Hình thái của virut

Một phần của tài liệu Chuyên đề sinh học 10 chương 4 đến 8 (Trang 61 - 66)

BÀI 19: CẤU TRÚC VÀ CÁC LOẠI VI RÚT Mục tiêu

3. Hình thái của virut

Dạng cấu trúc Đặc điểm Ví dụ

Dạng xoắn Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic → virut có hình que, sợi, hình cầu....

Virut khảm thuốc lá; virut dại, sởi, cúm,...

Dạng khối Capsôme sắp xếp theo hình Virut bại liệt, HIV,...

khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.

Dạng hỗn hợp Gồm 2 phần:

+ Đầu là cấu trúc khối chứa axit nuclêic.

+ Đuôi là cấu trúc xoắn.

Thể thực khuẩn (phagơ T2),...

Hình 19.3: Phagơ Thí nghiệm của Franken và Conrat

Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut AB, cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy ARN của chủng A trộn lẫn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ lắp ráp thành virut lai. Nhiễm chủng virut lại vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A.

Hình 19.4: Sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Ví dụ mẫu

Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 118): Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài?

Hướng dẫn giải

Capsit: là tập hợp của các capsôme bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nucỉêic.

Capsôme: là các đơn vị prôtêin hình thành vỏ capsit.

Nuclêôcapsit: gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.

Vỏ ngoài: là vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. Được cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin, trên bề mặt vỏ có gai glicôprôtêin có vai trò kháng nguyên và giúp virut bám vào tế bào chủ.

Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 118): Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut?

Hướng dẫn giải

Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:

Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.

Kí sinh nội bào bắt buộc.

Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nuclêic ADN hoặc ARN.

Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 118): Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì? 

Hướng dẫn giải

Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).

Sau khi nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng B.

Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.

Kết luận: mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.

Ví dụ 4: Virut có hình thức sống

A. kí sinh trong cơ thể sinh vật. B. tự do ở ngoài môi trường.

C. tự do hoặc kí sinh trong cơ thể sinh vật. D. cộng sinh trong cơ thể.

Hướng dẫn giải

Để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc.

Chọn A.

Ví dụ 5: Virut là dạng sống?

A. Là dạng sống phức tạp nhất, chưa có cấu tạo tế bào.

B. Là dạng sống đơn giản nhất, có cấu tạo tế bào.

C. Là dạng sống đơn giản nhất, chưa có cấu tạo tế bào.

D. Là dạng sống phức tạp nhất, có cấu tạo tế bào.

Hướng dẫn giải

Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ prôtêin.

Chọn C.

Ví dụ 6: Hệ gen của virut khác với hệ gen của sinh vật có cấu trúc tế bào ở điểm là

A. chỉ có ARN. B. chỉ có ADN.

C. chỉ có ADN hoặc ARN. D. có cả ADN và ARN.

Hướng dẫn giải

Hệ gen của virut có thể là ADN hoặc ARN còn hệ gen của sinh vật có cấu trúc tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.

Chọn C.

Ví dụ 7: Virut có cấu tạo chính gồm vỏ prôtêin và

A. lõi là một loại axit nuclêic. B. lõi là ADN.

C. lõi là ADN và có thêm vỏ ngoài. D. lõi là ARN và có thêm vỏ ngoài.

Hướng dẫn giải

Virut có cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (ADN hoặc ARN) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.

Chọn A.

Ví dụ 8: Đặc điểm của virut có cấu trúc xoắn là

A. có các capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều.

B. có các capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.

C. gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nuclêic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn.

D. gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nuclêic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsôme.

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của virut có cấu trúc xoắn là có capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.

Chọn B.

Ví dụ 9:

a. Cấu tạo và hoạt động sống của virut có những đặc điểm nào khác biệt so với các nhóm sinh vật khác?

b. Từ những đặc điểm đó hãy nêu các giả thiết về nguồn gốc virut.

Hướng dẫn giải

a. Những đặc điểm của virut:

+ Có kích thước siêu nhỏ.

+ Chưa có cấu tạo tế bào.

+ Chỉ chứa một loại axit nuclêic.

+ Không có ribôxôm.

+ Không có hệ thống trao đổi chất và sinh năng lượng riêng nên phải kí sinh bắt buộc.

+ Có thể tồn tại ở trạng thái phi sinh vật bên ngoài tế bào.

+ Không sinh trưởng cá thể.

+ Không mẫn cảm với chất kháng sinh.

b. Giả thiết:

+ Dựa vào cấu tạo có thể cho rằng virut xuất hiện do sự kết hợp giữa các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic, chúng nằm giữa ranh giới vật thể sống và không sống.

+ Dựa vào lối sống kí sinh bắt buộc có thể xem virut bắt nguồn từ một loại vi sinh vật sống kí sinh sau đó đã thoái hoá dần các cơ quan không cần thiết.

+ Dựa vào cách nhân lên trong tế bào vật chủ thì virut có thể là một đoạn gen hay một bào quan nào đó đã tách ra hoạt động độc lập, vì vậy khi kí sinh lại chúng có thể nhân lên hay xen cài vào nhiễm sắc thể của tế bào.

+ Ngoài ra còn có giả thiết cho rằng virut có nguồn gốc từ vũ trụ trong một điều kiện nào đó (sao chổi, thiên thạch,...) được đưa đến Trái Đất.

Bài tập tự luyện dạng 1

Câu 1: Virut được phát hiện lần đầu tiên trên

A. Cây dâu tây. B. Cây cà chua. C. Cây thuốc lá. D. Cây đậu Hà Lan.

Câu 2: Thành phần của vỏ capsit ở virut là

A. capsôme (đơn vị prôtêin). B. ADN và ARN.

C. ADN và prôtêin. D. ARN và prôtêin.

Câu 3: Dựa vào cấu trúc, virut được chia thành các dạng A. dạng que, dạng hỗn hợp và dạng xoắn.

B. là dạng cầu, dạng khối đa diện và dạng xoắn.

C. dạng xoắn, dạng khối đa diện và dạng hỗn hợp.

D. dạng xoắn, dạng khối đa diện và dạng que.

Câu 4: Nuclêôcapsit là phức hợp gồm

A. ADN, capsôme và vỏ capsit. B. nuclêôtit và vỏ capsit.

C. vỏ capsit và capsôme. D. axit nuclêic và vỏ capsit.

Câu 5: Tại sao virut phải kí sinh nội bào bắt buộc?

A. Có cấu tạo chưa phân hóa.

B. Không có bộ máy di truyền.

C. Không thực hiện được trao đổi chất với môi trường.

D. Có kích thước siêu nhỏ.

Câu 6: Nêu các thành phần chủ yếu cấu tạo nên một virion. Virut có bao nhiêu kiểu đối xứng chính? Trong đó kiểu nào thường gây bệnh cho người?

ĐÁP ÁN

1-C 2-A 3-C 4-D 5-C

Câu 6:

Virion là virut thành thục (chín) khi ở ngoài tế bào chủ, bao gồm 2 thành phần chủ yếu là axit nuclêic (ADN hoặc ARN, một mạch hoặc hai mạch) và vỏ capsit cấu tạo bởi các đơn phân prôtêin (capsôme).

Virut có 3 kiểu đối xứng chính:

+ Đối xứng xoắn (trần hoặc có màng bọc).

+ Đối xứng khối (trần hoặc có màng bọc).

+ Đối xứng hỗn hợp (đầu đối xứng khối, đuôi đối xứng xoắn).

Trong đó kiểu đối xứng khối thường gây bệnh cho người.

Một phần của tài liệu Chuyên đề sinh học 10 chương 4 đến 8 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w