CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
3.1 Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản:
3.1.1 Trong giai đoạn chủ trương đầu tư:
Vì sự lãng phí báo động của lĩnh vực ĐTXDCB đã trình bày ở trên, chúng ta phải đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu mức độ lãng phí trong đầu tư XDCB.
Thứ nhất một dự án đầu tư XDCB đều trải qua 3 giai đoạn: quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư. Nếu xảy ra sai sót trong bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể dẫn đến sự lãng phí, nghiêm trọng nhất là sai sót trong ra quyết định đầu tư. Việc đưa ra quyết định đầu tư nhiều khi còn mang tính chủ quan, nặng về hình thức, thiên về lợi ích trước mắt mà không quan tâm tính toán đầy đủ khả năng sinh lời, hoàn vốn của dự án, không tính đến lâu dài. Về vấn đề này một số giải pháp đưa ra là:
- Khi ra các quyết định và chủ trương đầu tư (quyết định đầu tư, duyệt thiết kế, tổng dự toán, …) cần quy định cụ thể yêu cầu đối với từng loại quyết định và khẳng định trách nhiệm về thiết kế và luật pháp của người được quyền ký các quyết định quản lý đó trong trường hợp để vốn đầu tư bị thất thoát, lãng phí.
- Trước hết, khi nghiên cứu các dự án khả thi, cần cân nhắc so sánh nhiều phương án để tìm được dự án có hiệu quả kinh tế nhất. Ngay trong quá trình lập dự án, đã phải khống chế, ước tính được giá thành xây dựng một cách tương đối hợp lý. Do đó, khi lập dự án khả thi phải căn cứ quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể của từng địa phương, từng vùng, điều kiện KT-XH ở nơi sẽ xây dựng công trình. Nội dung dự án phải nêu được sự cần thiết, những căn cứ để xác định phải đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, các phương án lựa chọn địa điểm cụ thể, phương án lựa chọn công nghệ, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng công trình, nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, nhân lực trong quá trình khai thác, vận hành sau này, giá thành sản phẩm công trình đi vào khai thác ổn định, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dự báo phát triển trong tương lai gần.
Hai là, về thiết kế công trình, các tài liệu thăm dò, khảo sát địa chất thủy văn và những tài liệu khác có liên quan để thiết kế xây dựng công trình phải do tổ chức có chuyên môn, có đủ tư cách pháp nhân lập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của nhà nước ban hành. Nếu áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài phải có thỏa thuận của Bộ xây dựng.
Ba là, về thi công xây lắp, sau khi có thiết kế, dự toán được duyệt, thì tổ chức đấu thầu thi công xây lắp công trình.
Công trình hạng mục công trình, dự án đầu tư khi hoàn thành phải được quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định. Trong thời hạn công trình được thực hiện trong nhiều năm thì hàng năm phải quyết toán vốn xây dựn phẩn khối lượng đẫ thực hiện.
- Trong công tác kế hoạch, xây dựng đầu tư dài hạn theo ngành, vùng, lãnh thổ.
Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm.
- Nhằm khắc phục tình trạng dàn trải ngân sách gây nên lãng phí, không hiệu quả, Bộ tài chính nên yêu cầu các chủ đầu tư rà soát lại danh mục dự án. Trước hết ưu tiên tạm ứng và thanh toán vốn ngay từ đầu năm cho các dự án xây dựng, tu bổ các công trình đê điều thủy lợi, phòng chống thiên tai bệnh dịch, …những dự án không thực hiện đúng tiến độ phải điều chỉnh chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian thanh toán vốn. Không xử lý bổ sung cho những dự án vượt dự toán và bổ sung các nghiệp vụ chi XDCB ngoài kế hoạch.
3.1.2 Trong giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng thi công để tránh gây thất thoát nguồn vốn trong xây dựng cơ bản.
- Khi tổ chức đấu thầu và xét trúng đấu thầu phải căn cứ “quy chế đấu thầu xây dựng”, thật sự khách quan, công khai mở thầu thì mới bảo đảm ý nghĩa của nó, đồng thời cải tiến khâu thủ tục gọn nhẹ, phải quy định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, cụ thể của chủ đầu tư và cơ quan chủ quản đầu tư phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đấu thầu, thiết kế dự toán xây dựng giá chuẩn phải xác định đúng giá trần để làm cơ sở cho việc xét giá trúng thầu. Mặt khác chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân đấu thầu, xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực kỹ thuật và tài chính của mình.
Đối với cơ quan nhà nước về đấu thầu:
- Rà soát lại toàn bộ các quy định đấu thầu của các Bộ ngành, địa phương cơ sở và nếu mâu thuẫn với quy chế đấu thầu phải hủy bỏ ngay.
- Bộ KH-ĐT chủ trì lấy ý kiến của các bộ ngành địa phương để nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn cho quy chế mới.
- Nhằm khẳng định tầm quan trọng của công tác đấu thầu của nước ta theo hướng
“luật hóa” các hoạt động đấu thầu Bộ kế hoạch đầu tư cần hoàn thiện quy chế đấu thầu trở thành pháp lệnh đấu thầu có giá trị pháp lý cao hơn.
- Chính phủ cần cho ra đời một loại công báo về đấu thầu để yêu cầu các chủ đầu tư phải công khai các dự án, các gói thầu, tạo điều kiện cho các nhà thầu có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin cần thiết về các cuộc đấu thầu.
Đào tạo đội ngũ cán bộ đấu thầu có chuyên môn cao và đạo đức tốt: về lâu dài phải thành lập một trung tâm đào tạo cán bộ về lĩnh vực đấu thầu một cách thống nhất trong phạm vi cả nước. Sớm đưa đấu thầu trở thành một bộ môn chuyên ngành trong các trường đại học, cao đẳng để tạo ra một đội ngũ cán bộ trẻ có khả năng phát triển hơn nữa.
3.1.3 Giai đoạn thẩm định, quyết toán vốn đầu tư:
Quản lý tài chính nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB có nhiều nội dung, song đáng quan tâm nhất là công tác kiểm tra thanh, thẩm định tài chính ở các khâu:
trước, trong, sau khi kết thúc quá trình cấp phát, đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
- Thẩm định tài chính trong quá trình thực hiện dự án, việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo tiến độ khối lượng thực hiện. Khối lượng đó phải có trong thiết kế, trong tổng dự án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định tính đúng đắn của giá trị khối lượng công trình thực hiện đủ điều kiện thanh toán và giá cả công bố.
- Thẩm định tài chính trước quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao vốn cho đơn vị sử dụng. Cơ sở để thẩm định báo cáo quyết toán dự toán hoàn thành là khối lượng thức hiện các loại công việc theo bản vẽ thi công, theo định mức đơn giá và các chế độ khác của Nhà nước quy định, theo cơ sở pháp lý chứng minh tính hợp lý, hợp lệ của nội dung báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN:
3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước:
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước, yêu cầu cấp thiết nhất đó là sự phối hợp đồng bộ, thống nhất các chính sách trong quản lý đầu tư công từ NSNN. Nhu cầu cấp bách nhất trong giai đoạn này cần có Luật đầu tư công làm căn cứ pháp lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chính sách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Thứ nhất, Luật đầu tư công phải quy định đầy đủ toàn bộ quá trình đầu tư công, từ chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn đến lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch
đầu tư công, cũng như các chương trình, dự án đầu tư cụ thể góp phần quan trọng trong chống đầu tư dàn trải dẫn tới nợ nần, lãng phí trong sử dụng nguồn vốn Nhà nước, đồng thời phải thống nhất, nhất quán với các Bộ Luật liên quan như: Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công… Xác định Luật NSNN phải là Luật gốc, giữ vai trò quan trọng và là căn cứ để xác định nguồn lực chi cho đầu tư công.
Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm chủ thể trong quản lý đầu tư công. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, đảm bảo đưa dự án vận hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, không phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, cần phải quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý đầu tư công. Vậy, chủ thể trong quản lý đầu tư công đó là: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu.
Thêm vào đó, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thông thường đồng thời là người đại diện nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà nước, vì vậy cần quy định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư trong trường hợp quyết định đầu tư dự án 99 không hiệu quả làm thất thoát vốn của Nhà nước như quy định về trách nhiệm đối với đại diện vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp trong trường hợp làm thất thoát vốn Nhà nước.
Thứ ba, quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập đầu tư đối với các dự án đầu tư công, kể cả các dự án không có hoạt động xây dựng (như dự án trồng rừng; nuôi trồng thủy sản…) trong Luật đầu tư công để làm cơ sở pháp lý thực hiện.
Thứ tư, tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng tập trung vào một cơ quan đầu mối trong việc quản lý chi đầu tư công từ ngân sách Nhà nước. Để hạn chế tình trạng bất cập trong việc tổ chức bộ máy lập, phân bổ, thực hiện vốn đầu tư công; trách nhiệm của các cơ quan "chồng chéo" với nhau giữa Bộ kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính chúng ta cần tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng tập trung vào một cơ quan đầu mối. Hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao chức năng quản lý Nhà nước về tài chính.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuyển toàn bộ các nhiệm vụ liên quan đến lập, phân bổ các nhiệm vụ chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước sang Bộ Tài chính, gồm: chi đầu tư phát triển; ... Thực hiện được như vậy mới đảm bảo cân đối nguồn lực từ NSNN, hạn chế tình trạng bố trí thiếu vốn ảnh hưởng đến khả năng điều hành và an toàn tài chính quốc gia, đồng thời hạn chế được tình trạng lãng phí, nợ đầu tư công, kéo dài thời gian thực hiện công trình.
Thống nhất đầu mối quản lý đầu tư công từ NSNN. Chuyển giao nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng dự toán, phân bổ chi NSNN (kể cả chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi viện trợ, chi thường xuyên) vào một cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện là Bộ tài chính,
để thống nhất cân đối nguồn lực chi NSNN, trách tình trạng cắt khúc, nợ động trong đầu tư XDCB, hạn chế lãng phí thời gian, đi lại và thủ tục hành chính không cần thiết.
3.2.2. Kiến nghị đối với KBNN:
Bổ sung hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB
Hoàn thiện cơ chế và quy trình kiểm soát đầu tư XDB qua KBNN
Ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo chi đầu tư công qua KBNN
Kéo dài thanh toán vố thuộc kế hoạch năm trước