Chương 3: Thiết kế thể nghiệm
3.5. Đánh giá thiết kế thể nghiệm
Thiết kế thể nghiệm có những điểm khác so với thiết kế giảng văn truyền thống song vẫn tập trung khai thác giá trị nội dung, nghệ thuật, ít nhiều tôn trọng khích lệ nhu cầu tự giải phóng tiềm năng tích cực của học sinh, mở ra một hướng dạy học tích hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong giờ học, đồng thời lƣợng kiến thức đƣa vào trong bài sẽ phong phú, đa dạng hơn.
Hệ thống câu hỏi trong thiết kế thể nghiệm chú ý đến nhóm câu hỏi nêu vấn đề, tạo ra không khí dân chủ, cởi mở, gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên thiết kế thể nghiệm đòi hỏi nhiều sự nỗ lực tích cực của giáo viên và học sinh. Giáo viên thiết kế sẽ vất vả hơn bởi phải kết hợp các đơn vị kiến thức cũng nhƣ hệ thống câu hỏi trong giờ học đa dạng phong phú hơn, phải kích hoạt đƣợc học sinh trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị bài đến khi tìm hiểu bài học ở trên lớp và khi về nhà theo quan điểm tích hợp dạy học Ngữ văn.
Để thăm dò khả năng nhận thức của học sinh qua các giờ dạy thể nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15’ với câu hỏi nhƣ sau:
(?) Qua việc tìm hiểu các bài ca dao, nhất là bài 1, 2, 3 trong chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”, em hãy rút ra cách thức, phương pháp tiếp cận một bài ca dao?
Kết quả
Líp
Trả lời đúng,
đầy đủ (%)
Trả lời còn thiếu (%)
Trả lời sơ sài ch-a đúng (%)
10A7 14/45 27/45 4/45
10A9 16/49 26/49 7/49
Kết quả trên còn khiêm tốn song đối với chúng tôi rất đáng khích lệ bởi không khí lớp học thực sự hào hứng, sôi nổi, ít nhiều thể hiện được ý tưởng, mục đích của thiết kế.
90
Phần kết luận
1. Nghiên cứu ca dao và đổi mới phương pháp dạy học ca dao theo hướng tích hợp, tích cực không chỉ đơn thuần là tìm cách dạy sao cho có chất lượng và học sao cho có hiệu quả văn học dân gian ở trường THPT mà còn có ý nghĩa lâu dài.
Ca dao, theo quan niệm của chúng tôi là phần tinh tuý nhất, phổ cập và gần gũi nhất của văn học dân gian trong đời sống cộng đồng người Việt.
Trong di sản văn học dân gian còn lại, tâm hồn Việt Nam đƣợc kết tinh thành những viên ngọc tuyệt đẹp vô giá trong ca dao so với những thể loại khác nhƣ tục ngữ, truyện cổ tích, truyện cười… Những viên ngọc ấy trở thành giá trị tinh thần bền vững trong niềm yêu đời lạc quan, trong tiếng cười thâm thuý hồn hậu trong lời ca yêu thương tình nghĩa của nhân dân lao động.
Nhưng vì ca dao là tiếng lòng của nhân dân lao động dưới chế độ phong kiến nên không tránh khỏi những nỗi buồn tủi xót xa trong than thân trách phận và chứa đựng những nỗi căm ghét cái xấu xa độc ác của xã hội cũ trong thái độ châm biếm, đả kích, trào lộng, hài hước của thể loại văn học này. Cả hai nôi dung yêu thương tình nghĩa và trào lộng hài hước là nét đẹp chủ đạo trong tâm hồn yêu đời, yêu người đầy tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Ca dao có khả năng bồi đắp cho tâm hồn thế hệ trẻ ngày nay những đạo lí truyền thống của dân tộc để các em sống tốt hơn trong cuộc sống hiện tại.
2. Ca dao rất hay, rất đẹp nhƣng lại khó tiếp nhận đầy đủ, sâu sắc đƣợc những ý tưởng thẩm mỹ sâu xa của nó.
Cái khó thứ nhất là chất thơ trữ tình dân gian lắng đọng trong ca dao cũng tinh tế, hàm súc, đa nghĩa và giàu xúc cảm nhƣ lời thơ nói chung. Dạy học ca dao là tìm cách tiếp cận, phân tích, bình giá một loại thơ đích thực mà không có phong cách cá nhân tác giả, nó đƣợc trau chuốt, hoàn thiện thêm với
91
thời gian và tài năng sáng tạo của người bình dân. Vì thế dạy học ca dao cần đến sự am hiểu sâu sắc cách cảm nghĩ, cách phô diễn, bộc lộ “tiếng lòng” của lớp người lao khổ. Ca dao có vẻ đẹp lung linh của cuộc sống bình dị mà thanh cao, của nỗi niềm lo nghĩ hàng ngày và những ƣớc mong xa thẳm. Ca dao là hiện thân của tâm hồn người bình dân mộc mạc chân chất vừa tinh tế, lãng mạn.
Cái khó thứ hai là dạy học ca dao là dạy học một loại tác phẩm văn học cực ngắn, cần phải xâu chuỗi, liên kết chúng lại trong một nhóm loại, một chùm ca dao có cùng cấu trúc nhƣ nhau về nội dung và hình thức. Vì thế rất dễ dàng trùng lặp về nội dung, phương pháp và rất khó phân tích rõ ràng vẻ đẹp riêng từng bài. Như vậy người giáo viên phải nghĩ đến việc dùng phương pháp khái quát hoá nội dung bài ca và cụ thể hoá nghệ thuật của hình thức phô diễn, biểu lô tâm tình của một nhóm hoặc một chùm thậm chí một bài ca dao nào đó.
Phương pháp so sánh, đối chiếu văn bản của ca dao bằng việc hướng dẫn học sinh đọc, phân tích, lý giải, bình luận, phát triển ý kiến riêng trên cơ sở khích lệ, bồi dƣỡng đƣợc tình yêu đối với ca dao, khơi gợi đƣợc sự phát hiện, óc sáng tạo năng động tích cực hoạt động học tập của họ cần đƣợc vận dụng tốt thì hiệu quả dạy học ca dao mới đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu ngày càng cao của môn Ngữ văn.
Ngoài ra giáo viên có thể vận dụng những phương pháp khác nhau như luận văn đã trình bày ở những chương trước.
3. Luận văn đã cố gắng xuất phát từ thi pháp lục bát ca dao một thể thơ thuần Việt có khả năng dung chứa chất thơ dân gian và chất thơ cổ điển hài hoà, rực rỡ để thay đổi cách dạy, cách học phần ca dao ở lớp 10 THPT bởi vì đó là cách tiếp cận có triển vọng nhất khi dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trƣng nghệ thuật của nó.
92
Chúng tôi đã không quên chỉ ra những hạn chế của lối tiếp cận thi pháp và nhấn mạnh tính chất nguyên hợp, tính diễn xướng trong môi trường văn hoá dân gian để từ một bài ca cụ thể đặt nó trong mối quan hệ với cả chuỗi, nhóm bài ca khác nhau và trong một hệ thống những yếu tố cấu trúc ổn định về hình thức nghệ thuật nhƣ những mô típ cốt lõi trong quá trình dạy học ca dao.
4. Luận văn đã thận trọng tiếp thu cơ sở lý thuyết và thực tiễn dạy học ca dao theo định hướng tích hợp, tích cực trong chương trình và SGK Ngữ văn 10. Người viết đã chọn lọc, tổng hợp chúng lại kết hợp với những suy nghĩ riêng và đề xuất cách tổ chức dạy học, thiết kế bài dạy thể nghiệm cụ thể để đƣa ra những kết luận xác thực về tính đúng đắn của sự triển khai đề tài cũng nhƣ tính khả thi của thiết kế thể nghiệm.
5. Đây đó trong luận văn vẫn còn những khiếm khuyết do điều kiện thời gian, do hoàn cảnh riêng và do trình độ nghiên cứu, người viết mới chỉ trình bày những suy nghĩ gốc mà chưa kịp phát triển sâu rộng vấn đề. Người viết đã tuân thủ cấu trúc đề cương, trình bày và phát triển đơn giản, thuận chiều các nội dung phục vụ đề tài mà chƣa tính hết đƣợc tình huống phát sinh và những sai lệch mà bản thân chƣa thể kiểm soát đƣợc hết.
Hoàn thành luận văn với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của mình, chúng tôi hy vọng đã góp được phần nào đó vào việc khẳng định hướng đi và nội dung ngày càng đổi mới có chất lượng trong dạy học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp và tích cực dựa trên nền tảng của sự tiếp cận, phân tích, lý giải, bình giá ca dao với đặc trƣng thi pháp thể loại của nó.
Luận văn chắc chắn chƣa hết những thiếu sót không thể tránh khỏi đối với một người chưa qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều, chưa tích luỹ được kinh nghiệm phong phú và chƣa có trình độ khoa học vững vàng trong nghiên cứu.
Tác giả rất mong nhận đƣợc sự bổ khuyết và đóng góp ý kiến bổ ích quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn.
93
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.
2. Hoàng Hữu Bội - Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Viết Chữ - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại) - NXB ĐHSP, 2005.
4. Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ ca dao Việt Nam - tạp chí văn học số 2 - 1991 trang 24 - 28.
5. Chu Xuân Diên, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục.
6. Trần Thanh Đạm (chủ biên, 1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB Giáo dục.
7. Phạm Văn Đồng, Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 28, tháng 11 - 2002.
8. Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Khắc Đàm (2006), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 (Chương trình chuẩn - tập 1), NXB Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục, số 22, tr21 - 22.
10. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn-dạy văn, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục.
12. Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Nghiên cứu khoa học giáo dục, số 6, tháng 3, tr 9 - 13.
13. Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2006.
94
14. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Xuân Lạc, Quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy học ca dao ở trường THPT - Luận án phó tiến si, 1996.
16. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, NXB Giáo dục.
17. Phan Trọng Luận (1985), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, NXB Giáo dục.
18. Phan Trọng Luận (1998), Phương pháp dạy Văn, NXB ĐHQG Hà Nội.
19. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục.
20. Phan Trọng Luận (chủ biên) Ngữ văn 10 (bộ cơ bản), NXB Gáo dục, 2006.
21. Phan Trọng Luận (chủ biên), SGV Ngữ văn 10 (bộ cơ bản), NXB Giáo dục, 2006.
22. Phan Trọng Luận (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2006.
23. Phan Trọng Luận (2006) Chủ biên, Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Huy Quát (2001), Đề cương chi tiết môn phương pháp dạy - học văn, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
25. Nguyễn Huy Quát (2004), Chuyên đề: Một số vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy văn học dân gian ở trường THPT (tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ III 2004 - 2007).