Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như các loài sinh vật, thực vật, vì nước là điều kiện xác định sự tồn tại của sự sống. Nguồn nước của Việt Nam còn khá dồi dào, lượng nước mưa khá cao, hệ thống sông ngòi, kênh mương dày đặc, nước ngầm phong phú tại các vùng đất thấp. Nhưng xét về mức độ ô nhiễm như hiện nay thì con người cần có sự thay đổi về sử dụng tài nguyên nước, theo ý kiến của nhiều người thì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận đặc biệt là nước ngọt.
Nó chỉ thực sự là nguồn tài nguyên vô tận khi con người biết trân trọng những giọt nước quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên nước hiện nay của con người đã làm thay đổi sự phân bố nước giữa các khu vực trên hành tinh có sự thay đổi lớn theo chiều hướng xấu đi.
Không những các vùng sa mạc, cao nguyên khô cằn bị thiếu nước mà ngay cả các thành phố các khu công nghiệp cũng sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng nếu như con người vẫ giữ thói quen phung phí nước như hiện nay.
Phần lớn các hộ nông thônViệt Nam sử dụng 2 nguồn nước sinh hoạt chính: Nguồn nước mưa và nước giếng đào, một số khu vực nông thôn còn sử dụng nước máy. Hơn 50% số hộ nông thôn sử dụng nước giếng đào, 25%
dùng nước sông suối, ao hồ và 10% sử dụng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và một số ít hộ được cấp nước bằng ống dẫn nước.
Tình trạng thiếu nước đang diễn ra do việc khai thác bừa bãi và sử dụng phung phí nguồn nước ngọt đó là nguyên nhân làm biến đổi chất lượng, số
18
lượng nước trên thế giới và vùng lãnh thổ, tình trạng ô nhiễm nước mặt đang có xu hướng gia tăng do nước thải và nước mưa không được xử lý. 60% công trình xử lý nước thải vận hành chưa đạt yêu cầu. Nước thải sinh hoạt ở thành phố, đô thị cũng được thải trực tiếp vào môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ. Nguồn nước sạch Việt Nam bị hao hụt nhiều do lũ lụt, hạn hán.
Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm là nguyên gây nguy hại cho sức khỏe của con người và gây ra nhiều bệnh tật nhất là ở các khu vực sinh sống của những người dân nghèo (80% bệnh tật Việt Nam là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là khu vực sinh sống của người dân nghèo) [7].
2.6.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Bắc Kạn
Nguồn tài nguyên nước ở Bắc Kạn vô cùng phong phú với một hệ thống sông, suối đa dạng cùng hồ Ba Bể, một trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Nước đem lại sự sống, sự phát triển tích cực trong sản xuất nông lâm nghiệp. Chia sẻ nước và sử dụng nước sao cho hợp lý, hiệu quả là điều Bắc Kạn đang nỗ lực thực hiện. Bắc Kạn đã được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước mặt, nước ngầm hết sức phong phú.
Về nguồn nước mặt: Bắc Kạn có 7 con sông chính, với tổng chiều dài 343km, diện tích lưu vực là 3.935 km2, tổng trữ lượng nước của các sông khoảng 3.513 triệu m3, bao gồm 7 sông: sông Cầu, sông Phó Đáy, sông Năng, sông Bắc Giang, sông Hiến, sông Bằng Khẩu và sông Na Rì. Bên cạnh các sông lớn thì tất cả các huyện, thị đều sở hữu nhiều dòng suối. Các địa bàn xã, thôn đều có suối nhỏ, khe, lạch cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Những năm gần đây, hiện tượng hạn hán gây thiếu nước sản xuất cục bộ đã diễn ra nhưng trên địa bàn toàn tỉnh chưa bao giờ xảy ra chuyện thiếu nước sinh hoạt. Cái khó chỉ là việc sử dụng chưa được tốt nên nhiều thôn, bản còn thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Sông Cầu là dòng sông chính của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ núi Phia Đeng (Bắc Cạn), chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
19
Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình, độ dốc bình quân của sông lớn (i=1,75%), cao độ lưu vực giảm dần từ Bắc xuống Nam. Lưu lượng bình quân mùa lũ của sông là 620 m3/s, về mùa cạn là 6,5 m3/s.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển với khoảng 68 sông suối độ dài từ 19 km trở lên với tổng chiều dài 1.600 km, trong đó có 13 sông suối độ dài 15 km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2.
Về nguồn nước ngầm: Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất của tỉnh Bắc Kạn là: 1.109.602 m3/ng, chia thành 4 vùng như sau:
a. Vùng có khả năng khai thác nước lớn (lưu lượng khai thác từ trên 5,0 l/s): Là vùng có lưu lượng khai thác lớn phân bố thành chỏm nhỏ tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn có diện lộ 108 km2.
b. Vùng có khả năng khai thác nước trung bình (lưu lượng khai thác từ 1,0 đến nhỏ hơn 5 l/s): Vùng khai thác có diện lộ ở phía Tây và một vài chỏm nhỏ ở phía Bắc thuộc huyện Pác Nặm. Diện phân bố thường nằm trong lưu vực sông Năng và sông Phó Đáy, với diện tích 2.813,5 km2.
c. Vùng có khả năng khai thác nước nghèo (lưu lượng khai thác thường nhỏ hơn 1,0 l/s): Vùng khai thác có diện phân bố rộng khắp toàn tỉnh tập trung phân bố toàn bộ vùng phía Đông, Đông - Bắc và Đông - Nam của Tỉnh kể cả trung tâm và thị xã Bắc Kạn; chủ yếu thuộc lưu vực sông Cầu, sông Bằng Giang và sông Phó Đáy.
d. Vùng không có khả năng khai thác nước (lưu lượng khai thác rất nhỏ) là khu vực lộ của các đá có nguồn gốc magma xâm nhập.
20
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian tiến hành: Từ tháng 01/2019 đến tháng 5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa
- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,... trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, huyện.
21
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Trực tiếp xuống tiếp cận tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu tại khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực khảo sát.
- Phỏng vấn người dân
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần chính, trong đó:
+ Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn.
+ Phần 2: Phỏng vấn, thu thập thông tin về nước sinh hoạt
- Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên 50 hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Chợ Mới
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
* Phương pháp lấy mẫu:
- Lựa chọn vị trí lấy mẫu: Đề tài tiến hành lấy 02 mẫu nước ngầm để phân tích.
+ Nước giếng khoan 01 mẫu + Nước giếng đào 01 mẫu
- Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 6663-11:2001 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
* Chỉ tiêu theo dõi: đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu độ đục, pH, độ cứng, Fe.
* Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Mẫu nước được bảo quản và phân tích tại Phòng Thí nghiệm Khoa Môi trường với các phương pháp sau:
- Màu sắc, mùi vị: đánh giá cảm quan - pH đo bằng máy đo pH
- DO đo bằng máy đo DO
22
- Độ đục đo bằng máy đo độ đục
- Độ cứng xác định bằng phương pháp chuẩn độ - Fe xác định bằng phương pháp so màu
- Cl- xác định bằng phương pháp chuẩn độ 3.4.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh
Từ các kết quả thu thập, tiến hành tổng hợp, thống kê và xử lý trên Word, Exel để vẽ biểu đồ, so sánh với QCVN 02/2009/BYT và đánh giá để đưa ra kết luận cuối cùng về hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của thị trấn Chợ Mới.
23
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Chợ Mới 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Chợ Mới là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện Chợ Mới, nằm cách thành phố Thái Nguyên 43 km và thị xã Bắc Kạn 43 km trên QL3, với tổng diện tích tự nhiên 232,63 ha. Thị trấn có 7 tổ dân phố, với 3.256 nhân khẩu. Địa giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Đĩnh và xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới;
- Phía Đông giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới;
- Phía Tây giáp xã Yên Ninh của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Thị trấn Chợ Mới có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Bắc Kạn, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế của Thị trấn và toàn huyện Chợ Mới.
Hình 4.1. Vị trí địa lý thị trấn Chợ Mới
24
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
* Địa hình: Địa hình Thị trấn Chợ Mới có những khác biệt so với các xã trên địa bàn huyện, đồi núi nằm về 2 hướng Đông và Tây, phần diện tích còn lại là đất khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật, bao gồm các cơ quan hành chính của huyện. Có sông Cầu, sông Chu chảy qua địa bàn, chảy theo hướng Bắc Nam và đi song song với đường Quốc lộ 3, chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt, độ cao trung bình 100 m - 200 m, (cao nhất là đỉnh núi Thắm cao 433,1m, nằm ở 29 phía Nam ranh giới giáp với xã Yên Đĩnh, điểm thấp nhất là khu vực Trạm y tế thị trấn có độ cao 50,5m so với mặt nước biển), độ dốc trung bình 150 - 250 .
* Địa chất công trình: Đất đai của thị trấn Chợ Mới được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu đất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng căn cứ vào tài liệu địa chất của những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của thị trấn Chợ Mới cũng giống như huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2°C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 - 27,7°C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12°C). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850°C. Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể. Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu thị trấn Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2 - 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân. Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.300 - 1400mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 5, 6 và tháng 7, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 và
25
chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.
Tóm lại: Với những phân tích như ở trên cho thấy thị trấn nói riêng và thành phố Bắc Kạn nói chung phải chịu ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu nhưng lại có lợi cho việc phát triển trồng các loại cây lâm nghiêp ưa lạnh.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn thị trấn có sông Cầu, sông Chu chảy qua và hệ thống suối nhỏ dốc tụ chảy vào sông Cầu. Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trên địa bàn thị trấn không có các ao hồ như các xã khác trên địa bàn huyện nên nước từ con sông Cầu là chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và các cơ quan hành chính đóng trên địa bàn.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Thị trấn Chợ Mới có 7 tổ dân phố, toàn thị trấn với 3.256 nhân khẩu.
Thị trấn có mật độ dân số trung bình là khoảng 1.510 người/km2 cao nhất so với mật độ chung của toàn huyện. Dân cư có sự phân bố tương đối đều dọc theo đường Quốc lộ 3, phía Đông sông Cầu và các tổ lân cận.
b. Lao động, việc làm và thu nhập - Lao động, việc làm
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước qua các chương trình dự án như chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, cùng với sự lãnh chỉ đạo sáng suốt của các cấp và sự nỗ lực to lớn của người dân, kinh tế địa phương có nhiều chuyển biến, thu nhập bình quân trên đầu người năm sau cao hơn năm trước với tổng thu nhập 27.000.000/người/năm.
- Thu nhập và mức sống
Từ các nguồn đầu tư, thị trấn Chợ Mới đã sửa chữa, nâng cấp và xây
26
mới một số gian nhà chợ thuộc khu vực chợ trung tâm, tạo điều kiện về mặt bằng, cơ chế chính sách cho các hộ kinh doanh buôn bán. Hiện nay thị trấn có tổng số 155 hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, trong đó có 100 hộ kinh doanh nhỏ lẻ với các ngành nghề khác nhau, nhiều hộ kinh doanh trở thành đầu mối trung tâm cung cấp hàng hoá cho nhân dân các xã lân cận, tạo thị trường buôn bán sôi động. Hiện cơ cấu dịch vụ thương mại của thị trấn chiếm 78%, thu nhập bình quân đầu người tăng 10% mỗi năm, năm 2018 ước đạt 27 triệu đồng/người/năm.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được duy trì giữ vững đạt năng suất, chất lượng sản phẩm ngày một cao.
+ Về trồng trọt:
Cùng với đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ cấp uỷ, chính quyền thị trấn Chợ Mới còn chỉ đạo phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau an toàn, trồng rừng. Mỗi năm thị trấn có 4ha đất nông nghiệp cho thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/ha, tổng diện tích rừng trồng khoảng 200ha… đem lại thu nhập cao cho nhân dân.
+ Về chăn nuôi:
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện, UBND thị trấn đã triển khai thực hiện
‘‘Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống cúm gia cầm’’ tiến hành 02 lần phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn 7 tổ dân phố, các khu chợ và hộ chăn nuôi được 130.000 m2, tổ chức 02 đợt tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc và đàn chó.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị trấn Chợ Mới đạt trên 12 tỷ đồng, bằng 96,32% kế hoạch năm. Riêng quý I
27
năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt trên 4 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã tạo việc làm cho người lao động, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Xác định phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế, những năm qua, thị trấn Chợ Mới đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa. Trên cơ sở xác định tiềm năng và lợi thế, ngành nghề chủ yếu của huyện là công nghiệp chế biến gỗ, chế biến chè, sơ chế thuốc lá, hàn xì, điện dân dụng… Đây là lĩnh vực có mức đầu tư không lớn nhưng lại có vai trò quan trọng giúp tăng thu nhập và tạo việc làm, đặc biệt là giảm thời gian nhàn rỗi ở nông thôn.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Thị trấn Chợ Mới là địa phương có lợi thế để phát triển du lịch tâm linh trên hành trình tour du lịch Đền Đuổm (Thái Nguyên) - Đền Thắm - Chùa Thạch Long - Đền Thác Giềng - Đền Mẫu (Bắc Kạn). Đền Thắm nằm trên địa bàn tổ 6 của thị trấn, mỗi năm đón hàng nghìn lượt du khách, tăng ni phật tử đến vãn cảnh, cầu may. Xác định đây là lợi thế để phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ nên cấp uỷ, chính quyền thị trấn đã ưu tiên nguồn lực nâng cấp một số hạng mục của Đền Thắm. Thị trấn mong muốn huyện, tỉnh quan tâm, tạo cơ chế chính sách thông thoáng để kêu gọi đầu tư xây dựng Đền Thắm từng bước trở thành khu du lịch danh thắng, thu hút đông đảo khách du lịch.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông
Trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới đường giao thông bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao