Những cơ sở để lựa chọn sơ đồ công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ tuyển và lập dự án đầu tư tuyển tận thu thiếc từ bãi thải thập lục phần mỏ thiếc tĩnh túc cao bằng (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 5: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYỂN TẬN THU QUẶNG THIẾC TẠI BÃI THẢI THẬP LỤC PHẦN

5.5. Công tác tuyển khoáng

5.5.1. Những cơ sở để lựa chọn sơ đồ công nghệ

5.5.1.1. Mẫu nghiên cứu và thành phần vật chất, thành phần độ hạt Được trình bày trong Chương 3 trang 22. Mẫu nghiên cứu và thành phần vật chất.

5.5.1.2. Một số sơ đồ công nghệ tuyển thiếc sa khoáng hiện nay

Đã được trình bày trong Chương 1 trang 9. Tổng quan công nghệ tuyển tận thu thiếc trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra hiện nay tại Tĩnh Túc đang duy trì hoạt động 4 xưởng tuyển cơ khí hóa với lưu trình công nghệ như sau:

- Sơ đồ công nghệ tuyển thô (cho ở hình 5.1) sử dụng sàng song tĩnh a = 50mm, máy rửa cánh vuông, sàng quay đánh tơi, máy lắng. Thực thu đạt đƣợc 80% đến 82%, tuy nhiên khi cần tăng năng suất sơ đồ này khó có thể nâng lên đƣợc do sử dụng sàng song tĩnh nên khả năng đánh tơi đất đá rất hạn chế.

Hình 5.1. Sơ đồ công nghệ xưởng tuyển cơ khí Tĩnh Túc, Cao Bằng 5.5.1.3. Phân tích ưu nhược điểm của các sơ đồ công nghệ

- Sơ đồ công nghệ tuyển trước đây ở Mỏ thiếc Tĩnh Túc:

Theo đánh giá trong quá trình sản xuất thực tế thì sơ đồ này còn tồn tại một số nhƣợc điểm: Khi khai thác vào những vùng nhiều sét, đất quặng không

Quặng nguyên khai

Sàng song

Máy rửa cánh vuông

Sàng rung

Máy lắng tuyển thô

Máy lắng tuyển vét

Máy lắng tuyển tinh

Máy lắng tuyển vét

Bùn cát thải Tinh quặng 15%Sn Đá thải +16mm

đƣợc đánh tơi triệt để, sét bị vo tròn trên sàng tĩnh, chấm theo cả hạt quặng.

Khâu thu hồi tinh quặng mịn hoạt động không hiệu quả phải ngừng ngay sau khi đƣa vào SX.

- Sơ đồ công nghệ của các tư nhân tại Mỏ thiếc Qùy Hợp, Sơn Dương:

Qua khảo sát và xem xét thực tế, thấy sơ đồ này có nhiều ƣu điểm: xử lý được tất cả các đối tượng quặng có nhiều sét tương đối hiệu quả, thay sàng song tĩnh trước bằng sàng rung nên cải thiện được điều kiện làm việc cho người làm việc tại khu vực này, giảm chi phí nhân công. Nhược điểm: Sàng loại đá nhỏ vẫn dùng thủ công, tăng tiêu hao nước.

- Sơ đồ công nghệ của các nước ASEAN: rất đơn giản, dùng thiết bị tuyển có năng suất cao nên rất gọn nhẹ, chi phí đầu tƣ thấp, dễ di chuyển. Nếu tuyển thô đến 15%Sn thì công tác bảo quản sản phẩm an toàn hơn, phù hợp với xu thế chung hiện nay.

- Sơ đồ công nghệ của xưởng tuyển thô cơ khí Tĩnh Túc: Dùng thiết bị sàng rung cấp II, máy rửa cánh vuông xử lý đƣợc tất cả các đối tƣợng quặng có nhiều sét tương đối hiệu quả nên cải thiện được điều kiện làm việc cho người làm việc tại khu vực này, giảm chi phí nhân công. Nhược điểm dùng máy rửa cánh vuông nhanh bị mòn cánh, chi phí trung tu sửa chữa lớn.

Căn cứ vào các phân tích những ƣu nhƣợc điểm trên lựa chọn sơ đồ theo định hướng: lấy sơ đồ của các tư nhân đang áp dụng tại Mỏ thiếc Quỳ Hợp, thiếc Sơn Dương, các hệ tuyển thô đang hoạt động tại mỏ Tĩnh Túc làm sơ đồ chủ đạo, trong đó có thay đổi so với hệ tuyển cũ:

- Thay máy rửa cánh vuông cộng với sàng rung cấp II bằng sàng quay đánh tơi lỗ 16mm để giảm chi phí nhân công, điện năng và tiêu hao nước.

- Dùng bể áp lực để cấp cho hệ thống máy lắng, và chỉ nâng hàm lƣợng tinh quặng lên 15%Sn đƣa về tuyển tinh để xử lý tiếp.

* Kết luận:

Căn cứ vào thành phần vật chất, thành phần độ hạt của quặng; căn cứ vào các mẫu công nghệ đã nghiên cứu và phân tích ƣu, nhƣợc điểm của các sơ đồ đã và đang hoạt động nêu trên. Đồng thời dựa trên yêu cầu thiết kế xưởng tuyển thô tại công trường với hình thức khai thác, vận chuyển quặng nguyên khai bằng ôtô, máy xúc. Thiết kế lựa chọn công nghệ tuyển tận thu thiếc từ bãi thải Thập Lục Phần mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ tuyển và lập dự án đầu tư tuyển tận thu thiếc từ bãi thải thập lục phần mỏ thiếc tĩnh túc cao bằng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)