Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học ở trường mầm non (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

2.4 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học

2.2.4. Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học

2.2.5. Kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học

2.3 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ tại trường mầm non Hoa Mai, Thành phố

2.3.1 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

2.4 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học

2.4.1 Sử dụng phương pháp giảng dạy

Sử dụng phối hợp và hợp lý, hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tính chủ động tích cực của trẻ vì thế cho nên khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

giáo viên nên dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả trẻ được hoạt động một cách tích cực và cụ thể là:

+ Phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật: Trẻ mẫu giáo chưa đọc, chưa viết được, đến lớp với tâm hồn đón đợi hướng về cô giáo. Cô giáo là cầu nối trẻ với tác phẩm, vì thế, cách trình bày diễn cảm và xúc động tác phẩm văn học có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật, cô giáo giúp các em dễ dàng hiểu được nội dung, dễ đi vào tưởng tượng nghệ thuật, giúp các em nhìn thấy được những hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng một cách đúng đắn.

+ Phương pháp tích hợp: Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, giáo viên không chỉ cho trẻ làm quen thông qua giờ học phát triển ngôn ngữ, mà lồng ghép vào các hoạt động khác, các môn học khác: Hoạt động ngoài trời; hoạt động góc; môn học khám phá khoa học…

Ví dụ: Khi dạy truyện “quả dưa hấu” ở chủ đề thế giới thực vật. Cô giáo có thể tích hợp bộ môn môi trường xung quanh, biết về quả dưa hấu gần gũi và là loại quả ngon, bổ dưỡng…

+ Phương pháp trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học: Trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ. Giá trị giáo dục của những cuộc trao đổi được xác định, còn là nâng cao hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc tác phẩm, làm thức dậy những suy nghĩ của trẻ.

Kết hợp với việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học với việc trao đổi với trẻ về tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời sẽ đọng lại trong tâm trí, trái tim, làm phong phú tâm hồn và đời sống tinh thần ở trẻ.

Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe truyện “Tích Chu”, cô giáo có thể đặt câu hỏi: Cháu có yêu Tích Chu không? Tạo sao? Trong câu hỏi này có hai cách đánh giá hành động nhân vật, hai cách trả lời khác nhau: yêu và không yêu. Cô giáo cần thảo luận với trẻ để đi đến nhất trí. Để tạo ra tranh luận cô giáo có thể hỏi: Tại sao cháu lại không yêu Tích Chu? Còn cháu? Tại sao cháu lại yêu nhân vật này? Để đi đến thống nhất là nhân vật Tích Chu như thế nào? Qua đó giúp trẻ hiểu sâu sắc tác phẩm.

+ Phương pháp cá thể hóa: Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả về thể chất và trí tuệ, nên cô phải dựa vào đặc điểm này để có những biện pháp riêng biệt, tránh lối giáo dục đồng loạt, để phát huy khả năng của từng trẻ.

Giờ đón trẻ, giờ trả trẻ là lúc cô áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất.

Ví dụ: cô trò chuyện cởi mở, tự nhiên gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân: cô hỏi trẻ: Nhà con có em bé không? Con thường làm gì với em bé nếu em đòi đồ chơi của con? Từ đó cô có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ nghe.

+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm, tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giáo viên chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Tranh ảnh hấp dẫn, rối nhạc nền khi kể phù hợp, có thể cho trẻ xem đĩa.

Ví dụ khi kể truyện “ba cô gái”ở chủ đề gia đình, kể xong cho trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch.

2.4.2 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động

Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất.

Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm, tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với truyện giáo viên chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Tranh ảnh hấp dẫn, nhạc nền khi kể phù hợp, có thể cho trẻ xem đĩa.

Ví dụ:

+ Khi kể truyện “Ba cô gái” ở chủ đề gia đình, kể xong cho trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch.

+ Hay câu truyện “Chú dê đen”, cô chuẩn bị rối, tranh ảnh khi kể, khi trẻ tham gia cho trẻ đội mũ các nhân vật để hóa tranh thành nhân vật, qua đó trẻ hiểu tính cách, nội dung truyện một cách sâu sắc hơn.

2.4.3 Sưu tầm lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với trẻ theo từng chủ đề

Trước hết để cho nội dung lôgic và phù hợp với chủ đề, việc xây dựng kế hoạch làm quen với văn học theo từng chủ đề, ứng với từng tuần, qua đó cho trẻ làm quen với các câu chuyện cổ tích phù hợp theo chủ đề đó, lồng ghép vào các hoạt động chiều, bên cạnh đó tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ nghe thêm các bài thơ, câu truyện ở nhà, từ đó giáo dục trẻ một cách phù hợp, nhẹ nhàng, trẻ không bị áp đặt hay gò bó, từ đó mang lại hiệu quả.

Ví dụ:

- Chủ đề trường mầm non: Bé tới trường; món quà của cô giáo - Chủ đề bản thân: Câu chuyện về tay trái và tay phải

- Chủ đề gia đình: Ba cô gái, Tấm Cám

- Chủ đề động vật: Cóc kiện trời; chú dê đen; nàng tiên ốc - Chủ đề thực vật: Cây tre trăm đốt; cây khế; quả bầu tiên.

- Chủ đề nghề nghiệp: Sự tích quả dưa hấu; anh nông dân và ba điều ước.

- Chủ đề giao thông: Qua đường; xe lu và xe ca - Chủ đề hiện tượng tự nhiên: Đám mây đen xấu xí - Chủ đề quê hương: Sự tích hồ Gươm

2.4.4 Tổ chức giáo dục lể giáo cho trẻ thông qua tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi.

Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với văn học mỗi tuần chỉ một giờ hoạt động chung (25-30 phút).

Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm khác nhau trong ngày:

+ Giờ đón trẻ

+ Giờ hoạt động ngoài trời + Giờ HĐ góc

+ Giờ HĐ chung + Giờ trả trẻ

Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào? Những hành vi nào không nên làm và không được làm, đồng thời trẻ có những hành vi động cơ đúng đắn.

Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên, cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ.

- Giờ học phát triển ngôn ngữ: Giáo viên lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với chủ đề, với lứa tuổi để dạy trẻ. Giờ học này là hoạt động cốt yếu để giúp trẻ hiểu chọn vẹn có hệ thống nội dung mà cô đưa ra.

- Giờ hoạt động góc: Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá. Cô giáo có thể làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực của trẻ, ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thời gian.

- Sinh hoạt chiều: Đây là thời gian lý tưởng để cô giáo tổ chức cho trẻ làm quen trọn vẹn với một tác phẩm văn học đúng các bước và các phương pháp học.

2.4.5 Phối hợp với phụ huynh

Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất giáo viên nên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, từ đầu năm giáo viên đã thông báo chương trình học của cả một năm cho phụ huynh nắm được .

Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của các tác phẩm văn học trong quá trình giáo dục trẻ. Đến đầu chủ đề, giáo viên nên cho phụ huynh muợn phô tô những câu truyện để phụ huynh kể cho con em mình nghe.

Giáo dục đạo đức cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.

Giáo viên luôn trò chuyện tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn trẻ và dạy trẻ tại gia đình.

2.4.1 Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng trẻ khi tham gia tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

2.4.2 Giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về tác phẩm văn học trong mỗi tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tác phẩm văn học ở trường mầm non (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w