Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn- Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh (Trang 24 - 37)

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu

Những thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

Những kết quả nghiên cứu, những văn bản có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu về các loài cây thuộc ngành Hạt trần tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng và ở Việt Nam trong những năm trước đây.

Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như danh mục các loài trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32.

2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp

2.4.2. . Dụn cụ và tran t iết ị p ục vụ k ảo s t t ực địa.

Các trang thiết bị xác định vị trí: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000; Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000; máy định vị toàn cầu GPS; la bàn, nhãn, dây buộc, kéo cắt cành, nhãn ghi mẫu; bút ghi nhãn, bút ghi dây buộc; máy, ống nhòm, túi đựng mẫu tạm thời; kẹp mẫu, cồn công nghiệp.

2.4.2.2. X c địn tuyến n iên cứu và điểm n iên cứu

Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tiến hành xác định các tuyến điều tra, các tuyến song song và vuông góc với đường đồng mức. Sử dụng la bàn, máy định vị GPS và bản đồ để xác định vị trí của các tuyến thu mẫu, các điểm nghiên cứu ngoài thực địa.

Tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn, phấn hoặc dây có màu dễ nhận biết. Cùng với chuyên gia địa phương và cán bộ Kiểm Lâm của Khu bảo tồn tiến hành kiểm tra các thông tin về sự xuất hiện của các loài thuộc ngành Hạt trần trên tuyến điều tra.

Dùng máy ảnh để lưu lại hình ảnh của các loài hạt trần trên tuyến điều tra.

Dùng máy định vị GPS để xác định phân bố của các loài trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực vật rừng của Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

Căn cứ vào điều kiện thời gian cùng như về nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ công tác điều tra, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của đề tài đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Công tác chuẩn bị nội nghiệp đóng góp một phần rất quan trọng, sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan như: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, điều kiện địa hình và ý kiến góp ý của lãnh đạo, cán bộ khoa học - kỹ thuật đã nhiều năm làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng,chúng tôi xác lập các tuyến điều tra sau:

Bảng 2.1: Danh sách các tuyến điều tra

STT Tên tuyến điều tra

Khoảnh; tiểu khu tuyến điều tra đi

qua

Địa điểm

Các hệ sinh thái tuyến điều tra đi Tọa độ qua

điểm đầu

Tọa độ điểm cuối

Chiều dài tuyến

1

Từ đường khe Bốc đến núi Sén

khoảnh 1; 2 thiểu

khu 70 khoảnh 3; 5; 9 tiểu khu 59 khoảnh 1; 4 tiểu

khu 69

430.754 2.338.598

428.330 2.335.610 6,3km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi

Trảng cây bụi thứ sinh ẩm nhiệt đới Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới

Rừng trồng Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

2 Từ núi Nèn đến Núi Sén

Khoảnh 2; 4 tiểu

khu 77A Khoảnh 2; 3 tiểu

khu 69

425.600 2.335.150

427.560 2.336.700 6 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

3 Từ Núi Khe Ru

Khoảnh 1; 3; 5

tiểu khu 77A Khoảnh 9; 11; 12;

14; 16 tiểu khu 58

424.280 2.335.210

424.140 2.339.810 6 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

4

Từ núi Bu Lu đến Khe Kẻn

Khoảnh 1; 3; 8; 9 tiểu khu 56

420.850 2.337.780

422.890 2.338.590 4,6 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

5

từ thôn khe Kàn đến núi đèo kinh

Khoảnh 3 tiểu khu

52B Khoảnh 2; 7 tiểu

khu 59 Khoảnh 1;2 tiểu

khu 69 Khoảnh 4; 7; 10;

15 tiểu khu 58

428.640 2.341.240

424.730 2.341.760 9,5 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

6

Từ thôn khe Kàn đến khe Tái

Khoảnh 1 tiểu khu

59 Khoảnh 6; 8; 9; 13

tiểu khu 60

429.210 2.341.430

434.020 2,343.610 8 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt

đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới

Rừng trồng Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

7

từ khoảnh 16 tiểu khu 60 đến khoảnh 12 tiểu khu 60 và khoảnh 6 tiểu khu 59, hướng đỉnh thiên sơn

Khoảnh 12; 13;

16; 60 tiểu khu 60;

Khoảnh 6 tiểu khu 59 Khoảnh 3; 4 tiểu khu 70

432.920 2.340.060

433.870 2.341.180

433.500 2.338.020

10 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt

đới phục hồi

Trảng cây bụi thứ sinh ẩm nhiệt đới Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới

Rừng trồng Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng thứ sinh thường xanh ẩm á

nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm á nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm á nhiệt đới

8

Từ khoảnh 10 đến khoảnh 19 tiểu khu 60

Khoảnh 10; 11;

15; 19 tiểu khu 60

435.980 2.342.290

435.830 2.339.630 5,8 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

9 Từ khe Phương

Khoảnh 12 tiểu

khu 61 Khoảnh 1; 3; 5

tiểu khu 72

439.470 2.341.770

441.610 2.337.740 8 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm á nhiệt đới

10

từ hồ Cao Vân đến khoảnh 10 tiểu khu 72

Khoảnh 7; 10; 11 tiểu khu 72

441.890 2.334.100

441.180 2.336.010 3,6 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

11

Từ suối Vũ Oai qua núi Man lên đỉnh Thiên Sơn

Khoảnh 2; 4; 6; 8

tiểu khu 79 Khoảnh 6; 9; 11;

13; 18 tiểu khu 71 khoanh 1 tiểu khu

79

437.380 2.331.790

437.910 2.337.240 7,2 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi

Trảng cây bụi thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm á

nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm á nhiệt đới

12

Từ bản khe kịa đến suối Vũ Oai

Khoảnh 5; 8; 10;

12 tiểu khu 71

432890 2335580

435.640 2.335.610 3,8 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt

đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng

ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

13

Từ suối Vũ Oai đến đỉnh Thiên Sơn

Khoảnh 1; 2; 3; 4;

5; 6 7 tiểu khu 71 Khoảnh 21 tiểu

khu 60

435.640 2.335.610

433.920 2.338.260 9 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệt đới Rừng thứ sinh thường xanh ẩm á nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm á nhiệt đới

14

Từ suối Vũ Oai đến Bản khe Kịa

Khoảnh 5; 9; 10;

12; 14; 15 tiểu khu 71

435.640 2.335.610

432.340 2.335.270 6,1 km

Rừng thứ sinh thường xanh ẩm nhiệt đới phục hồi Rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh ẩm nhiệt đới Rừng tre nứa thứ sinh ẩm nhiệt đới

Hình 21. Bản đồ tuyến điều tra thực vật KBTTN ĐS-KT

2.4.2.3. Lập ô tiêu c uẩn đo đạc quan trắc.

- Ô tiêu chuẩn được lập cho từng trạng thái rừng ở các đai độ cao khác nhau, theo các hướng sườn khác nhau của khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Bậc độ cao xác định trên bản đồ địa hình và kiểm tra bằng GPS ngoài thực địa, đai cao được phân ra từ 0-700 m và 700-1100. Do số lượng hạt trần theo khảo sát ở đai cao 0-700 rất ít nên số lượng OTC là 5 ô. Tổng số Ô định vị là 20 ô được xây dựng dọc theo các tuyến điều tra, có kích thước 1000m2 (25m x 50m).

- Phương pháp điều tra tầng cây cao: Trong ô tiêu chuẩn đo đếm và định vị các loại cây gỗ và cây bụi, đối với cây gỗ cần xác định tên, đo đếm đường kính thân cây tại độ cao ngang ngực (D1,3, cm), chiều cao vút ngọn (HVN, m), chiều cao dưới cành (HDC, m), đường kính tán lá (DT, m);

+ Xác định tên các cây có đường kính ngang ngực (DBH ≥ 6cm), tên phổ thông hoặc tên địa phương khi không xác định được tên phổ thông. Trong trường hợp không xác định được ngoài thực địa, tiến hành lấy tiêu bản (lá, hoa, quả hoặc vỏ cây) để giám định loài sau.

+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) của cây rừng bằng sào chia vạch đến đề-xi-mét hoặc sử dụng súng đo cây. Chiều cao dưới cánh (Hdc) là chiều cao từ gốc cây ngang mặt đất lên đến cành đầu tiên.

+ Đối với những cây khó tới gần (do địa hình hiểm trở) sử dụng phương pháp mục trắc theo kinh nghiệm từ những cây đã đo.

Mẫu biểu 01: Biểu điều tra các cây gỗ

OTC số:………

Kiểu rừng chính:………

Tọa độ điểm đầu….……….Tọa độ điểm cuối………...

Ngày điều tra:………..Người điều tra:………..………

TT Tên loài D1.3

(cm)

Hvn (m)

Dt

(m) Độ cao Sinh trưởng Ghi chú

- Phương pháp điều tra cây tái sinh:

- Điều tra các loài hạt trần tái sinh tự nhiên theo tuyến.

- Điều tra các loài hạt trần tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ.

- Thiết lập các ô dạng bản kích thước 4m2 (2m x 2m) quanh gốc cây mẹ theo bốn hướng.

- Xác định 20 ô nhỏ 2x2m dọc theo đường chéo của ô tiêu chuẩn.

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra cây tái sinh tự nhiên OTC:……….

Tọa độ điểm đầu….……….Tọa độ điểm cuố………...

Người đo đếm:……….Ngày đo đếm:………

TT Loài cây Cấp chiều cao (cm) Nguồn gốc

tái sinh Sinh trưởng

<50 50-100 >100 Hạt Chồi Tốt TB Xấu

Xác định mật độ cây tái sinh: Mật độ cây (N) được tính theo công thức:

N =(N/S)×10.000 (cây/ha)

Trong đó:

N: số cây đếm được trong diện tích S (cây) S: diện tích đo đếm (m2)

- Xác định sự phân bố theo đai cao.

Sử dụng định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao phân bố của từng cá thể thuộc ngành Hạt trần. Căn cứ vào kết quả điều tra sự phân bố của các loài và bản đồ địa hình đã được số hoá theo các độ cao khác nhau để phân chia theo các đai cao phù hợp và chính xác.

2.4.2.4. Phương pháp thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa

Các mẫu thu phải có đủ của các bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản và được gắn Etyket để ghi lại các thông tin sơ bộ ngoài thực địa, mẫu thu được sẽ được kẹp trong giấy báo khổ A3 và nẹp tạm thời bằng kẹp mắt cáo bằng gỗ.

2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp

2.4.3.1. P ươn p p xử lý và p ân tíc mẫu tron p òn t í n iệm.

Ép mẫu: Trước khi sấy mẫu cần ép phẳng trên giấy báo dày, đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu.

Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu mang về sau khi ép cần được sấy ngay. Khi sấy chú ý để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô.

Phân tích mẫu: Sử dụng phương pháp chuyên gia: phân tích theo họ, chi. So mẫu với bộ mẫu chuẩn tại Khu BTTN và Trường Đại học Lâm nghiệp, xác định tên loài dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả.

2.4.3.2. P ươn p p xử lý số liệu.

Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel.

Tính trị số trung bình của các loài: D1.3(cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m).

Tính mật độ cây tái sinh: Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

Sdt

ha n

N 10.000 /

với Sdt là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.

2.4.4. Phương pháp xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp khắc phục.

Xác định các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật:

Quan sát trực tiếp các chứng cứ và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người đến khu hệ thực vật ngành Hạt trần. Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong Khu BTTN tiến hành đánh giá theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001). Cho điểm các đe dọa theo thang điểm từ 1 đến N điểm (N bằng tổng số đe dọa xem xét) tùy theo mức độ ảnh hưởng của mỗi đe dọa. Mỗi đe dọa được cho điểm theo 3 tiêu chí:

diện tích ảnh hưởng của đe dọa, cường độ ảnh hưởng của đe dọa và tính cấp thiết của đe dọa. Mức độ ảnh hưởng càng lớn số điểm cho càng cao. Tránh cho 2 đe doạ cùng số điểm bằng nhau.

Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích các nguy cơ, xây dựng các giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất.

2.4.5. P p áp cứu có sự tham gia của cộng đ ng và p pháp đá giá nhanh nông thôn thông qua phiếu đ ều tra và phỏng vấn trực tiếp ời dân địa p .

PRA ( ánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của n ười dân), sử dụng nhiều cách tiếp cận cho phép người dân cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động. Cần phải kết hợp cả phương pháp này để phát huy tối đa năng lực

của cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ vào hoạt động điều tra trên thực địa, đồng thời phân tích những áp lực lên tài nguyên rừng và tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển.

RRA ( n i n an nôn t ôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương.Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) với công cụ chính là bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc để phỏng vấn các đối tượng sau: lâm dân, dân sống sát rừng;

cán bộ quản lý, bảo vệ rừng; cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương; cán bộ quản lý khu BTTN; kiểm lâm; cán bộ khoa học kỹ thuật.

2.4.6. Phương pháp xây dựng bản đồ

Sử dụng các phần mềm của GIS để xây dựng bản đồ phân bố các loài Hạt trần theo tỷ lệ: 1/10.000 sử dụng hệ tọa độ VN2000 múi chiếu 3 độ Quảng Ninh. Dùng phương pháp chuyên gia để phân tích đánh giá đưa các loài cần thiết vào bản đồ phân bố. Các số liệu đầu vào của phân bố các loài thực vật được phân tích về tọa độ, độ cao và địa danh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn- Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh (Trang 24 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)