Thiết kế dạy _ học

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 8 (Trang 39 - 47)

Hoạt động 1

Xác định tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận một số câu hỏi sau:

1. Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày thì hình thức giao tiếp nào đ−ợc sử dụng với tần số cao nhất? Tại sao?

2. Trong cuộc sống hằng ngày, có thể gặp những hình thức giao tiếp bằng lời nói nào?

3. Các hình thức nói ấy có gì giống và khác nhau?

4. Mỗi người đều có thể nói đúng, nói hay được không? Tại sao?

GV gợi dẫn HS trả lời:

1. Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày thì hình thức giao tiếp bằng lời nói đ−ợc sử dụng với tần số cao nhất, vì:

a) Trong gia tộc, gia đình:

ư Con cái thường phải chào hỏi bố mẹ, đề đạt yêu cầu nguyện vọng...

ư Bố mẹ thường phải dặn dò nhắc nhở hoặc giải thích về khả năng đáp ứng hay không đáp ứng đ−ợc các yêu cầu nguyện vọng của con cái...

− Anh chị em trao đổi tam t− tình cảm hoặc trao đổi về công việc...

− Các cuộc gặp mặt nhân dịp giỗ, tết thì các thành viên trong gia tộc, gia

đình thường phải trao đổi bàn bạc công việc chung hoặc hàn huyên tâm sự...

...

b) Khi đến trường hoặc đến cơ quan:

− Thầy− trò giao tiếp với nhau trong giờ học chính khóa, ngoại khóa, giờ ra chơi...

− Hoạt động giao tiếp trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn...

− Bạn bè cùng lớp, cùng tr−ờng trò chuyện với nhau trong giờ ra chơi, trong các buổi đi tham quan, dã ngoại...

− Thầy− trò, bạn bè gặp gỡ và trò chuyện nhân ngày 20 − 11 hoặc các ngày kỉ niệm lớn...

− ở cơ quan, lãnh đạo và nhân viên giao tiếp trong và ngoài giờ hành chính, giờ lao động; nhân viên giao tiếp với nhân viên trong quan hệ công việc hoặc quan hệ cá nhân,...

...

c) Trong xã hội:

− Các hoạt động giao tiếp khi đến cơ quan bạn, đến cửa hàng, đến triển lãm, đến rạp xem phim, đến sân vận động,...

− Các hoạt động giao tiếp trong việc giải quyết các tranh chấp, các va chạm về quyền lợi vật chất hoặc tinh thần,...

...

Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày cũng nh− trong học tập, công tác, chúng ta thường xuyên gặp tình huống phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình nhằm mục đích thuyết phục người nghe đồng ý, đồng tình với mình.

2. Có thể gặp hai hình thức giao tiếp bằng lời nói là:

a) Giao tiÕp tù do:

Đây là hình thức thường diễn ra ngoài giờ hành chính, giờ lao động, giờ học chính khóa... Nó thường là các cuộc trò chuyện, trao đổi tư tưởng tình cảm mang tính chất của những quan hệ cá nhân, do đó hoàn toàn tự do về nội dung (muốn nói gì thì nói), về thời gian (nói bao lâu tùy thích), về không gian (nói ở đâu cũng đ−ợc) và về ngôn ngữ (có thể dùng biệt ngữ, tiếng lóng, cử chỉ điệu bộ...).

b) Giao tiếp quy phạm:

Đây là hình thức diễn ra trong giờ hành chính, giờ lao động, giờ học... Nó là hoạt động giao tiếp có nội dung quy định, thời gian quy định, không gian quy định và ngôn ngữ phải đảm bảo tính trong sáng, chuẩn mực.

* Hai hình thức trên khác nhau ở chỗ:

− Giao tiếp tự do là khẩu ngữ thân mật, suồng sã.

− Giao tiếp quy phạm là một trong những hình thức hoạt động văn hoá

của con ng−ời.

3. Từ x−a, cha ông ta đã dạy "học ăn, học nói, học gói, học mở", nghĩa là muốn nên người thì cái gì cũng phải học; trong đó cái "học nói" là một trong những điều kiện quan trọng nhất để làm người bởi "ăn không nên đọi, nói không nên lời" đ−ợc coi là một sự sỉ nhục.

Thế nhưng, nhiều người cứ tưởng đã là con người thì ai mà chẳng nói

đ−ợc, việc gì phải học? Đó là một suy nghĩ rất sai lầm. Đúng là con ng−ời ta sinh ra đã biết khóc cười: Con người có miệng có môi ư Khi buồn thì khóc khi vui thì cười, nhưng khóc cười (hiểu theo nghĩa là nói năng, bày tỏ thái độ tình cảm) cũng có ba bảy loại khác nhau. Chẳng học hành gì cả mà nói thì đó là nói tự phát, thường không có đầu có đuôi, do đó thường không "truyền" được

đúng ý nghĩ của mình tới người nghe và hiển nhiên là người nghe chẳng hiểu gì cả, đôi khi còn cảm thấy buồn cười. Học hành bài bản, rèn luyện kĩ lưỡng thì có thể nói đúng được điều mình cần nói, giúp cho người nghe dễ dàng

"hiểu" đ−ợc điều cần trao đổi, bàn bạc để tìm ra tiếng nói chung.

Nh− vậy, trong lời dạy của cha ông ta, thì:

− Học "ăn" tức là "ăn trông nồi, ngồi trông h−ớng".

− Học "nói" tức là nói có đầu có đuôi, nói có văn hóa: Chim khôn kêu tiếng rảnh rangNg−ời khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

− Học "gói, mở" tức là học làm một cách có ý thức, có bài bản, có trình tù...

Tóm lại, ai cũng có thể nói đúng, nói hay nếu có quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành một người "lập ngôn".

Hoạt động 2

Xác lập các thao tác chuẩn bị

ư GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác: Chọn đề tài:

a) Tên đề tài:

− Vấn đề "Thời trang và tuổi trẻ".

ư Vấn đề "Môi trường và sự sống của con người".

ư Vấn đề "Hiểm họa ma túy học đường".

...

b) Điều kiện để chuẩn bị cho bài nói (thuyết trình):

− Phải am hiểu sâu sắc vấn đề sẽ trình bày.

− Phải có hứng thú chuẩn bị thì mới có hứng thú trình bày.

− Phải có t− liệu, số liệu phong phú về vấn đề sẽ trình bày.

...

c) Xác định đối t−ợng nghe:

− Nãi cho ai nghe?

ư Trình độ, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp... của người nghe?

d) Xác định mục đích nói:

− Nói để tham khảo trong một buổi ngoại khóa?

− Nói để giáo dục hoặc giao nhiệm vụ?

e) Xác định cách nói:

ư Bước 1: nói đúng, thông tin chính xác, ngôn ngữ chuẩn mực

ư Bước 2: nói hay, thông tin mới mẻ, ngôn ngữ sinh động, có "khẩu khí"

hùng biện.

Hoạt động 3

Lập dàn ý cho bài trình bày

GV h−ớng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

1. Xác định các ý chính:

VÝ dô:

a) Vấn đề "Thời trang và tuổi trẻ" gồm các ý sau:

+ Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với con người văn minh, văn hóa; nhất là đối với phụ nữ.

+ Trang phục phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân...

đ−ợc coi là "thời trang".

+ Trang phục đẹp, hiện đại (thời trang) tức là phải "y phục xứng kì đức".

b) Vấn đề "Môi trường và sự sống của con người":

+ Môi tr−ờng là các điều kiện tự nhiên và xã hội quanh ta, nó có vai trò quyết định sự sống của chúng ta.

+ Có ý thức bảo vệ môi tr−ờng tức là có ý thức bảo vệ sự sống của chính m×nh.

+ Hủy hoại môi tr−ờng sống là hành vi tự sát.

2. Chia tách ý chính thành các ý nhỏ:

Ví dụ: Vấn đề "Thời trang và tuổi trẻ":

+ Trang phục là thứ bắt buộc phải có:

− Ng−ời Việt ta th−ờng nói "cơm ăn áo mặc" với ý nghĩa "ăn" và "mặc" là hai trong những nhu cầu thiết yếu của con ng−ời. Lại nói "cơm no áo ấm" với ý nghĩa là cái đích tối thiểu của lao động.

− Từ "cơm no áo ấm" đến "ăn ngon mặc đẹp" đ−ợc coi là một chặng

đường phấn đấu gian khổ của con người, trong đó cái đích hướng tới là "đẹp".

− Nói nh− thế có nghĩa là, ở các mức độ khác nhau, trang phục là một trong những tiêu chí để đánh giá con người, nhất là đối với người phụ nữ.

+ Trang phục phải phù hợp với cộng đồng:

− Ng−ời Việt có các trang phục truyền thống của mình, cho nên dù có cách tân kiểu gì cũng phải chú ý kế thừa và phát triển cái đẹp truyền thống, chẳng hạn cái áo dài của ng−ời phụ nữ Việt Nam là một ví dụ điển hình.

ư Trong thời đại giao lưu hội nhập hiện nay, chúng ta có thể chọn lọc các loại trang phục của các dân tộc bạn và sử dụng có sáng tạo, chẳng hạn bộ com-lê của nam giới, các kiểu váy của phụ nữ...; nh−ng điều quan trọng nhất là trang phục phải hài hòa với hình thể, nghề nghiệp... của mỗi cá nhân.

+ Trang phục phải đúng với tinh thần "y phục xứng kì đức", nghĩa là cùng với vẻ đẹp hình thức còn cần phải chăm sóc vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nếu không cái y phục hình thức sẽ trở nên loè loẹt, kệch cỡm.

− Chẳng hạn mặc đẹp nh−ng luôn mồm văng tục.

ư Mặc đẹp nhưng lười học.

− Mặc đẹp nh−ng phạm tội.

...

Hoạt động 4

Thực hiện việc trình bày

GV h−ớng dẫn HS thực hành từng thao tác:

1. Lêi dÉn:

(Giả định nói với các bạn đồng trang lứa trong một diễn đàn của chi đoàn hoặc của lớp với chủ đề "Thời trang và tuổi trẻ")

* Th−a các bạn!

Tuổi trẻ chúng ta có rất nhiều nhu cầu chính đáng, trong đó có nhu cầu

đ−ợc mặc đẹp. Tôi rất thích một lời dạy của cha ông ta là: "ăn cho mình, mặc cho người"! Nghĩa là việc mặc như thế nào cho đẹp không chỉ là "sở thích tuyệt đối của mỗi cá nhân" nh− một số bạn vừa phát biểu! Sau đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi, rất mong các bạn vui lòng lắng nghe và cùng nhau trao đổi, thảo luận. Các bạn có đồng ý nh− vậy không ạ?

2. Phần trình bày:

+ Có lẽ một trong những bằng chứng quan trọng để phân biệt con người với con vật là con ng−ời thì có mặc quần áo, còn con vật thì không. Nói cách khác, mặc là một nhu cầu thiết yếu bậc nhất của con ng−ời văn minh, văn hóa.

+ Từ xa xưa, con người đã biết che thân bằng vỏ cây, bằng lá rừng...;

ngày nay con người ngày càng chú trọng đến việc ăn mặc hơn bao giờ hết, nhất là tuổi trẻ chúng ta và đặc biệt là các bạn nữ. Trước hết, mặc là một nhu cầu đ−ợc làm đẹp về hình thức, nh−ng mặc nh− thế nào là đẹp lại là một vấn

đề không đơn giản chút nào.

+ Có bạn cho rằng, mặc nh− thế nào là quyền của tôi, là "sở thích cá nhân tuyệt đối" của tôi, tôi thích gì mặc nấy, xin mọi người đừng can thiệp. Theo tôi, bạn nào nói nh− vậy thì chỉ đúng một nửa (sở thích cá nhân), còn một nửa nữa ch−a đúng, vì:

ư Nếu lội xuống ruộng, đào mương thoát nước, hoặc vào nhà máy công x−ởng... mà bạn mặc com-lê, áo dài, quần bò... thì rõ ràng là không chấp nhận đ−ợc.

ư Ngược lại, nếu đi dự lễ hội, dự đám cưới... mà quần áo lôi thôi, nhàu nhĩ... cũng không đ−ợc.

− Nếu các bạn gái đi học mà mặc áo ngắn ngang bụng, quần bò trễ d−ới rốn tới cả chục phân liệu có coi là đẹp đ−ợc không?

− Có bạn cao ngỏng lại mặc quần áo ngắn cũn cỡn, có bạn thấp tè lại ăn mặc lòe xòe, bạn da đen mặc màu tối, bạn da trắng mặc màu sáng... liệu có thật là đẹp hay không?

Vì vậy, theo tôi, cùng với "sở thích cá nhân", ăn mặc còn phải phù hợp với hoàn cảnh, với công việc và với cả vóc ng−ời của mỗi cá nhân nữa. Nói ngắn gọn, cái đẹp là sự hợp lí và sự hài hòa.

...

3. PhÇn kÕt luËn:

Th−a các bạn, dù sao trên đây cũng chỉ là những suy nghĩ cá nhân của tôi, rất mong đ−ợc các bạn góp ý, trao đổi để chúng ta có thể đi tới một quan

niệm chung về cái đẹp trong cách ăn mặc theo đúng tinh thần "y phục xứng kì

đức"!

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!

GV chỉ định 3 HS lần l−ợt đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.

Đọc tham khảo

1. Trang phôc

Không kể trên đ−ờng tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu... phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nh−ng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra tr−ớc mặt mọi ng−ời.

Người ta nói "ăn cho mình, mặc cho người" có lẽ nhiều phần đúng. Cô

gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu m−ợt bằng sáp thơm,

áo sơ-mi là phẳng tắp... Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nh−ng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không đ−ợc mặc áo quần loè loẹt, nói c−ời oang oang.

Người xưa đã dạy: "y phục xứng kì đức". ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi tr−ờng. Ng−ời có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con ng−ời phải có trình

độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: "Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần

áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay!

Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Băng Sơn)

2. Xung quanh những vụ tai nạn giao thông:

Cμng trẻ cμng lo?

Theo thống kê của cảnh sát giao thông, từ năm 2001 đến năm 2005, chỉ có 5 năm nh−ng số vụ tai nạn giao thông đ−ờng bộ xảy ra trên toàn quốc có tới gần 100 nghìn vụ, làm thiệt mạng khoảng 55 nghìn người. Trong số đó có 600 vụ tai nạn giao thông thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, nghĩa là mỗi vụ có 3 ng−ời thiệt mạng trở lên. Đứng đầu những tỉnh, thành phố xảy ra tai nạn nghiêm trọng này phải kể đến Đồng Nai: 49 vụ, Nghệ An: 28 vụ, Bình Thuận:

20 vụ, Hà Nội: 19 vụ. Về đ−ờng sắt, con số thống kê tai nạn giao thông cũng không kém nghiêm trọng so với đ−ờng bộ, thậm chí trong những vụ tai nạn

đặc biệt, số người tử vong còn cao hơn đường bộ. Trong tổng số 1800 vụ tai nạn giao thông đường sắt (làm chết khoảng 900 người), xảy ra 3 vụ đặc biệt nghiêm trọng làm 40 ng−ời chết và 102 ng−ời bị th−ơng. Các nhà chuyên môn đã làm phép so sánh nếu đặt chỉ số của tai nạn giao thông theo thứ tự từ năm 2001 đến năm 2005 bên cạnh các chỉ số thu nhập GDP, dân số, số l−ợng ph−ơng tiện giao thông (14,5%/năm)... thì tai nạ giao thông tăng tỉ lệ thuận với ph−ơng tiện và tăng nhanh hơn so với sự tăng tr−ởng của GDP và dân số.

Bình quân mỗi ngày tai nạn giao thông c−ớp đi 30 ng−ời và làm bị th−ơng 60 người. Những ngày lễ, tết... con số này gấp hai lần. Trong đó học sinh, sinh viên hay lớp trẻ nói chung (có thể vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân gây ra tai nạn) chiếm một con số đáng kể.

Những năm trước đây, người ta đã tính trung bình hằng năm có 400 vụ, làm chết 250 em và bị thương từ 400 đến 500 em. Và mỗi năm con số này lại tăng một cách đáng sợ. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, tại 31 tỉnh, thành trong cả nước; hai năm trước đây đã xảy ra 1400 vụ tai nạn liên quan đến học sinh, khiến 450 em thiệt mạng và 1.300 em bị thương. Có một

đặc điểm quan trọng là những thành phố nào càng lớn, càng đông đúc thì số nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên càng nhiều. Nh− ở TP HCM, trong gần 100 vụ tai nạn giao thông đã có 37 học sinh tử nạn; còn ở Hà Nội, trong số 145 vụ tai tai nạn giao thông có 31 em học sinh tử vong; trong gần 200 vụ tai nạn giao thông ở Bình Định có 30 em thiệt mạng...

Khác với những vụ nạn giao thông thông th−ờng, những vụ tai nạn có học sinh, sinh viên hay giới trẻ nói chung thường để lại những hậu quả nặng nề về mặt tâm lí trong xã hội và gia đình. Có những vụ xảy ra đã lâu nh−ng nỗi đau trong kí ức của những ng−ời đang sống thì vô cùng dai dẳng. Chẳng hạn, vụ tai nạn gây ra cái chết th−ơng tâm cho hai em học sinh tr−ờng L−ơng Thế Vinh trên đ−ờng Láng − Hoà Lạc năm 2001; vụ lái xe Huỳnh Văn Minh ở

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 8 (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)