SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
Bài 12: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA (T2)
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Biết được một số loại hoa và cách trang trí nhà ở bằng hoa - Chọn được một số loại hoa phù hợp để trang trí nhà ở của mình - Rèn kĩ năng trang trí nhà ở, kĩ năng hoạt động nhóm
51
- Giáo dục ý thức chăm sóc các loại hoa B. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, thuyết trình, phát vấn
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ C. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh hoặc một số loại hoa - HS: Tranh ảnh một số loại hoa D. TIẾN TRÌNH
I. Ổn định lớp (1/) II. Bài cũ: (7/)
* Trình bày ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở? Giải thích vì sao cây cảnh và hoa có tác dụng làm sạch không khí?
* Cây cảnh có những loại nào? Lấy ví dụ cho từng loại?
* Người ta thường trang trí cây cảnh ở những vị trí nào? Vì sao cần đưa cây cảnh ra ngoài sáng sau một thời gian để trong phòng?
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu các loại hoa dùng trong trang trí (20/)
- GV yêu cầu HS quan sát H2.16 SGK, liên hệ thực tế và thảo luận nhóm:
+ Nhà em thường trồng những loại hoa nào?Loại hoa nào thường dùng trong trang trí?
+ Nêu tên các loại hoa tươi có ở địa phương em?
Nhận xét đặc điểm của các loại hoa tươi?
* Vì sao hoa tươi rất đẹp nhưng ít được dùng trong trang trí?
+ Hoa khô được sản xuất bằng cách nào? Có ưu điểm gì?
* Vì sao người ta ít dùng hoa khô trong trang trí?(Kĩ thuật làm hoa phức tạp, giá thành cao, khó làm sạch…)
+ Em đã thấy hoa giả chưa? Hoa giả được làm bằng các chất liệu gì?Vì sao hoa giả được sử dụng rộng rãi để trang trí?(Tương đối bền, nhiều màu sắc, đẹp, có thể làm sạch khi bị bẩn ) HĐ2: Tìm hiểu các vị trí trang trí bằng hoa (10/) - Hoa thường được trang trí ở những vị trí nào?
- Ở gia đình em trang trí hoa ở đâu? Vào những dịp nào?
- Bình hoa đặt ở bàn ăn hay bàn tiếp khách phải đảm bảo những yêu cầu nào? Vì sao?
2. Hoa
a) Các loại hoa dùng trong trang trí
* Hoa tươi: Đa dạng phong phú
* Hoa khô: Một số hhoa, lá, cành tươi được làm khô bằng hoá chất hoặc sấy khô, sau đó nhuộm màu
* Hoa giả: Đa dang, phong phú
- Được làm bằng các nguyên liệu: Giấy mỏng, vải,lụa, nilon…
b) Các vị trí trang trí bằng hoa
- Bàn ăn, bàn làm việc, bàn tiếp khách, … - Tủ, kệ sách…
- Treo trên tường…
- Bình hoa trang trí ở tủ, kệ cần đảm bảo yêu cầu nào? Vì sao?
* Em hãy chọn bình hoa để trang trí ở bàn Giáo viên trong lớp học của em nhân ngày 8/3?
IV. Cũng cố (6/)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
* Em hãy chọn bình hoa để trang trí bàn tiếp khách ở gia đình em?
- Trả lời câu hỏi 3 SGK
- Gọi HS đọc phần : Có thể em chưa biết V. Dặn dò: (1/)
- Học bài cũ
- Sưu tầm tranh ảnh hoa khô và tập làm một số hhoa giả
- Đọc trước bài 13. sưu tầm tranh ảnh về một số dụng cụ cắm hoa E. PHẦN BỔ SUNG
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . Ngày soạn:
Tiết: 28 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (T1)
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Biết được các dụng cụ, vật liệu cắm hoa - Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản
- Rèn kĩ năng lựa chọn các dụng cụ cắm hoa,kĩ năng hoạt động nhóm - Giáo dục lòng yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ
- GV: Một số dụng cụ cắm hoa, tranh ảnh có bình cắm - HS: Một số dụng cụ cắm hoa, kiến thức
D. TIẾN TRÌNH I. Ổn định lớp (1/) II. Bài cũ: (5/)
* Các loại hoa dùng trong trang trí? Ưu, nhược điểm của từng loại?
* Các vị tri trang trí bằng hoa? Chọn bình hoa để trang trí ở bàn học của em?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa (13/)
- Kể tên các dụng cụ cắm hoa mà em biết?
- GV cho Hs quan sát một số bình hoa đã chuẩn bị và một số dụng cụ cắm hoa khác. Yêu cầu HS
I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa 1. Dụng cụ cắm hoa
a) Bình cắm:
- Bình thấp, bình cao
- Được làm bằng; Thuỷ tinh, gốm, sứ, tre, trúc,
53
hhoạt động nhóm:
+ Nhận xét hình dáng, kích cở của bình hoa?
+ Chất kiệu làm nên các bình cắm đó?
- Kể tên một số dụng cụ cắm hoa khác mà em biết?
- Để giữ hoa người ta thường sử dụng những dụng cụ nào?
- Kể một vài dụng cụ phụ trợ dùng trong cắm hoa? Các dụng cụ đó có công dụng gì?
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật:
+ Người ta thường sử dụng những vật liệu nào để cắm những bình hoa này?
+ Ở nhà em trồng những loại hoa nào, cây cảnh nào có thể sử dụng làm vật liệu cắm hoa?
+ Kể tên một số loại lá, cành, quả… được sử dụng làm vật liệu cắm hoa mà em biết?
HĐ2: Tìm hiểu nguyên rắc cắm hoa (18/)
- Để có bình hoa đẹp, khi cắm hoa cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Quan sát H2.20 , mẫu cắm hoa GV đưa ra:
+ Tìm sự phù hợp về màu sắc của bình cắm và màu sắc của hoa?
* Em có chiếc bình màu lục, lam,…, hãy chọn màu sắc của hoa để phù hợp với màu của các bình trên?
+ Lấy ví dụ cụ thể về sự phù hợp về hình dáng, màu sắc giữa hoa và bình cắm?
- GV giảng giải cho HS về sự phù hợp về kich thước giữa hoa và bình cắm
- Quan sát H2.21 Tìm mối quan hệ giữa chiều dài hhoa và bình cắm
- GV lưu ý cho HS các kí hiệu và cách xác định chiều dài các cành chính, cành phụ
- Quan sát H2.22, nhận xét về cách đặt bình hoa ở những vị trí đó đã phù hợp chưa và giải thích?
nhựa…
- Vật dụng đơn giản làm bình cắm; Bát thuy tinh, chậu, giỏ, li, cốc, vỏ lon bia, vỏ trái cây…
b) Các dụng cụ khác:
- Dụng cụ cắt: dao, kéo…
- Dụng cụ giữ hoa: bàn chông, mút xốp, lưới thép…
- Dụng cụ phụ trợ:: bình phun nước, dây kẽm, đá cuội trắng…
2. Vật liệu cắm hoa a) Các loại hoa
b) Các loại cành: cành tươi hoặc khô( mai, trúc, đào,..)
- Tạo đường nét chính của binh hoa
c) Các loại lá: lá măng, lá dương xỉ, lá lưỡi hổ,
…
d) Các loại quả: dâu tây, ớt, nho,…
II. Nguyênh tắc cơ bản
1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc
- Bình cắm màu nâu, đen, trắng, xám,…thích hợp với nhiều loại màu hoa
- Sự tương phản về màu sắc của các loại hoa lá tạo thêm sự nổi bật
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
- Cành chính thứ nhất : = 1- 1.5 (D + h) - Cành chính thứ hai: = 2/3
- Cành chính thứ ba: = 2/3
- Cành phụ: T : Thấp hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí
- Bàn ăn: Bình thấp, vừa - Góc nhỏ: lọ cao, nhỏ IV. Cũng cố: (5/)
- Khi cắm hoa cần đảm bảo những nguyên tắc nào ?
- Kể tên các vật liệu và dụng cụ cắm hoa?
- Em hãy chọn bình cắm để cắm hoa trang trí ở bàn làm việc của bố em?
* Có các loại hoa màu trắng, đỏ, vàng, em chọn bình có màu gì để cắm cho phù hợp?
V. Dặn dò: (2/) - Học bài cũ
- Xem trước phần còn lại
- Sưu tầm tranh ảnh một số mẫu cắm hoa E. PHẦN BỔ SUNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . Ngày soạn:
Tiết: 29 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (T2)
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Biết được quy trình cắm hoa.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
- Giáo dục HS biết cắm hoa để trang trí trong gia đình, bàn học.
B. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết trình, phát vấn
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ C. CHUẨN BỊ
- GV : Tranh vẽ.
- Các loại bình cắm hoa.
- Dụng cụ cắm hoa.
- HS : Hoa, lá, cành D. TIẾN TRÌNH I. Ổn định lớp : (1/) II. Bài cũ: (6/)
* Kể tên các vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng?
* Các nguyên tắc cắm hoa cơ bản? Xác định chiều dài các cành chính?
* Chọn bình hoa để cắm các hoa với các màu: tím, hồng, vàng để trang trí bàn giáo viên ở lớp em?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu các dụng cụ, vật liệu chuẩn bị để cắm hoa (12/)
+ Kể các dạng bình cắm hoa
+ Kể các dụng cụ khác dùng để cắm hoa + Kể các loại hoa dùng để cắm trang trí + Em hãy nêu một số cách bảo quản hoa tươi?
II-Quy trình cắm hoa 1. Chuẩn bị :
- Bình cắm hoa bình thấp.
- Dụng cụ cắm hoa : Bàn chông, mút xốp giữ nước, dao, kéo.
- Hoa.
55
- Hoa cắt ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ về, hoa hái ở hàng rào, ao, đồi.
- Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt củ khoảng 0,5 cm.
- Cho tất cả hoa vào xô nước lạnh ngập đến nửa thân cành hoa, để xô dựng hoa ở nơi mát mẻ trước khi cắm.
* Giải thích vì sao?
* Trong khi cắm: Cắt cành hoa trong nước, nhúng vết cắt cuối cùng vào nước ấm 1-2 phút sau đó nhúng vào nước lạnh, đốt phần gốc trên lửa rồi nhúng vào nước lạnh, hoặc cắt phần cuối của thân nhúng vào nước muối hoặc giấm hoặc phèn. Vì sao?
HĐ2: Tìm hiểu quy trình thực hiện (20/)
- Khi cắm một bình hoa để trang trí cần tuân theo quy trình sẽ thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả.
- GV vừa giảng vừa làm thao tác mẫu cho HS xem.
- Củng có thể cắm cành lá phụ trước, rồi cắm cành chính sau.
- GV: Khi cắt tỉa cành, tránh dập nát. Sau khi cắt cành C1 , đặt C2 // C1 và thấp hơn cành C1 là 1/3 + Để bảo quản bình hoa tươi lâu cần chú ý điều gì?
* Chú ý : Nên cắt cành hoa trong nước, tránh đặt bình hoa ở nơi có nắng chiếu vào có gió mạnh, không đặt dưới quạt máy, hàng ngày thay nước để hoa tươi lâu.
2. Quy trình thực hiện
a. Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa, dạng cắm sao cho phù hợp.
b. Cắt cành và cắm các cành chính trước.
c. Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau cắm xen vào cành chính và che khuất miêng bình, điểm thêm hoa, lá.
d. Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
IV. Cũng cố: (4/)
- Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa.
- Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào ? - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
V. Dặn dò: (1/)
-Về nhà học thuộc bài, làm bài tập 3 trang 56 SGK - Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị :
- Một số hoa, lá măng hoặc cành thông, bình thấp, mút xốp, bàn chông.
E. PHẦN BỔ SUNG
. . . . . . . .
. . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . Ngày soạn:
Tiết: 30 Bài 14: Thực hành: CẮM HOA (T1)
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Thực hiện được một số mẫu cắm hoa thông dụng dạng thẳng đứng
- Sử dụng được mẫu cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí , đạt yêu cầu thẩm mỹ.
- Có ý thức sử dụng các loại hoa dễ kiếm, và dạng cắm hoa phù hợp để làm đẹp nhà ở, góc học tập hoặc buổi liên hoan hội nghị.
- Giáo dục HS cắm hoa để trang trí trong gia đình, góc học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP - Quan sát thực hành - Hoạt động nhóm nhỏ C. CHUẨN BỊ :
- GV : Một bình hoa mẫu.
- HS : + Dụng cụ cắm hoa bình cắm, các dụng cụ khác.
+ Vật liệu cắm hoa : Các loại hoa, lá, cành.
D. TIẾN TRÌNH I. Ổn định lớp (1/) II. Bài cũ : (4/)
* Các biện pháp bảo quản và giữ hoa tươi lâu?
* Nêu quy trình cắm hoa? Xác định chiều dài các cành chính và cành phụ?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu thực hành (3/) - GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết thực hành - Cho HS chuẩn bị bình cắm và các loại hoa sẳn có ở địa phương em để thực hành, cắm những bình hoa đơn giản, đẹp mắt để trang trí góc học tập, kệ sách, bàn ăn, bàn tiếp khách.
- Phân công mỗi tổ cắm một bình hoa.
HĐ2: Tìm hiểu sơ đồ và quy trình cắm hoa dạng cơ bản (10/)
- Giáo viên treo sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng (dạng cơ bản ) lên bảng
- GV thao tác mẫu cho HS xem bằng mẫu vật.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và bình hoa mẫu rồi nêu các góc độ cắm và quy trình cắm hoa - GV thao tác mẫu cho HS xem cách cắt chiều dài của các cành chính.
+ Cành chính thứ nhất : Cắt như thế nào ? Cắm như thế nào ?
I. Cắm hoa dạng thẳng đứng
1. Dạng cơ bản a. Sơ đồ cắm hoa
- Cành cắm thẳng đứng là cành 0o
- Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là 90o - Cành thường nghiêng khoảng 10 – 15o hoặc thẳng đứng.
- Cành thường nghiêng 45o
- Cành thường nghiêng 75o về phía đối diện.
- Có thể dùng hoa hoặc cành, lá làm cành chính.
b. Quy trình cắm hoa
57
+ Cành chính thứ hai : Cắt độ dài như thế nào ? Và cắm như thế nào ?
+ Cành chính thứ ba : Cắt độ dài như thế nào ? Và cắm như thế nào ?
+ Cành phụ cắt như thế nào ? Và cắm như thế nào ?
HĐ3: Tìm hiểu dạng vận dụng (5/)
- GV yêu cầu HS quan sát H2.26 và mẫu cắm hoa đã được Gv cắm
- GV thao tác mẫu cho HS xem bằng mẫu vật.
- Cành chính thứ nhất 0o , cành chính thứ hai 5o, cành chính thứ ba 0o
- GV yêu cầu HS quan sát H2.27 nhận xét về số cành chính, cành phụ
+ 2 cành chính, 3 cành phụ.
+ 1 cành chính, 3 cành phụ.
HĐ4: Học sinh thực hành (20/)
- HS tiến hành thực hành nhóm theo đúng quy trình
- Gv theo giỏi, uốn nắn cho HS
- Dụng cụ : Dao, kéo, bình cắm...
- Vật liệu : Hoa, lá, cành - Quy trình cắm hoa:
+ Cắm , dài 1- 1,5 (D+ h), nghiêng 10-150 + Cắm , dài 2/3 , nghiêng 450
+ Cắm , dài 2/3 , nghiêng 750 + Cắm T , và điểm thêm lá
2. Dạng vận dụng.
a. Thay đổi góc độ các cành chính
b. Bỏ bớt 1 hoặc 2 cành chính
IV. Nhận xét, đánh giá: (4/)
- GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành.
- Chấm điểm bình hoa của các tổ
- Nhận xét tổ nào cắm nhanh, đẹp, đạt yêu cầu, tổ nào không đạt.
- Nhắc nhở các tổ làm vệ sinh nơi thực hành.
V. Dặn dò : (1/)
- Chuẩn bị tiếp dụng cụ, vật liệu một số hoa, lá, cành, tiết sau cắm hoa dạng nghiêng, một vài dây kẻm…
E. PHẦN BỔ SUNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . Ngày soạn:
Tiết: 31