CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC BÀI 12,13 MÔN GDCD LỚP 10 Ở
2.3. Quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm theo hướng tích cực GDCD lớp 10, bài 12,13 ở trường THPT Mỹ Quý- Tháp Mười
2.3.1. Những chuẩn bị cần thiết 2.3.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
Phải chuẩn bị kỹ nội dung bài để nắm bắt, hiểu lúc nào cần đưa câu hỏi thảo luận nhóm, gợi ý khi câu hỏi tương đối khó với học sinh. Chia nhóm phải có nhiều đối tượng: khá giỏi, trung bình, nhắc nhở các em phải hoạt động tập trung tránh cãi vã ồn ào. Câu hỏi phải vừa sức học sinh, không nên đánh đố các em, cụ thể chuẩn bị như sau:
Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì? Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì? ( Nên chọn các vấn đề dễ gây hứng thú cho học sinh, tiếp cận được với những vấn đề của cuộc sống giáo viên nên chọn bài vừa sức, có nhiều tài liệu tham khảo, có liên quan nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương trong nước và thế giới).
Nên chia lớp ra làm mấy nhóm? Thảo luận trong thời gian là bao nhiêu?
Ngoài ra giáo viên cũng phải Xây dựng đề cương hướng dẫn thảo luận. Đề cương
cần chuẩn bị kĩ càng. Trong đề cương nêu ra các câu hỏi từ dễ đến khó, hướng vào trọng tâm của vấn đề giúp học sinh nêu ra ý kiến của bản thân.
Giáo viên phải dự kiến tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết. Vì trong quá trình thảo luận có thể có những ý kiến nêu lên thành đề tài tranh luận sôi nổi khó có thể giải quyết nếu không có sự chuẩn bị đọc tài liệu trước, cũng có thể là các học sinh không phát biểu ý kiến hoặc ý kiến đi quá xa đề tài bị lạc đề…Dự kiến sẽ giúp cho giáo viên tự tin và giải quyết tốt các vấn đề đặt ra nhanh chóng làm và tăng lòng tin đối với học sinh.
Đặc biệt, sau khi kết thúc thảo luận giáo viên nêu lên những kết luận chính, vạch ra ưu điểm, khuyết điểm đồng thời nêu thêm những vấn đề nảy sinh trong thảo luận để các em tiếp tục suy nghĩ.
Giáo viên cần thông báo cho học sinh đề tài sẽ thảo luận. Thông báo cho học sinh cần tiến hành ít nhất trước một tuần khi thảo luận. Trong thông báo cần nêu rõ các bài học cần phải ôn tập, các tài liệu cần đọc, những thực tế địa phương cần tìm hiểu…Có thể nêu câu hỏi trước cho học sinh chuẩn bị.
2.3.1.2. Chuẩn bị của HS:
Trước giờ học, các em phải chuẩn bị bài tốt, gạch dưới những phấn khó hiểu để chú ý kỹ khi nghe cô giáo giảng bài. Khi thảo luận phải trật tự và tập trung suy nghĩ, từng thành viên đều đưa ra những ý kiến của mình. Nhóm trưởng và thư ký phải chọn lọc ghi đáp án để trả lời khi GV yêu cầu. Qua đó, phát huy tính tích cực của học sinh, lớp học sẽ sôi nỗi hơn, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài mới một cách dễ dàng nhất.
Làm được những điều này, nhất định chất lượng môn GDCD sẽ được nâng cao, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trong việc dạy học GDCD hiện nay, phương pháp này cũng gặp những khó khăn phổ biến như lớp học đông, bàn ghế khó di chuyển theo ý muốn, nội dung tiết học nhiều, thời gian cho tiết học không thể thêm hơn quy định… nên phần lớn GV phải chạy đuổi thời gian cho kịp giáo
nghe hết được ý tưởng của các em. Nhưng, trong quá trình đổi mới chúng ta không thể ngồi chờ có đủ điều kiện mới làm mà phải vận dụng phù hợp, tận dụng hết lợi thế đang có để chí ít thầy trò làm quen với cách dạy học GDCD không thụ động, bỏ hẳn cách dạy một chiều, thuộc lòng – cái bóng của cách dạy cũ mà chúng ta cần thay đổi.
2.3.2. Cách thực hiện phương pháp thảo luận và một số vấn đề đặt ra trong quá trình thảo luận
2.3.2.1. Cách thức thực hiện Bước 1: Chuẩn bị thảo luận.
a. Chia nhóm:
- Có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng , theo giới tính, theo vị trí chổ ngồi…
- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo vấn đề thảo luận, nhóm từ 6 đến 8 em là tốt nhất. Phải đảm bảo có đủ trong nhóm gồm học sinh giỏi, trung bình, yếu để “ Hổ trợ nhau”.
b. Nội dung thảo luận:
- Các nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận có thể giống hoặc khác nhau, chỉ yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước nội dung bài học, tìm hiểu những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận.
- Quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của các nhóm từ 3 đến 7 phút.
- Tiến hành cử nhóm trưởng, thư ký của nhóm. Yêu cầu học sinh phải hết sức tập trung, không làm việc riêng, có ý thức kỷ luật.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển dòng thảo luận của nhóm, gọi tên các thành viên lên phát phát biểu, chuyển sang câu hỏi khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội phát biểu như nhau.
- nhiệm vụ được giao phải rõ ràng cụ thể và tất cả học sinh trong lớp đều biết.
- Yêu cầu trong quá trình thảo luận phải trật tự tuân theo cách điều hành của nhóm trưởng, thảo luận ý kiến có chọn lọc.
Bước 3: Tiến hành thảo luận.
- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm, GV không giải đáp thắc mắc ngay mà chỉ giúp học sinh hướng thảo luận hoặc gợi ý các nguồn dữ liệu hoặc cho học sinh xem lại các tình huống ở trong GAĐT để học sinh không đi lệch vấn đề, điều chỉnh đúng hướng thảo luận. GV nên chú ý phát hiện những điều thống nhất và chưa thống nhất vẫn còn tranh chấp ở các nhóm.
- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ trên giấy to…có thể do một người thay mặt nhóm trình bày, nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau.
- Trong quá trình học sinh thảo luận, GV cần quan sát, lắng nghe các ý kiến của học sinh. Đối với những đề tài nhạy cảm, thường có những tình huống mà học sinh cảm thấy xấu hổ, bối rối khi phải nói trước mặt GV, nên tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận.
Bước 4: Tổng kết thảo luận.
- Tổ chức chung cho cả lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình hoặc nêu các ý kiến khác, các đề xuất hợp lý khác…
- GV tổng kết các nhận xét, đi sâu làm rõ các nội dung nhận thức kèm theo sự uốn nắn các sai sót, sửa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.
2.3.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thảo luận:
Thông qua quá trình thảo luận, chúng tôi có thể nhận thấy một số vấn đề cần chú ý để giúp buổi thảo luận tốt hơn:
Về công tác chuẩn bị hảo luận: Nhóm trưởng thường là tổ trưởng, có học lực từ khá trở lên, có uy tín với bạn bè, điều hành tốt giờ thảo luận cũng như bao quát hết không gian thảo luận nhóm mình.
Phương pháp thảo luận chỉ thành công khi các nhóm được giao nhiệm vụ rõ ràng kèm theo khoảng thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ. Câu hỏi tình huống mà GV đưa ra cũng dễ hiểu nhưng phải xoáy vào những trọng tâm khó nhất, hay nhất của bài học để học sinh phát huy được hết trí tuệ tập thể, cũng như sự tư duy của tất cả học trò trong nhóm.
Các thành viên phải quan tâm đến mọi người trong nhóm mình, tránh tình trạng người làm việc ít mà cũng có cùng số điểm của nhóm.Quá trình học sinh thảo luận là thời gian mà Gv phải quan sát, theo dõi để nhận xét đánh giá chính xác điểm cho học sinh, tránh làm thiệt thòi quyền lợi cho bất cứ một học sinh nào vì lý do GV không bao quát hết trong giờ học sinh đang thảo luận.
Nội dung phương pháp trong thảo luận nhóm: Lựa chọn vấn đề cần thảo luận: Thành viên nhóm nên cùng bàn bạc và lựa chọn vấn đề thảo luận. Trong trường hợp có quá nhiều vấn đề hoặc phạm vi vấn đề quá rộng, theo đề xuất gợi ý nhóm trưởng, cả nhóm nên cùng quyết định chọn hoặc giới hạn phạm vi vấn đề theo đa số.
Thảo luận và phân tích các vấn đề để đi đến thống nhất về nhận thức:
Chuẩn bị tài liệu, hiện vật, hình ảnh, nhân chứng... làm minh họa, nêu bật nội dung vấn đề cần phân tích. Yêu cầu này phải làm cho cả nhóm cùng thống nhất về mặt nhận thức các vấn đề đưa ra thảo luận, phân tích. Để thống nhất, vai trò người trưởng nhóm rất quan trọng, phải biết hệ thống, tổng hợp, phân tích đưa ra kết luận về các nội dung phát biểu trong nhóm.
Quyết định các giải pháp, chương trình hành động của nhóm nhằm giải quyết những vấn đề qua thảo luận đã đi đến thống nhất. Đây là bước cuối cùng rất quan trọng, nó cũng là thước đo hiệu quả của việc hình thành nhóm thảo luận và việc thảo luận nhóm. Nó cũng quyết định sự cố kết lâu dài của nhóm một khi những quyết định của nó đem lại hiệu quả trong thực tế cũng như đối với sự phát triển của từng thành viên của nhóm.
Các hình thức kiểm tra nhận thức và hành động của thành viên nhóm sau khi kết thúc thảo luận nhóm: Đây là hệ thống các hình thức kiểm tra nhận thức và
hành động sau thảo luận, từ đó có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 nhóm.
Thông thường các hình thức như phiếu thu hoạch, phiếu khảo sát, hoặc nhóm tái họp sau một thời gian định kỳ (tuần, tháng, quý, năm…) để nhận xét, đánh giá mức độ phấn đấu, hoàn thành các công việc chung của nhóm và từng thành viên.
Đôi khi trong quá trình kiểm tra, những vấn đề trong thảo luận và tổ chức thực hiện trong thực tế vẫn chưa đi đến thống nhất trong nhận thức và hành động hoặc nảy sinh những vấn đề mới thì quá trình thảo luận tại nhóm lại tiếp tục diễn ra.
Về phương pháp trong thảo luận nhóm : Phương pháp thảo luận nên chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ rộng rãi, thông tin đa chiều nhưng cũng cần hướng vào trọng tâm, mục đích yêu cầu chủ đề thảo luận tránh nói lan man, dài dòng. Lưu ý người chủ trì, nhóm trưởng phải chuẩn bị đầy đủ thông tin cho nhóm, có năng lực khái quát tổng hợp, kết luận những vấn đề trong thảo luận nhóm.
Người chủ trì cần tuyệt đối tránh 2 xu hướng thường xảy ra trong thảo luận nhóm, đó là xu hướng độc thoại, độc diễn và xu hướng phát biểu vô tổ chức, vô kỷ luật, phát biểu linh tinh, lan man. Cả 2 xu hướng này đều tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động của nhóm và chất lượng trong thảo luận nhóm.
2.3.3. Kết quả đạt được 2.3.3.1. Ưu điểm - Giáo viên:
+ Rút ra được những kĩ năng cần thiết trong khi tổ chức và quản lí điều hành hoạt động của nhóm;
+ Biết được đặc điểm của mỗi học sinh, ghi nhận thành tích của học sinh tích cực nhất;
+ Động viên, biểu dương khi các em nói hay, diễn đạt tốt. Khuyến khích những học sinh còn rụt rè, tạo cơ hội cho các em đó hoà mình vào trong công việc của nhóm.
+ Khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên và học sinh cùng lúc có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà nếu như hoạt động cá nhân thì sẽ mất nhiều thời gian.
+ Giáo viên có cơ hội gần gũi với học sinh hơn qua thời gian hướng dẫn học sinh thảo luận. Giáo viên có thể nắm bắt những khó khăn mà học sinh gặp phải và giáo viên có thể giải quyết hiệu quả và kịp thời, Giáo viên thực hiện vai trị trợ giúp.
+ Tạo ra sự cởi mở, thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
+ Giáo viên có cơ hội thể hiện kiến thức về thực tế của mình khi giải đáp những thắc mắc của HS.
+ Giáo viên tổng kết kiến thức giúp HS hiểu vấn đề toàn diện hơn.
- Học sinh:
+ Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm nhỏ, nội dung bài học được nắm vững hơn hoàn toàn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động có cọ xát trong trao đổi, thảo luận với các thành viên khác
+ Học sinh nắm vững nội dung bài học, vừa bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn
+ Không nản, kiên trì làm cho xong bài tập (có phần thi đua giữa các nhóm);
+ Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem; từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn.
+Thích thú khi được quây quần bên nhau với các bạn.
+ Thể hiện được năng lực bản thân.
+ Bộc lộ được khả năng tổ chức, điều khiển, ghi chép…
+ Giải quyết được nhiều vấn đề khó mà cá nhân khó giải quyết được.
+Tạo sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để vươn lên trong học tập
2.3.3.2. Hạn chế - Đối với GV:
+ Nếu giáo viên sử dụng nhóm một cách tuỳ tiện, không có sự lựa chọn phù hợp thì sẽ thảo luận không hiệu quả.
+ Nếu tổ chức không khoa học thì sẽ mất thời gian và có thể bị “cháy giáo án”.
+ Giáo viên dễ bị cuốn vào hoạt động của học sinh mà quên nhắc nhở hết thời gian thảo luận của học sinh.
+ Giáo viên có thể bị sa vào rườm rà với nội dung trả lời dài dòng của một nhóm nào đó. Cho nên giáo viên cần phải biết cắt ngang những câu trả lời dài dòng của học sinh.
- Đối với HS:
+ Nhiều em học sinh yếu nên còn nhút nhát, tự ti nên không tham gia thảo luận. Trong nhóm chỉ có một số em làm việc.
+ Nhiều em nghịch ngợm xem đây là cơ hội tốt để đùa giỡn, phá phách.
+ Học sinh còn đùn đẩy chưa tự giác trong việc nhận trách nhiệm của nhóm..
+ Chưa mạnh dạn nêu những thắc mắc những vấn đề chưa hiểu được nên câu trả lời của nhóm chưa có chất lượng cao.
+ Học sinh còn ngại đứng trước đám đông đặc biệt khi đứng trước lớp để diễn tiểu phẩm nên chưa thể lột tả hết ý nghĩa của bài học.
+ Học sinh chưa tự giác khi giáo viên phân công nhiệm vụ để chuẩn bị cho tiết học sau như chuẩn bị trang phục để đóng vai, phân công vai để hoàn thành tiểu phaồm.
+ Học sinh chưa vân dụng thực tế để trả lời những câu hỏi khi được yêu cầu.
2.3.4. Một số giải pháp đề nghị được rút ra từ những những lần Thảo lụận Nhóm trên lớp trong thời gian qua:
Để tổ chức hoạt động nhóm nhỏ có hiệu quả, có nhiều phương tiện giúp giáo viên kích thích học sinh tham gia thảo luận. Do đó, tuỳ theo nhu cầu và mục tiêu của mình, giáo viên có thể chọn các phương tiện phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về phương tiện khuyến khích sự thảo luận của sinh viên mà giáo viên có thể dùng:
- Bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn (về các nội dung còn chưa rõ ràng…).
- Giải quyết bằng một tình huống.
- Các tài liệu trực quan như hình ảnh,….
- Băng ghi âm hoặc hình (một cuộc phỏng vấn, âm thanh, …) - Các tài liệu thu thập trên mạng internet.
- Các bản tóm tắt về một nội dung chủ đề theo trọng tâm bài học…
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, CSVC của nhà trường,…mà giáo viên có thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của nhóm, tạo hứng khởi cho thành viên trong mỗi nhóm tham gia thảo luận (Phải có định hướng thì học sinh mới có thể đi vào thảo luận nhóm hiệu quả).
Giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp thảo luận khác nhau trong các tiết học khác nhau để tránh trùng lắp dễ gây nhàm chán ở học sinh.
Chống tâm lý ỷ lại trong nhóm: Mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng và cứ thường thì nhóm trưởng phụ trách luôn cả việc phát biểu trước lớp về những ý kiến của nhóm mình . Đây chính là cơ sở để cho những thành viên còn lại trong nhóm ỷ lại. Để khắc phục điều này, tôi đề nghị là thầy cô nên thỉnh thoảng cử học sinh không phải là nhóm trưởng phát biểu. Cứ làm thế vài lần là tâm lý ỷ lại sẽ giảm bớt đi và buộc thành viên nào trong nhóm cũng phải chú ý.
Về chổ ngồi trong lớp chưa phù hợp: không thể đòi hỏi có bàn ghế phù hợp ngay được. Nên chăng với bàn ghế hiện tại, ta chia lớp ra làm nhiều nhóm , cứ 4 em là một nhóm.