Chương 3 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN HÓC MÔN
3.2. Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi và VSMTNT
3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Đây là phương pháp điều tra thông tin dưới dạng phiếu điều tra.
- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp đối với người dân bao gồm các phần: thiết kế xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại….
- Phương pháp đánh giá đựơc tình hình chung của hiện trạng chất thải chăn nuôi của các xã thuộc huyện Hóc Môn.
- Tiến hành điều tra: việc điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước.
38
- Thông qua 120 phiếu điều tra do tôi thực hiện điều tra khảo sát thực tế ở các xã chăn nuôi của huyện Hóc Môn cho thấy số hộ chăn nuôi ở đây khá cao nhưng việc áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi thì còn hạn chế. Có hộ chăn nuôi với số lượng lớn nhưng không có công nghệ biogas để xử lý mà xử lý hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống như phơi khô lấy phân hoặc thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh đào, mương… Nguồn nước thải chăn nuôi hiện xả trực tiếp ra hệ thống kênh rạch tại nhiều nơi ở Hóc Môn đang là nguy cơ đe doạ lớn đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân ở đây. Điển hình là hộ ông Đặng Yên Đơn ở 368/50 ấp 1 xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn với số lượng bò sữa lên đến 35 con nhưng không có công nghệ xử lý biogas mà chất thải chăn nuôi ở đây được thải trực tiếp ra ao hồ, sông gây ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
Hình 3.1 Nước thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh đào
Qua điều tra khảo sát số hộ chăn nuôi heo, bò với số lượng lớn tập trung ở các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Bà Điểm, Tân Hiệp, Tân Xuân và các xã còn lại với số lượng tương đối thấp như thị trấn Hóc Môn, Xuân Thới Đông, Tân Thới Nhị, Trung Chánh, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng. Trước đây, đất đai còn rộng nên việc chăn nuôi khá thoải mái, vài năm gần đây các hộ chăn nuôi heo đã làm mùi hôi thối bốc lên và xả nước thải ra gây phiền toái cho người dân địa phương. Các xã Đông Thạnh, Thới Tam Thôn và một số xã có số lượng vật nuôi ít thì vẫn chưa có mô hình biogas và ít quan tâm tới việc xử lý chất thải chăn nuôi.
39
Một số nơi người dân đã xử lý chất thải bằng công nghệ biogas nhưng vẫn còn những hộ thải trực tiếp ra môi trường và một số người chăn nuôi sử dụng phân của gia súc để phơi khô bán nhằm kiếm thêm thu nhập. Việc này gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh và mất đi vẻ mỹ quan.
Hình 3.2 Phân của gia súc đem phơi khô
Riêng đa số các hộ ở thị trấn Hóc Môn và một số hộ chăn nuôi tiên tiến khác chủ yếu nuôi bò sữa vì nguồn lợi kinh tế mà nó đem lại do đó vấn đề vệ sinh sinh chuồng trại ở đây được các hộ chăn nuôi rất quan tâm và thực hiện tốt tương đối sạch sẽ. Thiết kế chuồng trại chăn nuôi ở đây hầu hết đạt tiêu chuẩn (thoáng mát, sạch, có vật ngăn cách…) nhưng hầu hết chuồng trại ở đây điều thiết kế gần nơi ở. Phần lớn những hộ ở đây đều có sử dụng công nghệ biogas vì công nghệ biogas mang lại lợi ích về kinh tế như sử dụng làm nguyên liệu nấu nướng, tiết kiệm năng lượng khí đốt, bên cạnh đó làm giảm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Đây cũng chính là xu hướng để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta nói chung và đìa bàn huyện Hóc Môn nói riêng.
40
Bảng 3.2 Kết quả phiếu điều tra tình hình chăn nuôi ở huyện Hóc Môn
STT Tên thị trấn/Xã Số phiếu điều tra
Số lượng vật nuôi
Loại vật nuôi
Lượng chất thải bình quân
Công nghệ biogas
Phương pháp truyền
thống
1 TT Hóc Môn 10 80 Bò sữa Vừa X
2 Xã Nhị Bình 10 190 Bò sữa+Heo Cao X
3 Xã Đông Thạnh 10 90 Bò sữa Vừa X X
4 Xã Thới Tam Thôn 10 120 Bò sữa Cao X
5 Xã Bà Điểm 10 68 Bò sữa+Heo Vừa X X
6 Xã Tân Hiệp 10 61 Bò sữa+Heo Cao X
7 Xã Tân Thới Nhì 10 63 Bò sữa Vừa X
8 Xã Tân Xuân 10 53 Bò sữa Cao X
9 Xã Trung Chánh 10 56 Bò sữa Vừa X
10 Xã Xuân Thới Đông 10 96 Bò sữa Vừa X X
11 Xã Xuân Thới Sơn 10 68 Bò sữa Vừa X X
12 Xã Xuân Thới Thượng 10 60 Bò sữa Cao X