Chiều cao tầng khai thác phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đá và đặc thù của công nghệ khai thác bằng cưa cắt đá ốp lát. Do đó, chiều cao tầng khai thác lựa chọn là 1,1m.
b. Chiều cao tầng kết thúc (Hkt)
Khi khai thác đến biên giới mỏ, cứ 10 tầng khai thác sẽ được chập lại làm một tầng kết thúc.Chiều cao tầng kết thúc trong đá lấy bằng 11m.
Chuẩn bị khai trường
Cưa cắt đá khối lớn
Khoan, nêm tách đá khối lớn ra các block chuẩn
Xúc, cẩu - Vận tải
Bãi chứa đá xây dựng
Nơi tiêu thụ
Gia công, chế biến đá ốp lát Phá đá quá cỡ bằng
búađập thủy lực
Đá ốp lát Đá xây dựng
c. Góc nghiêng sườn tầng khai thác (αt)
Do tính chất cơ lý đá và phù hợp với điều kiện khai thác đá ốp lát thực tế tại các mỏ trong khu vực, góc nghiêng sườn tầng công tác lấy bằng 90°
d. Góc nghiêng sườn tầng kết thúc (αkt)
Do đặc thù của công nghệ khai thác đá ốp lát là cưa cắt và khoan tách các khối đá theo phương thẳng đứng nên góc nghiêng sườn tầng kết thúc cũng chính bằng góc nghiêng sườn tầng khai thác là 90°.
e. Chiều rộng đai bảo vệ (Bv)
Cứ mỗi tầng kết thúc để một đai bảo vệ có tác dụng giữ lại đất đá từ trên tầng khai thác rơi xuống các tầng phía dưới, chiều rộng đai bảo vệ Bv ≥ 1/3H.
Chiều rộng đai bảo vệ tương ứng với chiều cao tầng kết thúc 11 m được chọn là 3,5 m.
f. Chiều rộng dải khấu (A)
Trong khai thác đá khối thì chiều rộng dải khấu A được tính toán lựa chọn phù hợp với kích thước của thiết bị cưa cắt đá và đá block yêu cầu cho khâu gia công chế biến và hình dạng kích thước khối đá tự nhiên.
Chiều rộng dải khấu A khi cưa cắt và khoan tách đá khối lần 1 được tính chọn là: A = 1,6m.
g. Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu (Bmin)
Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu phải đảm bảo cho các thiết bị cẩu, xúc bốc, vận tải hoạt động an toàn và có năng suất cao. Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu được tính theo công thức:
Bmin = Bđ + C1 + T + C2 , m.
Trong đó:
- Bđ là chiều rộng khối đá cưa cắt và khoan tách lần 1, m
- C là khoảng cách an toàn tính từ mép khối đá tách lần 1 đến mép
- T là chiều rộng vệt xe chạy, m
- C2 là khoảng cách an toàn từ mép ngoài đường xe chạy đến mép ngoài cùng của tầng. Lấy C2 = 2,0m.
*. Chiều rộng khối đá cưa cắt và khoan tách lần 1 (Bđ)
Chiều rộng khối đá cưa cắt và khoan tách lần 1 bằng chiều cao khối đá khi lật khối đá ra khỏi nguyên khối. Như vậy, chiều rộng khối đá bằng 1,1 m.
*. Chiều rộng vệt xe chạy (T)
Chiều rộng vệt xe chạy được xác định theo công thức sau:
T = 2b + m Trong đó:
- b = 3m là chiều rộng làn xe chạy trên tầng.
- m = 1m là khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi chạy ngược chiều.
Thay các giá trị trên vào công thức (3) ta có: T = 7 m.
Như vậy, chiều rộng tầng công tác tối thiểu:
Bmin = 1,1 + 1 + 7 + 2 = 11,1 m.
h. Chiều dài tuyến công tác (L)
Chiều dài tuyến công tác được xác định bằng chiều dài một bloc cưa cắt là 50m
i. Góc nghiêng bờ dừng của mỏ (γ)
Góc nghiêng bờ kết thúc của mỏ phụ thuộc vào độ ổn định của đất đá mỏ, các yếu tố hệ thống khai thác (góc nghiêng sườn tầng, chiều rộng đai bảo vệ), được tính theo công thức:
∑ +∑
= B H gα
Tgy H
v *cot
Trong đó:
- ∑H là tổng chiều cao các tầng, m.
- αo là góc dốc sườn tầng kết thúc, αo = 90o.
- ∑Bv là tổng chiều rộng đai bảo vệ, m.
Tổng hợp các yếu tố kể trên góc nghiêng bờ kết thúc của mỏ là:
γ = 58o30’ ÷ 59045’
Bảng 2.11. Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác
STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác Ht m 1,1
2 Chiều cao tầng kết thúc Hkt m 11
3 Góc nghiêng sườn tầng khai
thác at độ 90
4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc αkt độ 90
5 Chiều rộng dải khấu A m 3,75
6 Chiều rộng mặt tầng công tác Bmin m 16
7 Chiều rộng đai bảo vệ Bv m 3,50
8 Chiều dài tuyến khai thác L m 50
9 Góc nghiêng bờ kết thúc của
mỏ độ 58°41' ÷ 59°48'
10 Số tầng khai thác n1 tầng 55
11 Số tầng kết thúc n2 tầng 5