KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

Một phần của tài liệu Ky nang song (Trang 38 - 50)

Mục đích :

- Biết nên giải quyết vấn đề bằng cách nào ?

- Các bước thực hiện khi ra quyết định.

Xác định vấn đề

Thu thập thông

tin

Liệt kê các giải

pháp

Kết quả sự lựa chọn giải

pháp

RA QUYẾT ĐỊNH

Hành vi thể hiện Kiểm định

lại hiệu quả quyết

định

- Chia nhóm sắm vai các tình huống

- Thảo luận nhóm

1. Quyết định nói ra một sự thật

2. Xung đột trong gia đình khiến bạn buồn chán, thất vọng. Bạn có ý định bỏ nhà ra đi.

3. Một trẻ gái đang bị rủ rê gia nhập một nhóm

không lành mạnh có liên quan đến tiêm chích ma túy.

4. Một bạn phát hiện bạn của mình lấy cắp tiền của người khácvà bạn đang băn khoăn không biết làm gì ?

5. Hai bạn nữ ở nông thôn đang bị nhóm bạn rủ đi thành phố kiếm sống (nhóm bạn này đã từng đi thành phố kiếm sống)

6. Một bạn học kém trong học kì vừa rồi, gia đình không hài lòng. Bạn buồn bã tìm đến một người bạn, có một bạn đang xui bạn ấy bỏ học.

KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các tình huống

gây căng thẳng

- Từng nhóm liệt kê các tình huống gây căng thẳng hàng ngày

- Thông báo và ghi lên bảng

- Chọn một vài tình huống đã nêu, nói lên tâm trạng khi gặp tình huống đó

- Chia nhóm thảo luận về tâm trạng có thể có khi gặp phải một tình huống đã liệt kê.

+ N1: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi thất bại trong học tập

+ N2: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi sắp đến kì thi

+ N3: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị khiển trách oan

+ N4: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị ép buộc làm những việc không thích

- Các nhóm trình bày

Biết tình huống gây căng thẳng hàng ngày

và những cảm xúc thường gặp

Ý nghĩa HĐ1

- Có nhiều tình huống căng thẳng hàng ngày .

- Khi bị căng thẳng con người thường có tâm trạng : buồn chán, thất vọng, tức giận, lo lắng, hồi hộp, uất ức, … làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng có thể hy vọng, mong muốn, cố gắng hơn. Tìm cách chống lại căng thẳng (stress) : nghỉ ngơi, ngủ nhiều, tập bài tập thư giãn, hoàn thành từng việc một, ăn uống hợp lí, tập thể dục thể thao, đọc sách, ca hát,

KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Hoạt động 2 : Ý thức về các cảm xúc của bản thân mình trong tình huống căng

thẳng

- Chia nhóm thảo luận các câu hỏi :

1. Có thể có những tâm trạng khác nhau khi căng thẳng không ?

2. Những tâm trạng đó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

- Các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung

Ý nghĩa HĐ2 :

- Khi căng thẳng sẽ có cảm xúc hay tâm trạng khác nhau- Có những cảm xúc tiêu cực: buồn, tức giận,… ảnh hưởng đến sức khỏe, giao tiếp, sinh hoạt, học hành, làm việc.

- Có những cảm xúc tích cực: hy vọng, mong muốn, cố gắng,.. để luôn tìm cách ứng phó tích cực.

- Bình tĩnh và cân bằng hơn khi gặp phải tình huống căng thẳng

KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Hoạt động 3: Dòng suy nghĩ tích cực và tiêu cực đối với tình huống căng thẳng

- Nêu một vài tình huống gây căng thẳng.

Tất cả ghi ra những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực về tình huống đã nghe.

- Đọc lên ý kiến, ghi lên bảng : suy nghĩ tích cực/suy nghĩ tiêu cực

Thảo luận

+ Những hành vi tích cực/tiêu cực đưa đến những hành động tương ứng nào ? Nêu thí dụ qua thực tế.

+ Điều gì xảy ra nếu chỉ có những ý nghĩ tiêu cực ?

+ Cần những kĩ năng sống cụ thể nào để thúc đẩy suy nghĩ tích cực và hạn chế suy nghĩ tiêu cực?

KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Hoạt động 4: Các cách ứng phó

- Nêu một vài tình huống gây căng thẳng .Ghi lên bảng

- Mỗi người nhận một phiếu ghi cách ứng phó.

- Đọc tình huống vừa nêu, mỗi bạn suy nghĩ xem mình có thích phiếu ứng phó đang cầm trong tay.

- Di chuyển đến 1 trong 3 vị trí : THÍCH – KHÔNG THÍCH

– KHÔNG RÕ LẮM, LƯỠNG LỰ để bày tỏ thái độ của mình đối với cách ứng phó ghi trên phiếu

- Nêu vài cách ứng phó và giải thích vì sao T – KT - LL

Tìm hiểu và phân tích các cách ứng phó khác nhau mang tính tích cực

Các tình huống gây căng thẳng thường gặp :

Sắp đến kì thi, bị trách oan, bị điểm thấp trong kì kiểm tra,bị kẻ xấu xin đểu, hăm dọa, bạn bè nói xấu,…

Thảo luận

- Có nhiều cách ứng phó khác nhau trong tình huống gây c ă ng thẳng không ? Điều này có ý nghĩa gì ?

- Có những cách ứng phó phù hợp cho tình huống này nhưng không phù hợp đối với tình huống khác không ?

- Có phải người ta luôn biết vận dụng những cách ứng phó phù hợp và không sử dụng cách ứng phó không phù hợp không ? Cho thí dụ.

Ý nghĩa HĐ4 : Các cách ứng phó

- Có nhiều cách ứng phó khác nhau đối với tình huống căng thẳng. Tuy nhiên không phải bao giờ người ta cũng sử dụng những cách ứng phó phù hợp và không cần sử dụng những cách ứng phó không phù hợp, dù có biết.

- Trong thực tế, khi căng thẳng, người ta khó có thể có được cách ứng phó phù hợp mà thường vận dụng cách ứng phó không phù hợp. Cần rèn luyện để có cách ứng phó phù hợp.

- Các kĩ năng tự nhận thức, bày tỏ, thổ lộ, nhờ người giúp đỡ, suy nghĩ linh hoạt, thương thuyết,

… là rất cần thiết. Các hình thức đi dạo, đi du lịch, chơi thể thao, nghe nhạc, làm một công việc mà mình yêu thích,… là cách ứng phó tích cực.

KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG

Hoạt động 5 : Nhìn sự việc theo một cách mới

- Liệt kê nhanh các tình huống gây căng thẳng của bạn và nêu suy nghĩ riêng.

Thí dụ :- Một em học sinh vừa biết tin là không được chọn nhận học bổng của địa phương.

(Tôi kém lắm / Ai cũng may mắn chỉ có tôi là không may)

- Kể cho bạn ngồi kế bên biết suy nghĩ của bản thân mình.

- Nhờ bạn nêu ra suy nghĩ khác (Td: Vì có nhiều người …)

- Vài cặp lên trình bày.

- Thảo luận, so sánh các cách suy nghĩ mới – Tác dụng của nó.

Biết điều chỉnh thái độ, cách nhìn để bớt căng thẳng và cảm thấy

vững vàng hơn

Ý nghĩa HĐ 5 : Nhìn sự việc theo một cách mới Thông thường sự căng thẳng là do ta dễ có suy nghĩ tiêu cực về một tình huống xảy ra. Tìm cách suy nghĩ mới, tích cực, linh hoạt góp phần giảm bớt sự căng thẳng, huớng đến hành động tích cực để cải thiện tình hình.

Một phần của tài liệu Ky nang song (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(52 trang)