II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động TNST
- Cần nghiên cứu kĩ hơn lý luận về tổ chức hoạt động TNST, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi hình thức hoạt động.
- Lên kế hoạch sớm, chi tiết, cụ thể, những điều kiện để thực hiện TNST. Coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động TNST phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học
- Về quy mô tổ chức HĐ TNST, có các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường, liên trường nhưng quy mô nhóm và lớp có ưu thế như:
đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực học sinh hơn.
- Giáo viên chỉ đứng ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong càng nhiều hoạt động càng tốt.
- Khi đánh giá hoạt động, cần quan sát, nhận xét, góp ý và đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn của HS, dựa trên các biểu hiện cụ thể về phương thức,coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ; chú trọng cá tính, sự sáng tạo của các em. Cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá riêng đối với kết quả đầu ra của hoạt động này ở học sinh.
- Khi tổ chức HĐTNST cần lưu ý thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I- Kết luận
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Trích Nghị quyết số 29 –NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013)
Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được HĐ TNST đều tỏ ra thích thú, hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng HĐ TNST.
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy và đúc rút kinh nghiệm:
Đối với giáo viên
- Rèn luyện được ý thức tự học, sáng tạo qua việc nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng, tìm các tư liệu thông tin...đặc biệt là cách thức tổ chức các hoạt động TNST.
- Kiến thức được nâng cao và mở rộng nhờ việc tìm tòi, học hỏi từ tài liệu, đồng nghiệp...
- Vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học, hiểu các hoạt động TNST để có những định hướng đúng cho học sinh để đạt hiệu quả cao nhất
Đối với học sinh
- Thông qua việc thực hiện TNST rèn luyện tính tư duy độc lập, mạnh dạn, tự tin, tính tương tác trong hoạt động nhóm, gắn kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống (học đi đôi với hành).
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo làm cho vốn hiểu biết của các em càng phong phú.
- Vận dụng các hoạt động TNST để có trách nhiệm hơn trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước bằng chính những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.