BÀI THẢO LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3. Cách mạng T8 là cuộc cách mạng lần đầu tiên thành lập nước công nông ở Đông Nam Á
Lịch sử hơn 90 năm kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho đến nay, Cách mạng tháng Tám năm 1945, không chỉ đập tan bộ máy thống trị của đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, mà còn giành chính quyền về tay nhân dân lao động, thiết lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là thành quả vĩ đại qua 15 năm đấu tranh gian khổ và kiên cường của toàn thể dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trước sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Quá trình hoạt động và bôn ba ở nước ngoài, qua tìm hiểu các cuộc cách mạng đã chỉ cho Người thấy: Sự bất lực và lạc hậu của nhà nước phong kiến ở Việt Nam, những mặt trái của nhà nước tư sản; tính ưu việt của chính quyền Xô viết ở nước Nga - nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sau Cách mạng tháng Mười năm 1917. Từ đó, Người khẳng định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Vì vậy, thông qua sách báo và các tổ chức tiền thân của Đảng Người đã tích cực truyền bá những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Chỉ có chính quyền Xô viết công nông mới là cái khí cụ mạnh mẽ đánh đổ đế quốc, phong kiến, địa chủ, làm cho dân cày có ruộng, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ. Chính quyền công nông, mô hình nhà nước vô sản mà Hồ Chí Minh, Đảng ta lựa chọn đã đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và cách mạng Việt Nam.
Tháng 8/1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện. Từ 13-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã phân tích những điều kiện chủ quan và khách quan để cuộc tổng khởi nghĩa có thể nổ ra và thắng lợi, quyết định của Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, theo Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Lời Bác Hồ nói với Đại tướng (2011).
Nhận thức sâu sắc và triệt để tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân. Ngay từ khi ra đời, trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của mình, Đảng ta đã khẳng định: Ngoài công - nông là gốc của cách mạng thì "Đảng phải liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ đứng trung lập".
Trước tình hình vùng giải phóng ngày càng mở rộng, ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức chính quyền cách mạng lâm thời. Tháng 8/1945, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi, hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc ở Tân Trào (13/8/1945), quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có một chính phủ lâm thời mang tính hợp pháp để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Trong điều kiện hết sức gấp rút và vô vàn khó khăn, Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Quốc dân đại hội. Ngày 15/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Quốc dân đại hội bao gồm hơn 60 đại biểu của ba miền Bắc, Trung, Nam, đại diện các đảng phái chính trị, đoàn thể quần chúng, dân tộc, tôn giáo trong cả nước, đã khai mạc ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Lệnh khởi nghĩa và Mười chính sách lớn của Việt Minh. Đặc biệt, việc Quốc dân đại hội đã bầu ra được Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu; quy định Quốc kỳ, Quốc ca.
Sau khi bế mạc Quốc dân đại hội, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong cả nước thực hiện các nghị quyết của Đảng, mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta!”. Lệnh Tổng khởi nghĩa cùng lời kêu gọi của Bác Hồ như “Hịch non sông” thúc giục lòng dân ra trận. Ngày 19/8, trong khi Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông và làm chủ Mãn Châu thì tại Hà Nội cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Chỉ từ 14-28/8/1945, Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi hoàn toàn, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến, chính quyền toàn quốc về tay nhân dân. Đây là cuộc khởi nghĩa sáng tạo tầm cỡ thời đại, vận dụng quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa cách mạng và nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ của Đảng và Bác Hồ.
Về mặt Nhà nước, Cách mạng tháng Tám đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định: Lật đổ và xóa bỏ hoàn toàn chế độ chính trị và hệ thống chính quyền thực dân
phong kiến; giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đưa họ từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Nhận thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin vào tình hình đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta đã phát động cuộc tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chứng tỏ việc chớp thời cơ của Đảng ta là khoa học và chính xác. Đảng cho rằng, chiến tranh thế giới đã tạo thời cơ “trăm năm có một” để dân tộc ta thừa chiến tranh đế quốc mà làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta mới chỉ thành lập Chính phủ lâm thời. Để chính thức hóa và hoàn thiện hệ thống nhà nước ở Trung ương, ta tiến hành tổ chức Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu trong cả nước. Trong thời kỳ vận động giành chính quyền, Đảng ta đã chủ động thực hiện nền cộng hòa dân chủ sau khi giành độc lập. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là tổ chức Tổng tuyển cử và ban hành Hiến pháp. Việc làm đó trong nước thì nhân dân sẽ tin tưởng vào chế độ; bên ngoài, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trước hết là thắng lợi của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng lãnh đạo. Nhìn lại Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta càng thấy rõ nhờ chính sách đại đoàn kết dân tộc mà các tầng lớp nhân dân hiệp sức chung lòng dựa vào sức mạnh của liên minh công - nông, dưới sự lãnh đạo vững chắc của Đảng Cộng sản, nổi lên như một người, quyết chí giành độc lập, tự do. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước dân chủ thực sự, tất cả cán bộ, đảng viên là “công bộc của dân”.
4. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn là điển hình của nghệ thuật
“chớp thời cơ” được chuẩn bị công phu, chu đáo
Thời cơ chỉ có giá trị khi con người nhận thức được và làm chủ được tình thế tận dụng và phát huy để giành chiến thắng. Cách mạng Tháng Tám thành công nhanh chóng trên cả nước xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có một nguyên nhân mang tính quyết định chính là nghệ thuật “chớp thời cơ” để giành thắng lợi.
V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Muốn thắng lợi, khởi nghĩa không được dựa vào một cuộc âm mưu, một chính đảng, mà phải dựa vào giai cấp tiền phong. Đó là điểm thứ nhất. Khởi nghĩa phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân. Đó là điểm thứ hai. Khởi nghĩa phải dựa vào một bước ngoặt trong lịch sử của cuộc cách mạng đang lên, khi mà tính tích cực của những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả, khi mà những dao động trong hàng ngũ địch và trong hàng ngũ những người bạn mềm yếu, lừng chừng và không kiên quyết của cách mạng, mạnh hơn cả.
Nhận thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin vào tình hình đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta đã phát động cuộc tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chứng tỏ việc chớp thời cơ của Đảng ta là khoa học và chính xác. Đảng cho rằng, chiến tranh thế giới đã tạo thời cơ “trăm năm có một” để dân tộc ta thừa chiến tranh đế quốc mà làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công. Một
mình Đảng đã chuẩn bị lâu dài, liên tục nên tập hợp được sức mạnh hùng hậu của đồng bào cả nước.
Nhưng nét đặc sắc, tiêu biểu và độc đáo của hình thức khởi nghĩa chính là ở quyết định Tổng khởi nghĩa trên cả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Sự đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa ở tất cả các địa phương từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến đồng bằng và các đô thị lớn đã làm cho kẻ thù không còn hậu phương, không kịp hỗ trợ, cứu viện bảo vệ lẫn nhau. Trong tiến trình khởi nghĩa, Đảng ta đã có những sáng tạo trong tổ chức thực hiện đó là: Vừa kết hợp chính trị với vũ trang và kêu gọi đầu hàng, vừa kiên quyết tiến công, giành chính quyền ở các đô thị lớn. Từ nông thôn tiến đến bao vây thành thị để giành chính quyền. Từ thắng lợi ở các đô thị để giành thắng lợi ở các vùng nông thôn, đồng bằng. Kiên quyết giành chính quyền, không thỏa hiệp với đối tượng của cách mạng. Sự kiên quyết và triệt để của Tổng khởi nghĩa đã thúc đẩy tiến trình khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Do đó, Tổng khởi nghĩa vừa là một hình thức mang tính phổ biến của cách mạng vô sản, vừa là một nét đặc sắc của cách mạng Việt Nam.