I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Rèn cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi
động (3 phút):
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua điền vào chỗ trống.
Số bị chia 24 48 36
Số chia 6 6 6
Thương 8 9
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):
* Mục tiêu: Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
*Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
- Nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em
3
1 số kẹo đó.
Hỏi:
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Muốn lấy được
3
1 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
+ 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Em đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
- 4 cái kẹo chính là
3
1 của 12 cái kẹo.
- Đọc lại đề toán.
+ Chị có tất cả 12 cái kẹo.
+ Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó
lấy đi 1 phần.
+ Mỗi phần được 4 cái kẹo.
+ Thực hiện phép chia 12: 3 = 4.
+ Vậy muốn tìm
3
1 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hãy trình bày lời giải của bài toán này.
+ Nếu chị cho em
2
1 số kẹo thì
em được mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này.
+ Nếu chị cho em
4
1 số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Giải thích bằng phép tính?
+ Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
*GVKL: Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó
chia cho số phần.
+ Ta lấy 12 chia cho 3.
Thương tìm được trong phép chia này chính là
3 1
của 12 cái kẹo.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải.
Chị cho em số kẹo là.
12: 3 = 4 (cái kẹo) Đáp số: 4 cái kẹo.
+ Nếu chị cho em
2
1 số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12: 2 = 6 (cái kẹo).
+ Nếu chị cho em
4 1 số kẹo thì em nhận được là 12: 4 = 3 (cái kẹo).
+ Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó
chia cho số phần.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
2. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có nội dung thực tế.
Bài 1:
- YC HS đọc đề bài và làm bài theo N2
- GV quan sát nhận xét
- YC HS chia sẻ kết quả trước lớp
- Yêu cầu HS giải thích về các
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ 2
1 của 8 Kg kẹo là 4 Kg.
+ 5
1 của 35 m là 7 m.
+ 4
1 của 24 l là 6 l.
+ 6
1 của 54 phút là 9 phút.
- HS lần lượt giải thích.
- VD: của 8 Kg là 4 Kg vì
8: 2 = 4…
số cần điền bằng phép tính.
- Nhận xét.
*GV củng cố cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2:
- YC HS đọc đề bài và làm bài theo N2
- GV quan sát nhận xét
- YC HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV chấm nhận xét 5- 7 bài - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS
- HS làm cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải:
Số mét vải cửa hàng đã bán được là.
40: 5 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2
- Giáo viên đưa ra bài tập về tìm một trong các phần bằng nhau của một số để học sinh đưa ra đáp án.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
==========================
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 5 : ÔN TẬP KỂ VỀ GIA ĐÌNH I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Kể được một cách đơn giản về người thân với mọi người bạn 2. Kĩ năng: Tự tin, mạnh dạn trước mọi người.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dung dạy-học : 1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, kể chuyện, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
ND - MT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ôn bài cũ:
3p
- Hãy kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi
- Nx tuyên dương hs kể tốt 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài. 2p
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
- HS viết tên bài vào vở.
2.2. Luyện tập. 28p - Bài tập 1 MT: HS có thể tự kể về một người thân của mình.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Hướng dẫn: Khi kể về người thân với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về người đó. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,… Ví dụ:
+ Người đó là ai?
+ Hình dáng bên ngoài?
+ Tính tình của người đó trong như thế nào?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
- Yêu cầu HS kể cho các bạn trong lớp nghe về người thân của mình.
* Các em có yêu gia đình của mình không?
- Nghe hướng dẫn của GV.
Một số HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS kể về người thân.
- VD: nhà tớ chỉ có 4 người:
bố mẹ tớ, tớ và em Tuấn 2 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm. bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng, những lúc nhàn rỗi mẹ khâu và vá quần áo.
gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS trả lời
3. Củng cố - dặn dò. 3p
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
===================================
TẬP VIẾT
TIẾT 5. ÔN CHỮ HOA C (tiếp theo) (Tr.43) I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn... dễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng: Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy-học
1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa C, V, A. Các chữ Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn,...
III. Phương pháp:
- Quan sát – vấn đáp – luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học:
ND và MT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn bài cũ:3p
MT: Kiểm tra việc ôn bài ở nhà của HS
- Gọi học sinh lên bảng viết từ :
Cửa Long
- HS thực hiện
2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài. 2p
- GV giới thiệu và viết tên bài.
- HS viết tên bài vào vở.
2.2. Luyện viết chữ hoa. 7p
- GV cho cả lớp quan sát mẫu chữ.
- GV yêu cầu HS nêu cấu tạo chữ.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS quan sát.
- HS viết bảng.
2.3. Luyện viết từ ứng dụng.
7p
- Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng, giáo viên theo dõi sửa lỗi
- Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- 1 học sinh đọc Chu Văn An
- Chữ C, V, A, h có chiều cao 2 li rưỡi các chữ u, ă, n cao 1 li
- Học sinh dưới lớp viết vào bảng con
- 3 học sinh đọc
2.4. Hướng dẫn thực hành. 14p
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở tập viết.
- GV đi quan sát, uốn nắn HS.
- GV nhận xét bài một số HS.
- HS viết bài.
3. Củng cố - dặn dò. 3p
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương các bạn có tiến bộ.
HS nghe
===============================
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI