Loài Hexangium sigani

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (siganus guttatusbloch, 1787) và cá dìa (siganus canaliculatuspark, 1797) (Trang 48 - 50)

Họ: Microscaphidiidae Travassos, 1922. Giống: Hexangium Goto & Ozaki, 1929. Loài: Hexangium sigani Goto & Ozaki, 1929.

Mô tả:

Ký chủ: cá dìa (Siganus cannaliculatus)

Cơ quan ký sinh: Ruột

TLCN (%): 2,3; CĐCN: 2,0 trùng/cá

Hình 3.10: Hexangium sigani

1. Giác miệng; 2. Thực quản; 3. Ruột tịt; 4. Noãn hoàng; 5. Tử cung; 6. Tinh hoàn; 7. Buồng trứng.

Mô tả: Cơ thể kéo dài, đầy đặn kích thước dài rộng nhất ở vùng giữa cơ thể. Phía ngoài phần trước ¼ cơ thể được bao bởi nhiều gai kitin nhọn rất nhỏ (thường biến mất khi cố định). Giác miệng có kích thước dài Không có giác bụng.

Hầu không có. Thực quản dài. Ruột chia 2 nhánh ở vị trí chỗ nối khoảng 1/3-2/3 cơ thể; ruột tịt rộng có hình túi rõ rệt ở tận cùng phía sau cơ thể, liền kề với đường viền của đôi tinh hoàn.

1 2 3 4 5 6 7

Hai tinh hoàn hình cầu, nằm ở phần phía sau của cơ thể. Tinh hoàn phía trước nằm ở vị trí chếch ở phía trước của tinh hoàn phía sau. Túi chứa tinh hình thon dài và tuyến tiền liệt dạng kín nằm ở khoảng giữa của giác miệng và hai nhánh ruột. tịt. Buồng trứng hình cầu. Trứng hình elip. Tử cung nằm ở phía trong ruột tịt, khá mảnh uốn khúc giữa … và hai nhánh ruột, sau đó xuyên qua lỗ sinh dục. Trứng ít, khối noãn hoàng rộng vừa phải, các khối noãn hoàng sắp xếp thành 4 hàng theo chiều dọc không đều, dọc đường bao của hai nhánh ruột tịt.

Hệ bài tiết rất phát triển, gồm 6 ống bài tiết theo chiều dọc cơ thể, mỗi bên 3 ống. ống bài tiết duỗi thẳng về phía sau, giới hạn bởi nhánh ruột tịt tới đường viền phía trước của tinh hoàn phía sau nơi các ống này hợp lại thành một ống và đổ ra lỗ bài tiết ở phía sau.

Bảng 3.10: Kích thước các cơ quan của Hexangium sigani

Kích thước (mm) Cơ quan đo Chỉ tiêu

Nghiên cứu này Nghiên cứu của Gupta và Ctv (1976) L 2,000-2,500, n=2, 5,440-5,889 Cơ thể W 0,575-0,675, n=2 0,897-0,956 L 0,110-0,150, n=2 0,147-0,162 Giác miệng W 0,210, n=2. 0,147-0,181 Thực quản L 0,250-0,265, n=2 0,648-0,726 Hành thực quản W 0,095 0,127 L 0,190-0,210 0,565

Tinh hoàn (cái trước)

W 0,160-0,190 0,624

Tinh hoàn (cái sau) L 0,250-0,260 0,468-0,410

L 0,110-0,150 0,191-0,230 Buồng trứng W 0,130-0,170 0,176-0,230 L 0,090 0,073-0,078 Trứng W 0,050 0,049-0,054

Như vậy, kích thước các cơ quan của loài Hexangium sigani ký sinh trong ruột của cá dìa (Siganus vermiculatis) và cá Acanthurus sp trong nghiên cứu của Gupta và Ctv (1976) lớn hơn so với kích thước các cơ quan của trùng ký sinh ở ruột của cá dìa

(Siganus cannaliculatus) trong nghiên cứu này. Trước đây loài Hexangium sigani đã được mô tả ký sinh ở loài cá dìa vằn (Siganus fuscescens) ở Takamasu, Misaki, Tarumi, Japan bởi Goto và Ozaki (1929). Sau đó nó được mô tả lại bởi Yamaguti (1953) từ cá dìa (Siganus sp) (Celebes, Berneo) và bởi Velasquez (1961) từ loài cá (Teuthis rostrata) (Cuvier và Valenciennes) [32].

Các mô tả về hình thái giữa 2 nghiên cứu là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về kích thước các cơ quan của loài Hexangium sigani là do có thể trùng được tìm thấy ở những loài ký chủ khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (siganus guttatusbloch, 1787) và cá dìa (siganus canaliculatuspark, 1797) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)