6. MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
6.5. Tháo và lắp cụm tuabin - máy nén
Việc tháo và lắp cụm TB-MN phải tuân thủ theo đúng trình tự và chỉ dẫn của nhà thiết kế, tránh trường hợp tháo TB-MN khi chưa biết rõ nguyên nhân cũng như chưa xác định được mục đích rõ ràng.
Quá trình lắp cụm TB-MN vào động cơ hết sức quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Các bước lắp đặt cụm TB-MN được tiến hành theo trình tự ngược lại so với lúc tháo. Tuy nhiên, cần phải chú ý tới lực siết bulông, đai ốc phải đúng yêu cầu. Ngoài ra, sau khi lắp xong cần phải thực hiện đầy đủ các công việc sau:
- Tra dầu vào cụm TB-MN và quay tay để đưa dầu tới các ổ trục;
- Đổ đầy nước làm mát vào động cơ;
- Khởi động động cơ và kiểm tra xem có hiện tượng rò rỉ không;
- Kiểm tra mức dầu của động cơ.
Tuabin tăng áp được chế tạo rất chính xác, nhưng do thiết kế của nó cũng rất đơn giản nên nó cũng rất bền nếu tuân thủ theo một vài chú ý đơn giản sau đây.
Tuabin tăng áp hoạt động ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt: Cánh tuabin tiếp xúc trực tiếp với khí xả, nhiệt độ tới 9000C khi động cơ đầy tải và cả cụm quay ở tốc độ tới 100.000[vg/ph]. Vì vậy, điều có ảnh hưởng lớn nhất đến tính năng và độ
bền của tuabin tăng áp là việc bôi trơn các ổ đỡ cánh tuabin và cánh nén.
Vì vậy, để tuabin hoạt động lâu dài không có trục trặc, phải tuân theo các chú ý sau:
6.5.1. Các chú ý khi tháo lắp
- Dầu động cơ nóng rất nhanh do nó sử dụng để làm mát và bôi trơn tuabin tăng áp, nên nó bị biến chất nhanh chóng. Vì vậy, dầu động cơ và lọc dầu phải được thay thế thường xuyên.
Thời gian thay dầu và lọc dầu được xác định bởi điều kiện làm việc của xe hoặc nơi sử dụng xe. Do đó, phải tham khảo các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng thích hợp để thay thế đúng thời hạn.
- Chắc chắn dùng các loại dầu cho các động cơ có tuabin tăng áp.
- Do các ổ đỡ không được bôi trơn đầy đủ ngay sau khi động cơ khởi động. Vì vậy tránh tăng tốc đột ngột hay chạy động cơ ở tốc độ cao ngay sau khi khởi động.
Những điều kiện sau sẽ làm ổ đỡ mòn rất nhanh hay hư hỏng trừ khi cho động cơ chạy không tải 30s sau khi khởi động:
+ Cho động cơ hoạt động ngay sau khi thay dầu hoặc thay lọc dầu.
+ Cho động cơ chạy ngay, sau khi nó chưa được chạy khoảng nửa ngày.
+ Khởi động động cơ khi trời lạnh.
- Không được tắt máy ngay lập tức khi xe đang kéo rơ mooc hay sau khi xe vừa chay ở tốc độ cao hay leo dốc. Để động cơ nổ không tải từ (20-120)s, phụ thuộc vào mức độ khắc nghiệt của điều kiện hoạt động.
Bảng 6- 1 Thời gian chạy không tải nên tuân theo trước khi tắt máy
Điều kiện lái xe Thời gian không tải
Chạy trong thành phố hay ngoại ô dưới 80km/h Không cần Chạy tốc
độ cao
Không đổi ở 80km/h Khoảng 20s
Không đổi ở 100km/h Khoảng 1 phút
Chạy ở đường núi, đua hay chạy liên tục trên 100 km/h Khoảng 2 phút
Sở dĩ phải cho động cơ chạy không tải trước khi tắt máy là vì: trong quá trình chạy ở tốc độ cao cánh tuabin tiếp xúc trực tiếp với khí xả rất nóng nên nhiệt độ của nó tăng đặc biệt cao. Do trục nối giữa cánh tuabin và cánh nén được làm mát bằng nước làm mát động cơ và dầu bôi trơn nên nhiệt độ của nó không cao lắm. Vì vậy, nếu tắt máy ngay lập tức sau khi vừa chạy ở tốc độ cao, dầu và nước không tuần hoàn nữa, nhiệt độ của trục tăng rất mạnh do nhiệt độ của cánh tuabin. Đồng thời, TB-MN sẽ thiêu dầu bôi trơn ( vì đã tắt máy ) trong khi trục TB-MN vẫn còn quay ở tốc độ cao.
Vì vậy phải để động cơ chạy không tải trước khi tắt máy, nó sẽ giúp trục nguội từ từ (vì khi chạy không tải nhiệt độ khí xả thấp hơn từ 3000- 4000C) và không thiếu dầu bôi trơn.
6.5.2. Các chú ý khi bảo dưỡng, sửa chữa
- Nếu động cơ hoạt động với lọc gió, nắp vỏ lọc gió hay đường ống bị tháo, các vật bên ngoài sẽ lọt vào và làm hỏng cánh tuabin và cánh nén bởi vì chúng quay với tốc độ rất cao.
- Nếu tuabin tăng áp hỏng và cần phải thay thế, đầu tiên kiểm tra các mục sau để tìm nguyên nhân sửa chữa nếu cần thiết:
+ Mức dầu động cơ và chất lượng dầu.
+ Điều kiện sử dụng của tuabin tăng áp.
+ Đường dầu đến tuabin tăng áp.
- Trước khi tháo tuabin tăng áp, nút các cửa nạp thải cửa dầu vào để tránh bụi hay các vật lạ lọt vào.
- Đọc kỹ các chỉ dẫn trước khi tháo lắp tuabin tăng áp. Không được đánh rơi nó, đập nó vào bất cứ vật gì hay cầm vào những chi tiết dễ bị biến dạng của nó khi dịch chuyển, chẳng hạn như bộ chấp hành.
- Khi thay tuabin tăng áp, kiểm tra xem nó có bột than bám trong các ống dầu hay không. Nếu cần làm sạch hay thay các ống.
- Khi thay tuabin tăng áp, đổ 20cc dầu vào cửa dầu của tuabin và quay cánh nén vài lần bằng tay để bôi dầu lên các ổ đỡ.
- Khi đại tu hay thay động cơ. Ngắt nguồn nhiên liệu sau khi lắp lại và quay động cơ trong 30s để dầu chạy đến toàn bộ các chi tiết động cơ. Sau đó, để động cơ chạy không tải 60s.
6.5.3. Kiểm tra tuabin tăng áp
6.5.3.1. Kiểm tra tua bin tăng áp trên xe - Kiểm tra hệ thống nạp khí
Kiểm tra rò rỉ hay tắc giữa lọc khí và đường vào tuabin tăng áp, giữa đường ra tuabin tăng áp với nắp qui lát. Nếu tìm thấy hư hỏng gì, làm sạch, sửa chữa hay thay thế chi tiết.
- Kiểm tra hệ thống xả
- Kiểm tra rò, tắc giữa nắp qui lát và cửa vào tuabin, giữa cửa ra tuabin và ống xả. Nếu tìm thấy hư hỏng, làm sạch, sửa hay thay thế chi tiết.
- Kiểm tra hoạt động bộ chấp hành - Tháo ống bộ chấp hành.
- Dùng SST 09992-00241 (Đồng hồ đo áp suất tuabin tăng áp), áp suất khoảng 0,81 kgf/cm2 lên bộ chấp hành và kiểm tra răng cần dịch chuyển. Nếu cần không dịch chuyển, thay cụm tuabin tăng áp.
Lưu ý : Không bao giờ tạo áp suất lớn hơn 0,95 [kgf/ cm2]lên bộ chấp hành.
- Kiểm tra áp suất tuabin tăng áp +Hâm nóng động cơ.
+ Nối cút chữ T vào ống áp suất bộ bù tăng áp và lắp SST vào nó.
+ Đạp côn sau đó nhấn ga hết cỡ, đo áp suất tuabin tăng áp ở 2400 [vg/ph]
hay cao hơn.
+ Áp suất tiêu chuẩn: (0,61-0,81) [kgf/ cm2]. - Kiểm tra chuyển động quay của cánh nén
+ Tháo ống lọc gió.
+ Quay cánh nén bằng tay, kiểm tra rằng nó quay êm. Nếu nó không quay hay nó bị kẹt trong khi quay, thay cả cụm tuabin tăng áp.
6.5.3.2. Kiểm tra tua bin tăng áp tháo khỏi xe - Kiểm tra độ rơ dọc của tuabin
+ Đưa đầu đo của đồng hồ vào lỗ của vỏ tuabin sao cho nó tiếp xúc với đầu trục.
|+ Dịch chuyển trục theo phương dọc rồi đo độ rơ dọc trục.
Độ rơ dọc trục: 0,13 [mm] hay nhỏ hơn.
Nếu độ rơ dọc trục không như tiêu chuẩn, thay cả cụm tuabin tăng áp.
- Kiểm tra độ rơ hướng kính của tuabin
+ Từ lỗ dầu ra, đưa đầu đo của đồng hồ so qua lỗ trên ống cách các ổ đỡ để đầu đo tiếp xúc với tâm trục tuabin.
+ Dịch chuyển trục lên xuống, đo độ rơ hướng kính.
Độ rơ hướng kính: 0,18 [mm] hay nhỏ hơn.
Nếu độ rơ hướng kính không như tiêu chuẩn, thay cụm tuabin tăng áp.