Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và địa chất công trình khu vực nghiên cứ u
2.1 Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tuyến đê biển Bình Minh
Hệ thống tuyến đê biển Bình Minh nằm ở phía đông nam huyện Kim Sơn (vị trí đánh dấu số “2” trên bản đồ), cách trung tâm thành phố Ninh Bình 60 km về phía đông nam.
Tổng diện tích tự nhiên tính từ cao độ -1.0m trở lên khoảng 3.750 (ha).
* Chế độ gió
Vùng ven biển huyện Kim Sơn chịu tác động của hai mùa gió chính phù hợp với hướng hoàn lưu chung của khu vực.
Vận tốc gió trung bình tại đây nhìn chung lớn, dao động trong khoảng 2 ÷ 4 m/s. Do địa hình bằng phẳng nên phần trăm lặng gió ở đây nhỏ, chỉ đạt trên dưới 10% tổng số lần quan trắc.
* Nhiệt độ và độ ẩm không khí
Xét theo nhiệt độ trung bình năm đại bộ phận lãnh thổ của dải ven biển huyện Kim Sơn có địa hình thấp và bằng phẳng nên nền nhiệt tương đối cao, thuộc chế độ nhiệt nóng và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam. Ở đây nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 22,2 ÷ 23,60. Độ ẩm trung bình năm tương đối cao dao động trong khoảng 82 ÷ 85%.
* Lượng mưa
Trong địa bàn huyện Kim Sơn có dãy núi Tam Điệp ở phía Tây, dãy núi này chắn gió làm cho hơi nước từ biển Đông ngưng tụ nên lượng mưa hàng năm tại đây tương đối lớn. Tuy nhiên lượng mưa phân phối không đều theo các tháng trong năm.
Bảng 2.1: Thống kê lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB 27,7 32 50,2 87,3 155 255,5 230,8 318,2 407,3 265,3 63,3 27,7 Max 86 105,7 140 210 316,3 532,3 504,7 901,5 983,5 724,5 246,5 93,1 Min 0,8 6,2 23,3 26,2 57 65,9 35,5 109 90,7 4,8 0,4 0 (Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ninh Bình, Thuyết minh dự án “Hàn khẩu đê biển Bình Minh 3”, 2008).
* Hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Bão: đa số các cơn bão ảnh hưởng tới Ninh Bình được hình thành từ biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 và tháng 11 trong năm.
Bình quân mỗi năm có từ 2 đến 3 trận bão có nguy cơ đổ bộ vào Ninh Bình mà xã Kim Đông, Kim Trung huyện Kim Sơn là những xã chịu ảnh
hưởng trực tiếp. Mỗi cơn bão gây ra mưa kéo dài trong vài ngày, với tổng lượng mưa lên đến 200 ÷ 300 mm.
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động chủ yếu trong thời kỳ từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Trung bình mỗi năm có khoảng 20 ÷ 22 đợt gió tràn về.
* Đặc điểm chế độ thuỷ văn
Sông Đáy chịu ảnh hưởng của thuỷ triều rất mạnh đồng thời chịu ảnh hưởng của sông Hồng qua sông đào Nam Định và lũ từ thượng nguồn sông Hoàng Long dồn về.
Những năm vừa qua dòng chảy sông Càn diễn biến phức tạp, cửa sông Càn có hiện tượng bồi lắng lấn ra biển, hiện tượng này làm cho dòng chảy lũ bị nghẽn lại kết hợp triều cường mực nước sông Càn dâng cao uy hiếp nghiêm trọng an toàn của vùng nghiên cứu.
Bảng 2.2: Thống kê mực nước lũ.
Hmax Tần suất P%
1 1,5 2 3 5 10 20
Tại Cầu Hội 318 307 297 284 267 243 218 Tại Chính Đại 464 440 415 387 350 298 243 Tại Nga Điền 398 380 363 343 317 280 242 (Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ninh Bình, Thuyết minh dự án “Hàn khẩu đê biển Bình Minh 3”, 2008).
* Đặc điểm hải văn
Vùng ven biển Kim Sơn – Ninh Bình, sóng có tác động khá mạnh tới sự phân bố lại bùn cát trong sông. Song trong những ngày có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh kéo dài và bão hoạt động, sóng lớn cộng với nước dâng luôn đe dọa các đê kè ven biển, nhất là những năm gần đây rừng ngập mặn - một tác nhân tích cực phòng hộ bờ biển và dải đồng bằng ven biển bị chặt phá nghiêm trọng để xây dựng các đầm nuôi thuỷ sản thì mức độ phá huỷ của
sóng càng gia tăng. (Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công nghệ)
Bãi bồi Bình Minh – Kim Sơn thuộc bãi bồi vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng, trong mùa đông dưới tác động của gió mùa Đông Bắc có tốc độ cao và thổi ngoài khơi vịnh Bắc bộ, khu vực này thường xuyên xảy ra hiện tượng nước dâng. Nhưng nhờ có địa hình bờ biển lồi nên cũng ít có khả năng nước dâng cao. Nước dâng trong bão là mối nguy hiểm rất lớn đối với vùng ven biển Bình Minh, nước dâng gây ngập úng và phá huỷ các công trình dân sinh kinh tế. Nhất là trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm phát triển mạnh tại khu vực giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 (Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công nghệ).
Khu vực nghiên cứu là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, chế độ nhật triều khá thuần nhất. Biên độ dao động tối đa 3,0 ÷ 3,5 m, trung bình 1,7 ÷ 1,9 m và tối thiểu 0,3 ÷ 0,5 m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt tới 4,0 m, (Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công nghệ)