Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu HOC TAP TAM GUONG DAO DUC HO CHI MINH (Trang 45 - 64)

IV. Phong cách Hồ Chí Minh

2. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh

2.1. Phong cách làm việc a. Tác phong quần chúng

Người có một tác phong làm việc rất tự nhiên và bình dị, được thể hiện bằng những hành động cụ thể:

- Sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng.

- Tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.

- Giáo dục, lãnh đạo quần chúng; đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần: lãnh đạo là đầy tớ, ND là chủ.

- Tự bản thân mình phải mực thước để xứng đáng với sự tin cậy của QCND

Bác đón Tết Kỷ Dậu cùng ND Thủ đô Bác thăm bà con DT thiểu số

b. Tác phong tập thể - dân chủ

- Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người

- Hồ Chí Minh hết sức chú ý việc thực hiện và phát huy DC trong nội bộ Đảng cũng như đối với quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của mọi người.

- Tác phong tập thể - DC của HCM luôn luôn tạo ra được không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo

- Người luôn trân trọng ý kiến của mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc cao hay thấp.

Đầu óc đẳng cấp là hoàn toàn xa lạ với Hồ Chí Minh.

Bác luôn lắng nghe, trân trọng ý kiến tập thể

c. Tác phong khoa học

Tác phong khoa học của Hồ Chí Minh tập trung ở những điểm chủ yếu dưới đây:

- Làm việc phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể.

- Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung:

chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp, “ Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”.

- Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới, QC - Tác phong KH đòi hỏi “lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểmnắm điển hình”, “phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ”, “cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể”, “phải cẩn thậnnhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn”.

- Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm

Bác Hồ trong lãnh, chỉ đạo Bác thăm Bệnh viện Quân y

2.2. Phong cách ứng xử

Phong cách ứng xử bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời của con người.

- CT HCM đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách con người.

- Thể hiện đầy đủ và bao trùm nhất là trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử VH

- Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị đối với ND, bạn bè, đồng chí, anh em, dù đó là những nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng hay chỉ là những ND, CN bình thường

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã làm cho bất cứ ai gặp Người cũng đều thấy thoải mái, tự nhiên, xua tan đi mọi sự e ngại hay sợ sệt.

Bác Hồ

với CT Cay Xổm Phôm vi Hản và tiếp khách quốc tế

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới

- Qua giao tiếp, HCM đem đến cho mọi người YT về sự bình đẳng hoàn toàn giữa những con người tự do, đưa đến những rung động, những xúc cảm mạnh mẽ và để lại những ấn tượng bền vững trong ký ức mọi người.

- Nhà nghiên cứu người Mỹ Đavít Hanbớcxtam nhận định: toàn thể con người của Ông tỏa lên một phong thái bình dị và tế nhị bẩm sinh. Văn minh C.Âu tác động bằng lưỡi lê và rượu cồn giấu dưới áo thun đen của cha cố Công giáo. Còn Ông tiêu biểu cho một nền VH, không phải là nền VH C.Âu, mà có lẽ tiêu biểu cho nền VH tương lai.

- Thái độ khiêm nhường cũng là một trong những nét nổi bật của phong cách ứng xử VH mà mọi

người đều thấy ở Hồ Chí Minh

- Ở Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử VH là phong cách chứa đựng những giá trị nhân văn nhất của con người, thể hiện cái đẹp với tính cách là lý tưởng thẩm mỹ mà con người mong muốn.

Chính vì vậy, nó có sức cuốn hútcảm hóa mọi người, tạo nên sự cảm phục, ngưỡng mộthôi thúc con người hướng tới cái chân, thiện, mỹ

2.3. Phong cách sinh hoạt

- Cuộc sống riêng của HCM đã hòa làm một với Snghiệp mà Người đã hiến dâng tất cả cho dân, cho nước, cho Snghiệp GPDT, GP XH và GP con người.

- Phong cách sinh hoạt HCM là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, không có bất cứ một ham muốn danh lợi nào cho riêng mình

- Yêu TN và gắn bó với TN là một đặc trưng rất nổi bật của phong cách sinh hoạt HCM, gắn liền và xuất phát từ tình yêu đất nước, tình yêu con người

- Cách sống của Người xuất phát từ một triết lý nhân sinh: lấy khiêm tốn giản dị làm nền, lấy

chuẩn mực điều độ là chuẩn, lấy trong sạch thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên

nhiên làm niềm say mê vô tận

- Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn, với

một cuộc sống trọn vẹn từ khi bước vào đời cho đến khi ra khỏi cuộc đời

Bác Hồ

tưới cây vú sữa miền Nam Bác chăm sóc vườn rau

Một phần của tài liệu HOC TAP TAM GUONG DAO DUC HO CHI MINH (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(64 trang)