng tính chống chịu của cây.

- hệ số nhân giống cao.

III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ GHÉP SỐNG:

1/ Cây làm gốc ghép và giống cây lấy cành, mắt ghép phải có quan hệ họ hàng, huyết thống gần nhau.

2/ Chất lượng của gốc ghép.

3/ Cành ghép, mắt ghép.

- Chọn cành bánh tẻ ( 3-6 tháng tuổi) phía ngoài giữa tầng tán.

4/ Thời vụ ghép:

- Điều kiện phù hợp : Nhiệt độ (20- 30) độ c

độ ẩm (80-90)%

- Các giống cây ăn quả ghép vào 2 vụ:

+ Xuân: Tháng 3-4 + Thu: Tháng 8-9 5/ Thao tác kĩ thuật:

- Dao ghép phải sắc, thao tác nhanh gọn.

- Giữ vệ sinh cho vết cắt mắt ghép, cành ghép, gốc ghép.

- Đặt mắt ghép(cành ghép) vào gốc ghép sao cho tầng thượng của chúng tiếp xúc càng nhiều càng tốt.

- Buộc chặt vết ghép để tránh mưa, nắng.

thoát hơi nước.

V: CÁC IKIỂU GHÉP:

1/ Ghép rời:

- Được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận (đoạn cành, mắt) rời khỏi cây mẹ, đem gắn vào cây gốc ghép.

- Có 3 kiểu ghép:

a) Ghép mắt chữ T.

- Lấy mắt ghép: Trên cành nhỏ, mắt ghép còn để lại cuống lá và một lớp gỗ phái trong.

- Mở gốc ghép theo kiểu chữ T b) Ghép mắt cửa sổ:

- Lấy mắt ghép: Lấy trên cành to hơn, cuống lá đã rụng, chỉ còn thấy vét sẹo cuống lá. Miếng cắt ghép không còn gỗ.

- Mở gốc ghép: hình cửa sổ.

c) Ghép mắt nhỏ có gỗ:

- Lấy mắt ghép kiểu chữ T, phái trong mắt ghép còn dính một lớp gỗ mỏng.

- Mở gốc ghép: Vạt vò goccs ghép một lớp gỗ mỏng.

d) Ghép đoạn cành:

- Trên cây mẹ, chọn cành bánh tẻ, khoảng cách lá thưa, có mầm ngủ đã tròn mắt cua ở nách lá.

- Cành ghép chỉ cắt lấy một đoạn dài (6- 8cm), có 2-3 mầm ngủ (ở phái ngọn cành)

2/ Ghép áp cành:

(SGK-T51,52) IV. CỦNG CỐ:

Hãy so sánh các kiểu ghép đã học đẻ phân biệt, nhận biết.

Ngày soạn: 2/10/2010 Ngày giảng: 7/10/2010

Một phần của tài liệu Giao an nghe lam vuon 11 (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w