PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TNLĐ VÀ BNN TẠI BIGC THĂNG LONG
2.3. Thực trạng thực hiện công tác an toàn lao động tại hệ thống siêu thị BigC Việt Nam
2.3.1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại BigC Thăng Long
2.3.1.1. Các yếu tố nguy hiểm về cơ học
Yếu tố nguy hiểm cơ học bao gồm:
Bộ phận Quan hệ công
chúng
Bộ phận Hành chính và
Tài chính Bộ phận
vệ sinh và chất lượng Bộ phận
chuỗi cung
ứng Bộ phận
Quản lý khu ẩm thực Bộ phận
Hành lang Thương mại
Bộ phận Phát triển Bộ phận
Dự án
- Vật rơi, đổ sập ngã do hàng hóa vận chuyển trong kho, các hàng hóa trên quầy hàng, khu vui chơi,…
- Nguy cơ tai nạn thang cuốn: nhân viên, khách hàng bị mắc đồ dùng hoặc quần áo vào khe hở của thang cuốn dễ bị ngã, kéo, cuốn theo thang.
- Trơn trượt ngã: khu vực nhà kho, chế biến thức ăn sẵn thường ẩm ướt nên nhân viên có thể trơn trượt ngã khi làm việc ở khu vực này.
Mặt sàn của BigC được lát bằng gạch hoa trắng, nhẫn bóng thuận lợi cho việc lau dọn vệ sinh tuy nhiên dễ gây nguy hiểm cho nhân viên đi lại khi sàn bị ướt như dễ bị trơn trượt.
- Không gian làm việc: Thực tế cho thấy không gian làm việc của đội ngũ nhân viên siêu thị là khá hạn chế vì hầu hết diện tích là dành cho hàng hóa và lối đi của khách hàng. Khi làm việc trong không gian hạn chế khiến bầu không khí làm việc trở nên nguy hiểm khi thiếu oxy hoạc có mặt của những loại khí cháy. Những tác nhân này khiến cho công việc tiến hành tại khu vực không gian hẹp trở nên nguy hiểm hơn ví dụ như sơn, dán nền, tẩy rửa nền bằng dung dịch….
Biện pháp mà BigC đã thực hiện:
- Sử dụng máy móc vận chuyển, xếp hàng hóa trong kho. Tuy nhiên, các máy móc này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nên khi sử dụng, nhân viên cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Tránh tải trọng tĩnh tác động trực tiếp lên vai do giơ tay cao hoặc nắm chặt dụng cụ liên tục.
+ Tránh xoay cổ tay những góc khó khi sử dụng các dụng cụ như kéo, kìm,….
+ Chọn loại dụng cụ có trọng lượng, kích cỡ phù hợp với công việc cần làm . + Dụng cụ phải được giữ sạch, không có dầu nhớt hoặc bám bẩn, các chi tiết chuyển động phải được bôi trơn tốt.
+ Chỉ có dụng cụ cách điện mới được sử dụng khi làm việc với những thiết bị điện.
+ Cất giữ dụng cụ cẩn thận trong các hộp, giá, thùng, bao, không để dụng cụ bừa bãi hoặc nơi có thể rơi, lăn, dịch chuyển.
- Các loại hàng hóa khác nhau được phân ra từng khu khác nhau thuận lợi cho việc làm việc của nhân viên, sự tìm kiếm của khách hàng, tránh được sự cố xảy ra theo dây chuyền.
Các kệ hàng bình thường cao khoảng 1.8m-2m, kệ hàng khuyến mãi cao khoảng 1.2m. Khoảng cách giữa các kệ khoảng 2m, chiều dài kệ hàng khoảng 6-7m thuận lợi cho việc sắp xếp hàng hóa của nhân viên không phải với cao gây nguy hiểm khi bị hàng hóa nặng rơi vào người. Tuy nhiên các kệ hàng lại không có các thanh ngang ngăn giữ hàng nên khi có nhiều hàng thì dễ bị rơi gây nguy hiểm cho khách hàng và nhân viên.
- Hàng hóa trong kho, quầy hàng được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học.
Không được xếp hàng hóa quá cao, chênh vênh, không có điểm tựa.
- Thường xuyên kiểm tra sự an toàn của các gian hàng, quầy hàng và hàng hóa trong kho. Các gian hàng đã niêm yết quá hạn sử dụng, quá cũ, đã xuống cấp, hỏng cần phải thay thế nhanh chóng.
- Thường xuyên lau dọn vệ sinh khu vực làm việc sạch sẽ, quy định các nhân viên giữ gìn vệ sinh khi làm việc.
- Thang cuốn được lắp thanh bảo vệ, bịt kín các khe hở ở trong thang, đặt bảng cảnh báo cho nhân viên và khách hàng không được đứng sát vào mép 2 bên thang, luôn giữ khoảng cách an toàn, tránh tình trạng chen lấn, ngã cầu thang.
Bên cạnh đó, cũng có nhân viên bảo vệ và hệ thống camera giám sát để phát hiện và thông báo kịp thời khi có sự cố xảy ra.
2.3.1.2. Các yếu tố nguy hiểm về điện
BigC có hệ thống điện phức tạp với công suất lớn được vận hành liên tục nên rất dễ xảy ra sự cố chập cháy điện.
Các biện pháp của công ty:
- Các dây điện đều được bao bọc lớp cách điện và áp vào trong tường, cách ly nơi làm việc. Các thiết bị đều được nối dây trung tính.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng hệ thống điện lưới của siêu thị.
- Trang bị các thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng như cầu thang thoát hiểm, hệ thống báo cháy nổ,…
Hằng năm, siêu thị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng chống cháy chập theo các tình huống giả định.
2.3.1.3. Các yếu tố nguy hiểm về hóa chất
Các yếu tố nguy hiểm về hóa chất bao gồm:
- Các chất khí gây nhiễm độc cấp tính
- Bỏng do hóa chất
- Nhân viên vệ sinh - những người trực tiếp sử dụng hóa chất tẩy rửa (lau sàn, lau kính, xà phòng,..) sử dụng liên tục vê lâu dài các hóa chất sẽ bào mòn da tay, khô tay, mắc các bệnh về chân tay như lở loét, viêm da, khô da và nguy hiểm hơn có thể mắc các chứng bệnh về hô hấp.
Biện pháp của công ty:
- Siêu thị trang bị cho nhân viên làm việc với hóa chất các phương tiện bảo hộ như quần áo, găng tay, ủng,… cùng với các thiết bị khử mùi, hút mùi.
- Khuôn viên của siêu thị trồng nhiều cây xanh
- BigC đưa ra quy định, biển cấ đem những hóa chất vào siêu thị 2.3.1.4. Các yếu tố nguy hiểm về nhiệt
Các yếu tố nguy hiểm về hóa chất bao gồm:
- Các khu vực chế biến thức ăn như khu làm bánh mì, khu nấu thức ăn sẵn,…
chứa nguồn nhiệt có thể làm bỏng, gây cháy nổ.
- Nguy cơ cháy nổ do quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị do sạc điện ở những khu vực ẩm ướt.
- Không gian siêu thị chứa nhiều hàng hóa tiêu dùng như quần áo, giày dép dễ bắt lửa. Các gian hàng ít khoảng trống nên khi có tai nạn sẽ khó thoát ra ngoài.
Biện pháp của công ty:
- BigC thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị máy móc, dây điện, nguồn điện, đảm bảo các thiết bị được hoạt động tốt, màng bảo vệ được bao bọc cẩn thận.
- Các nhân viên, chuyên viên về sửa chữa của BigC luôn phải được trang bị các thiết bị sửa chữa tiên tiến, đảm bảo an toàn, cắt nguồn điện trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.
2.3.1.5. Các yếu tố nguy hiểm về nổ
Các yếu tố có nguy cơ gây nổ vật lý (nổ nồi hơi, khí nén,..) và nổ hóa học (xăng, gas,…): Siêu thị có sử dụng gas để đun nấu và có nhiều vật liệu hàng hóa dễ gây cháy
Biện pháp của công ty:
- BigC thường xuyên kiểm tra định kỳ máy móc, thiết bị, các khu vực dễ gây cháy nổ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên làm việc cẩn thận, tuân thủ các quy tắc làm việc, quy trình làm việc.
- Đặt các biển cấm nhân viên, khách hàng không được sử dụng thuốc, bật lửa và các thiết bị gây cháy nổ trong không gian siêu thị.
- Trang bị các thiết bị báo cháy nổ và những vật dụng chữa cháy ở những nơi dễ thấy trong siêu thị.
2.3.2. Nhận diện các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động tại BigC Thăng Long
Các yếu tố có hại
- Lượng khách hàng đến tiêu dùng sản phẩm của BigC là khá lớn nên nhân viên ở đây thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn, bụi bẩn....
- Thời gian làm việc thường kéo dài, khối lượng công việc lớn, lương thưởng nhìn chung không cao
- Thời gian làm việc của nhân viên chia làm hai mức, làm theo ca và toàn thời gian. Do công tác tổ chức sắp xếp lao động nên các nhân viên làm việc cả ngày có xu hướng mệt mỏi vào thời điểm cuối ngày. Đây là thời điểm mà siêu thị đông khách nhất, đặc biệt với nhân viên thu ngân thì đây có lẽ là khoảng thời gian mệt mỏi nhất.
- Hay các nhân viên gian hàng khi lượng tiêu thụ lớn thường xuyên phải bổ sung hàng.
- Trong các dịp lễ, tết, với một siêu thị lớn và nhiều khách hàng như BigC, cường độ công việc tăng lên gấp đôi, gấp ba, người lao động phải làm tăng ca. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động cũng như sức khỏe của người lao động gây ra xu hướng không hứng thú khi làm việc.
- Tư thế làm việc cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý khi làm việc của người lao động. Như nhân viên thu ngân phải đứng nhiều giờ liền, nhân viên kho hay phải bốc vác nặng,..
Biện pháp của công ty:
- Trang bị các vật dụng bảo hộ lao động kỹ càng hơn cho nhân viên ( mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang ....)
- Trang bị đồng phục nhân viên với chất liệu an toàn, thoải mái, thoáng mát, dễ mặc
- Bảo hành, bảo dưỡng, thay mới các phương tiện cũ, han rỉ của nhân viên - Trang bị hệ thống điều hòa, máy lọc không khí chất lượng để đảm bảo môi trường không khí cho nhân viên cũng như khách hàng