CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN MỨC - 150M, KHU ĐÔNG MỎ SIN QUYỀN, LÀO CAI
I.3. Đặc điểm địa chất các thân quặng và khoáng sản đi kèm
2.1.6. Phân loại các kiểu mỏ đồng trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới hiện nay có nhiều quan điểm về phân loại các kiểu mỏ đồng khác nhau, như quan điểm của Domarev V.A (1959), Xmirnov V.I., Iakovlev G.
F. (1986), ..Tuy quặng đồng có nhiều kiểu nguồn gốc và quan niệm về nguồn gốc khác nhau, song các mỏ có giá trị công nghiệp đáng kể là cát kết chứa đồng (Châu Phi, Trung Á); đồng - molipden porphyr (Mỹ La Tinh, Thái Bình Dương);
đồng konchedan và Cu-Ni trong đá mafic và siêu mafic có ý nghĩa thứ yếu về giá trị công nghiệp.
Theo quan điểm của Xmirnov V.I., Iakovlev G. F. (1986), các ông đã phân loại quặng đồng thành 7 nhóm nguồn gốc khác nhau (Bảng 2.7).
Bảng 2.6: Bảng phân loại các loại hình mỏ công nghiệp của đồng (Xmirnov V. I., Iakovlev G. F., 1986)
Kiểu mỏ Cấu trúc hình thái thân
quặng
Khoáng vật đặc trưng Mỏ điển hình
I. Nhóm mỏ magma
Dạng xâm nhiễm, xâm nhiễm dạng
Quặng: Chalcopyrit, pentlandit, pyrotin, magnetit. Không
Sotberi (Canada);
Norim,
Kiểu mỏ Cấu trúc hình thái thân
quặng
Khoáng vật đặc trưng Mỏ điển hình vỉa, đặc sít,
thấu kính bám đáy, mạch
quặng: olivin, pyroxen, epidot, serpentin, carbonat...
Petsenga (Liên Xô)
II. Nhóm mỏ carbonatit
Dạng ống, cấu trúc phân đới đồng tâm
Quặng: bocnit,
chalcopyrit, chalcozin valerit, pyrotin, pyrit, molipdenit, cubanit, xiderit, rutin,
magnetit. Không quặng: calcit, dolomit
Palabora (C.H.
Nam Phi);
Xibia, Cola (Liên Xô)
III. Nhóm mỏ skarn
Dạng vỉa, thấu kính, bướu, ống, mạch, ổ, phân nhánh phức tạp.
Tổ hợp khoáng vật sulfur và silicat tạo skarn
Trung Kazacstan, Uran, Tây Xibia (Liên Xô);
Clifton, Bicbi (Mỹ); Dolores (Mehico) IV. Nhóm mỏ
nhiệt dịch pluton A. Đồng porphyr 1. Molipden porphyr
2. Molipden-đồng porphyr
3. Đồng porphyr 4. Đồng
(molipden)
Dạng mạch, ống, bướu mạng. Ô van, vành khuyên Hình trụ,hình nón
Quặng: pyrit, vàng, arsenopyrit, turmalin, molipdenit,chalcopyrit, galena, sphalerit, pyrit, magnetit, rodocrozit, tremolit, talc,casiterit.
Không quặng: thạch anh, calcit, barit
Klaimac, Kadjaran, Kounrat, Xalavat (Liên Xô);
Trukikamata, El-Teniente (Chilê) Vưrly Briag (Mỹ)
Kiểu mỏ Cấu trúc hình thái thân
quặng
Khoáng vật đặc trưng Mỏ điển hình porphyr
B. Mỏ dạng mạch 1. Thành hệ chalcopyrit 2. Thành hệ enargit
Biut (Mỹ)
V. Nhóm mỏ nhiệt dịch phun trào
Dạng mạch, ống, bướu
Quặng: Cu tự sinh, chalcopyrit,chalcozin, S tự sinh. Không quặng: calcit, thạch anh.
Azerbaidzan, Uran, Cola, Kazacstan (Liên Xô); Hồ
Thượng (Mỹ).
VI. Nhóm mỏ konchedan
Dạng đẳng thước, bướu kéo dài, vỉa, thấu kính, mạch, dải.
Quặng: pyrit, pyrotin, chalcopyrit, quặng đồng xám, bocnit, sphalerit...
Không quặng: thạch anh, carbonat, barit...
Uran,
Kazacstan (Liên Xô); Nam Tư;
Thổ Nhĩ Kỳ;
Canada, Trung Quốc.
VII. Nhóm mỏ giả tầng
(Stratiform)
Dạng vỉa, thấu kính, dạng dải nằm khớp đều với đá vây quanh
Quặng: chalcozin, bocnit, chalcopyrit, pyrit, quặng đồng xám, covenlin, sphalerit.
Không quặng: thạch anh, calcit, barit.
Kazacstan, cận Baican (Liên Xô); Zambia;
Zaia; Đức; Ba Lan;
Afganistan.
b) Các kiểu nguồn gốc mỏ đổng ở Việt Nam
Quặng đồng của Việt Nam nằm phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm
Đồng…Những khu vực tập trung khoáng hóa, quặng đồng hình thành các mỏ khoáng có giá trị công nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Vùng mỏ đồng Sin Quyền (Lào Cai); Vùng mỏ đồng - niken Bản Phúc (Sơn La); Vùng mỏ đồng Vạn Sài (Sơn La); Vùng mỏ đồng Suối Nùng (Quảng Ngãi). Ngoài ra, còn có rất nhiều điểm quặng khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa. Lạng Sơn, Lào Cai.
Theo nguồn tài liệu báo cáo thuyết minh “Bản đồ khoáng sản Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, năm 1965” các nhà Địa chất Việt Nam đã phân chia các thành hệ quặng Cu sau:
- Chalcopyrit - pyrotin - magnetit nguồn gốc skarn (Lương Sơn).
- Chalcoprit - thạch anh, chalcoprit - barit - thạch anh nguồn gốc nhiệt dịch (Vạn Sài).
- Chalcopyrit - chalcozin - bocnit trầm tích (Bắc Giang).
- Chalcopyrit - magnetit - octit siêu biến chất (Sin Quyền).
- Pyrotin - pentlandit - chalcopyrit dung ly (Tạ Khoa).
Mặt khác, theo Nguyễn Văn Nhân (1985) đã phân chia các thành hệ quặng đồng ở miền BắcViệt Nam như sau:
- Pirotin - pentlandit - chalcopyrit trong đá siêu mafic.
- Pirotin - chalcopyrit - magnetit trong đá biến chất trao đổi.
- Chalcopyrit - thạch anh dạng mạch trong phun trào mafic.
- Đồng tự sinh.
- Đồng trong cát kết.
Năm 1990 trong khuôn khổ đề tài "Nghiên cứu sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản đới Sông Đà - Sông Mã" Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Ngọc Liên và nnk đã phân ra 5 thành hệ quặng đồng, đồng - nikel:
- Pyrotin - pentlandit - chalcopyrit (Tạ Khoa).
- Chalcopyrit - thạch anh (konchedan) gồm 3 kiểu:
+ Chalcopyrit - thạch anh trong đá phun trào (Vạn Sài, Quy Hướng, Huổi Long, Đá Chông...).
+ Chalcopyrit - pyrotin - menhicovit - thạch anh trong đá gabrodiabas (Lương Sơn) có bismut tự sinh và josenit.
+ Bocnit - chalcopyrit - thạch anh trong đá phun trào mafic (Vọ Cỏ, Kim Bôi) có vàng tự sinh.
- Bocnit - chalcozin trong trầm tích lục nguyên xen phun trào mafic hoặc đá vôi (Hồng Thu, Quang Tân Trải, Nà Lộc, Giai cả...).
- Chalcopyrit - pyrit - sphalerit (galenit) - konchedan đồng - đa kim.
- Đồng tự sinh.
Theo Nguyễn Ngọc Liên (1995) cũng mới chỉ dừng ở giai đoạn nghiên cứu các kiểu khoáng hoá quặng và thành hệ quặng Cu trên phạm vi miền Tây Bắc Việt Nam. Trong đó có đề cập đến 3 kiểu mỏ: 1. Magma dung li; 2. Nhiệt dịch - núi lửa; 3. Nhiệt dịch pluton.
Theo Nguyễn Quang Luật và nnk (2003), “Các kiểu mỏ đồng, vàng ở Tây Bắc Việt Nam và sự phân bố của chúng trong bình đồ cấu trúc khu vực”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, (3), Tr. 38 - 42.