II.1.6.1. Sử dụng kĩ thuật động não nhằm khơi gợi những giải pháp sáng tạo.
Bằng việc sử dụng kĩ thuật này sẽ giúp học sinh chỉ trong một thời gian ngắn sẽ nảy sinh được nhiều ý tưởng khác nhau cho một vấn đề.
VD: Dạy bài 24 “Vùng Bắc Trung Bộ ( tiếp theo)” giáo viên đưa ra câu hỏi?
Nguyên nhân nào dẫn đến Công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng? (Học sinh sẽ phải suy nghĩ tìm tòi và đưa ra nguyên nhân – Các nguyên nhân có liên quan đến kiến thức nhiều môn học, kiến thức về môi trường)
Do lịch sử phát triển: Chịu sự tàn phá của chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Do thiên tai, bão lũ nên khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Do trong quá trình phát triển, nhiều khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .
Do những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, lợi nhuận nhiều đòi hỏi vốn lớn, trình độ nhân công…
Đất đai ít nên ít nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng….
II.1.6.2. Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép.
Đây là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: Giải quyết một vấn đề phức hợp có nhiều chủ đề; kích thích sự tham gia của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong hợp tác.
Mô hình của kỹ thuật này
VD cụ thể: Khi dạy bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” giáo viên có thể vận dụng kỹ thuật này kết hợp với tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi cho học sinh tìm hiểu mục 2: Ô nhiễm nguồn nước.
Vòng 1 ( Chuyên gia): Giáo viên chia lớp làm 8 nhóm ( Mỗi nhóm từ 2-3 bàn) và yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, kiến thức của bản thân và một số hình ảnh trên máy chiếu và điền vào phiếu học tập số 1.
Các nhóm lẻ có nhiệm vụ điền vào phiếu học tập 1A với nhiệm vụ: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông? Hậu quả?
Nhóm chẵn: điền vào phiếu học tập 1B với nhiệm vụ: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước biển? Hậu quả?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1A Ô nhiễm nước ngọt 1B Ô nhiễm nước mặn
Nguyên nhân Nguyên nhân
Hậu quả Hậu quả
Vòng 2 (Mảnh ghép): Sau khi học sinh thảo luận khoảng 2 phút. Giáo viên yêu cầu nhóm 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 quay lại tạo thành 4 nhóm và thảo luận đưa ra nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nguồn nước sông và nước biển và dán vào mẫu phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ô nhiễm nước ngọt Ô nhiễm nước mặn Nguyên nhân
Hậu quả
Sau 3 phút giáo viên yêu cầu đại diện 2 nhóm lên báo cáo kết quả. 2 nhóm còn lại bổ sung ý kiến. Giáo viên chuẩn kiến thức trên máy chiếu và mở rộng, bổ sung cho học sinh hiểu thêm về khái niệm thủy triều đỏ, thủy triều đen.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ô nhiễm nước ngọt Ô nhiễm nước mặn
Nguyên nhân
- Rác thải từ công nghiệp - Phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật dư thừa trên đồng ruộng
- Chất thải sinh hoạt
- Váng dầu
- Rác thải, nước thải sinh hoạt - Nước thải từ sông ngòi.
- Chất phóng xạ, chất thải công nghiệp
Hậu quả
- Gây ảnh hưởng sức khỏe của con người.
- Ảnh hưởng tới cảnh quan.
- Ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng thủy sản
- Gây hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ.
- Ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng thủy sản.
- Ảnh hưởng tới cảnh quan.
- Ô nhiễm môi trường sinh thái…
Kỹ thuật mảnh ghép này rất phù hợp khi sử dụng với những câu hỏi, những vấn đề đòi hỏi sự suy nghĩ, tìm tòi, đặc biệt là những câu hỏi, vấn đề có nhiều nội dung, liên quan tới nhiều môn học, nhiều nội dung học tập.
II.1.6.3. Sử dụng kĩ thuật khăn trải (phủ) bàn.
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
Kỹ thuật khăn phủ bàn có thể được sử dụng với những nội dung thảo luận liên quan đến kiến thức của các môn học và kiến thức về môi trường đem lại hiệu quả cao.
Bởi nó đòi hỏi sự tư duy của các cá nhân và sự tư duy chung của cả nhóm.
Mô hình kỹ thuật khăn phủ bàn trên khổ giấy Ao dành cho nhóm 4 học sinh.
* VD: Khi dạy bài 10: “Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường” giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật khăn phủ bàn với nội dung: Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường. (Để giải quyết nội dung này học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn về môi trường, môn Giáo dục công dân, môn công nghệ, sinh học, hóa học…)
HS1
HS2
HS3 HS4
- GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 8 thành viên (Vì lớp học có 40 học sinh), phát cho mỗi nhóm 1 tờ A0. Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và phần xung quanh. phần xung quanh đuợc chia thành 8 phần nhỏ dành cho 8 học sinh.
- Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên "khăn phủ bàn"
- Sau đó, các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa "khăn phủ bàn”
Tiếp theo đại diện 2 nhóm lên trình bày, 3 nhóm còn lại nhận xét. Sau đó giáo viên chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu.
II.1.6.4. Sử dụng kĩ thuật tạo sơ đồ tư duy
Kỹ thuật này thường đượ sử dụng để tổng kết nội dung bài học hay dùng trong thảo luận một vấn đề…Với kỹ thuật này học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung kiến thức của bài.
VD: Khi dạy chủ đề: “vùng trung du và miền núi Bắc Bộ” (SGK Địa lý 9), ở phần tổng kết giáo viên có thể chia lớp làm 3 nhóm theo 3 dãy lớp và tổ chức thi tổng hợp lại kiến thức của bài theo bản đồ tư duy.
Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra bản đồ tư duy của mình. (để có được một bản đồ tư duy đẹp, chuẩn xác đòi hỏi học sinh phải phát huy thẩm mỹ trong môn Mĩ thuật, kiến thức trong môn Địa lý, môn sinh học, môn hóa học…để hoàn thành nhiệm vụ)
GV có thể giới thiệu cho học sinh hình ảnh bản đồ tư duy của các anh chị trong trường khóa trước và nêu nhận xét để các em thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài.
II.1.6.5. Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi… để việc tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý đạt hiệu quả cao.