Đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm cấu tạo của các từ lịch sử Phạm

Một phần của tài liệu Từ lịch sử và từ cổ trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh (Trang 22 - 46)

vi biểu vật

Từ Đặc điểm cấu tạo

Đặc điểm ngữ nghĩa Ngữ cảnh

Từ chỉ chức danh

1. thái thượng hoàng

Từ ghép

Tước hiệu dành cho cha của vua khi đã nhường ngôi cho con [6, tr.237].

Ông vua già Trần Nghệ Tông làm Thái thượng hoàng suốt ba đời vua [13, tr.15].

2. vua Từ đơn Vua của một nước lớn, được các nước nhỏ khác thần phục, chịu cống nạp [6, tr.115].

Đến đây,vua xuống chiếu xây đàn thề ở miếu Đồng cổ, và hàng năm cứ đến mùng 4 tháng 4 thì trăm quan hội họp làm lễ ăn thề [13, tr.12].

3.

hoàng đế

Từ ghép

Vua của một nước lớn, được các nước nhỏ khác thần phục, chịu cống nạp [6, tr.115].

Nghệ Tông hoàng đế tên húy là Trần Phủ, con thứ ba của vua Trần Minh Tông; mẹ đẻ là Lê Thị cô của Lê Quý Ly [13, tr.105].

4. thái hậu

Từ ghép

Tước hiệu dành cho mẹ đẻ của vua [6, tr.235].

Thực ra, trước đó đã có hai người đầu hàng Chiêm: đó là Thái hậu Dương Thị, và Ngụy câu vương Trần Húc con cả Trần Nghệ Tông [13, tr.215].

5.

hoàng hậu

Từ ghép

Vợ là chính thất của vua, có thứ bậc cao nhất, trên các bậc phi tần [6, tr.116].

Cái lão Nguyên Uyên tằng tịu với bà hoàng hậu góa chồng (vợ Phế Đế) làm đức thượng hoàng giận [13, tr.170].

6.

hoàng phi

Từ ghép

Từ chỉ chung những người vợ của vua thuộc hàng phi, sau Hoàng hậu (thứ tự Hậu, Phi, Tần) [6, tr.117].

Bài thơ ấy không lọt ra triều đình, nhưng sau này bà hoàng phi, mẹ Phủ, đem chuyện nói ra cho

anh ruột là Lê Quốc Kỳ, lúc đó làm kinh lược sứ nghe [13, tr.109].

7. thái tử

Từ ghép

Chức danh dành cho con trai của Vua (thường là con trưởng) được vua chọn và tấn phong để truyền ngôi [6, tr.117].

Khi trở về qua núi Đồng cổ, Thái tử sửa sang lễ tạ rồi rước thần vị về kinh đô Thăng Long, để giữ dân, hộ nước [13, tr.11].

8.

hoàng tử

Từ ghép

Con trai của vua [6, tr.118].

Thuở còn là hoàng tử, ông được thầy Chu dạy dỗ nên vẫn lấy tình thầy trò cung kính với ông [13, tr.118].

9. công chúa

Từ ghép

Tên gọi chung con gái vua [6, tr.62].

Nguyên Trừng về ở với ông ngoại khi bà công chúa Huy Ninh sinh em Hán Thương [13, tr.26].

10.

quận chúa

Từ ghép

(1) Con gái của chúa hoặc con gái của các tôn thất được phong tước vương. (2) Tước vua phong cho con gái

Cha tôi tổ chức lễ cưới cho quận chúa rất linh đình [13, tr.57].

của Hoàng Thái Tông theo lệ ấm, phong cho các con cháu nhà vua, thời Lê Thánh Tông [6, tr.205].

11.

công tử Từ ghép

Con của chúa hoặc của các tôn thất được phong tập tước [6, tr.63].

Ông Điền có cậu công tử Nguyễn Cẩn nức tiếng là con người phong lưu, giao du rộng rãi [13, tr.76].

12.

quốc trượng

Từ ghép

Từ xưng gọi tỏ ý tôn kính dành cho thân sinh của Hoàng hậu [6, tr.209].

Tuy đại vương vừa làm thái sư vừa làm quốc trượng, nhưng Nhật Lễ vẫn cho người dò xét [13, tr.107].

13. thái sư

Từ ghép

Chức quan đại thần đứng đầu trong bậc tam thái, có nhiệm vụ hầu cận, tư vấn cho nhà vua [6, tr.236].

Trong khi đó, thế lực của quan Thái sư Qúy Ly thì càng ngày càng mạnh [13, tr.15].

14.

thượng thư

Từ ghép

Chức quan cao cấp đứng đầu một Bộ trong triều đình phong kiến, bắt đầu từ thời Lí [6, tr.263].

Đầu tiên, Thượng thư bộ lại Đỗ Tỉnh được cử đến An Tôn đo đạc, đắp thành, đào hào, lập nhà tôn

miếu, mở phố, xây dựng đường sá [13, tr.298].

15. ngự sử

Từ ghép

Từ chỉ chung quan lại trong Ngự sử đài, có nhiệm vụ can gián vua, nhắc nhở, khiển trách quan lại có sai phạm [6, tr.177].

Đứng về phía ý kiến thứ nhất, có Trương Đỗ, quan Ngự sử là người can ngăn quyết liệt nhất [13, tr.134].

16. thái bảo

Từ ghép

(1) chức quan đại thần đứng thứ ba trong hàng tam thái, sau chức thái phó, có nhiệm vụ hầu cận, tư vấn cho nhà vua. (2) Tước vua phong cho ông và cha của những người được phong tước bá theo lệ truy phong cho ông bà, cha mẹ các công thần [6, tr.234].

Ngài sân Thái bảo Trần Nguyên Hàng sai giết ngựa trắng, lấy máu pha rượu đổ vào cái chậu lớn đặt trên đàn thề [13, tr.19].

17. thái úy

Từ ghép

Chức quan đứng đầu thống lĩnh quân đội toàn quốc từ thời nhà Lí, Trần, Lê [6, tr.239].

Mặc dù được phong tước Đại vương chức Thái úy, chức tước tột đỉnh nhung thực chất chỉ là bù nhìn [13, tr.348].

18. tể tướng

Từ ghép

Chức quan đại thần đứng đầu triều (nhà Lí gọi là phụ quốc thái úy, nhà Trần gọi là tả hữu tướng quốc, thời Lê Sơ, vua Lê Thái Tổ đổi là tướng quốc, thời vua Lê Thánh Tông và thời Nguyễn chức tể thướng bị bãi bỏ [6, tr.233].

Thôi thôi! Chúng ta cứ xưng hô huynh đệ như thời còn trẻ, lúc ta chưa làm vua và đệ cũng chưa làm Tể tướng [13, tr.456].

19.

thượng tướng

Từ ghép

(1) Tước phong cho cha của các hoàng hậu, thời Lí. (2) chức quan võ cao cấp các đời Trần, Lê [6, tr.264].

Thượng tướng quân Trần Khát Chân đánh ba hồi chuông [13, tr.19].

20.

thiếu bảo

Từ ghép

Chức quan đứng hàng thứ ba trong Tam cô, giúp việc cho Tam thái [6, tr.252].

Để công việc thuận lợi, tôi sẽ viết mật thư cho quan Tư đồ Trần Nguyên Đĩnh, quan Thiếu bảo TrầnNguyên Tôn, cả trang định vương Ngạc nữa [13, tr.215].

21.

thiếu úy

Từ ghép

Tước hiệu dành cho quan võ dưới chức Thái úy, là quan giúp

Thiếu úy Trần Ngô Lang là tay cờ bạc nổi tiếng Thăng

việc cho Thái úy [6, tr.253].

Long, đã có lúc cùng vua Trần Dụ Tông chơi những canh bạc, mà mỗi lần đặt cửa bằng một gia tài của người giàu có [13, tr.107].

22. đô tướng

Từ ghép

Chức quan võ đứng hàng thứ bảy trong hệ thống quan lạichỉ huy quân đội của triều đình [6, tr.92].

Cha tôi vẫn để ý đến Trần Khát Chân, vịĐô tướng lúc đánh trận Hoàng Giang mới ngót năm mươi tuổi [13, tr.291].

23. thái giám

Từ ghép

Chức hoạn quan chuyên hầu hạ trong hậu cung [6, tr.235].

Thái giám mật báo chuyện trong cung với quan Thái bảo Trần Nguyên Hàng [13, tr.384].

24. thái y

Từ ghép

Chức danh của thầy thuốc ở thái y viện, làm nhiệm vụ chữa bệnh trong hoàng cung [6, tr.239].

Đời Trần Anh Tông cụ Phạm Bân làm quan Thái y nổi tiếng một thời [13, tr.22].

25. thư lại

Từ ghép

(1) Viên chức là thư kí trông coi việc văn thư tại các nha môn, phủ đường. (2) nhân viên ở

Giọng người Thư lại đều đều, vô cảm [13, tr.23].

trường thi có nhiệm vụ sao chép lại các bài thi của thí sinh để trình lên các quan giám khảo để chấm bài [6, tr.259].

26. cấm vệ

Từ ghép

Lính được tuyển chọn đặc biệt, chuyên canh giữ trong cung điện nhà vua [6, tr.43].

Quân Cấm vệ, binh khí tuốt trần, cưỡi ngựa đi hai bên [13, tr.18].

27.

cung nữ

Từ ghép

Người con gái phục vụ trong cung vua, chúa [6, tr.66].

Hai cô cung nữ Trần Ngọc Kỵ và Trần Ngọc Kiểm hầu hạ bên Trần Thuận Tông nói kín với nhau: Thiên đô tức là quan Thái sư sắp cướp ngôi [13, tr.297].

28. gia bộc

Từ ghép

Người đầy tớ trung thành được tin cậy trong gia đình, thời phong kiến [6, tr.99].

Từ khi con trai đi hái thuốc trong rừng bị lũ cuốn mất tích, cụ Phạm Công sống hiu quạnh cùng với người gia bộc tên là ông Lặc [13, tr.26].

29. Từ Chức quan là thân Khi Trần Khát Chân

Từ chỉ chức tước, ngạch trật

quan nội hầu

ghép vương làm tướng trong nội đình hoặc người có công lớn với triều đình [6, tr.201].

giết được Chế Bồng Nga, cứu nguy cho xã tắc, thượng hoàng Trần Nghệ Tông liền phong cho ông tước Vũ tiết Quan nội hầu [13, tr.201].

30. tả tướng quốc

Từ ghép

Chức quan đứng đầu triều đời nhà Trần, tương đương chức Tể tướng thời Lê [6, tr.227].

Lúc đó, trong triều có hai vị quan đứng đầu: Tả tướng quốc Nguyên Trác và hữu tướng quốc là ông [13, tr.107].

31. hữu tướng quốc

Từ ghép

Chức quan cùng với Tả tướng quốc có nhiệm vụ phụ tá cho tướng quốc thời Trần (từ đời Lê gọi là Á tướng) [6, tr.133].

Trong thời kỳ đầy biến động ấy, Trần Nghệ Tông giữ chức vụ Hữu tướng quốc, rồi thái sư, chức vị quan văn đầu triều [13, tr.167].

32.

vương

Từ đơn (1) Vua. (2) Tước cao nhất trong hệ thống tước vị của nhà nước phong kiến dành để phong cho Hoàng tử và những người trong hoàng tộc (thường có

Vương có biết chúng liên hệ với ngoại bang, mời quân Minh vào nước ta không? [13, tr.142].

Thân vương và Tự thân vương) [6, tr.304].

33.

hoàng thân

Từ ghép

Những người có họ gần (như chú, bác, anh, em ruột) [6, tr.118].

Các hoàng thân, trai gái họ nhà vua để tang theo gia lễ [13, tr.167].

34. phi Từ đơn (1) Tên gọi một bậc vợ của vua (sau bậc Hoàng hậu, trên bậc Tần). (2) Từ chỉ chung vợ của chúa hay các bậc vương tước trong hoàng tộc hoặc quý tộc đại thần, thời phong kiến [6, tr.189].

Việc can ngăn của Đỗ lan sang cả bà phi Bích Châu là người đàn bà thục hạnh được vua Duệ Tông rất yêu [13, tr.135].

35.

vương hầu

Từ ghép

Tước vương và Tước hầu, từ để chỉ tầng lớp quý tộc cao cấp. [6, tr.304]

Ở các địa phương bao giờ có biến đều nhờ vào quân đội riêng của các vương hầu ở các vùng. [13, tr.132]

36. nội thị

Từ ghép

Từ chỉ chung những người có quan chức hầu hạ trong cung vua [6, tr.185].

Chỉ một mình quan Nội thị đứng đằng sau thái sư trông thấy [13, tr.25].

37.

bình

Từ ghép

Chức quan đại thần trông coi cả việc văn

Chính đích thân quan Bình chương Lê Quý

chương lẫn võ [6, tr.34]. Ly chỉ đạo tổ chức ngày hội thề Đồng cổ [13, tr.16].

38. tư đồ

Từ ghép

Chức quan trong hàng cửu khanh, có nhiệm vụ khác nhau tùy triều đại [6, tr.287].

Khi chết lại sai quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đến dụ tế, tặng thụy, rồi có mệnh lệnh cho tòng tự ở Văn miếu [13, tr.119].

39.

hành kiển

Từ ghép

Chức quan đứng hàng thứ hai trong một đạo, thời Lê [6, tr.109].

Đỗ Tử Bình quan Hành khiển Đại Việt trấn thủ Châu Hóa là kẻ tham bỉ - La Ngai nói – ta có thể dùng vàng bạc lung lạc hắn [13, tr.133].

40. thái sử lệnh

Từ ghép

Chức quan đứng đầu thái sử viện, thời Lê Sơ [6, tr.237].

Sử Văn Hoa không phải họ Sử, nhưng làm quan Thái sử [13, tr.35].

41.

trung thư thị lang

Từ ghép

Chức quan phó cho Trung thư lệnh tại Trung thư sảnh, lập đầu thời Lê [6, tr.281].

Chỉ có Đoàn Xuân Lôi đỗ thái học sinh khoa Giáp tý (1384) làm Trung thư thị lang đã dâng thư can khéo [13, tr.354].

42. tư nghiệp

Từ ghép

Chức quan đứng đầu Quốc tử giám ở đời Trần, từ đời Lê đến đời Nguyễn là chức quan đứng hàng thứ hai sau Tế tửu, phụ trách ban giáo huấn [6, tr.288].

Đó là điều bệ hạ đã làm một phần với quan nghiệp Quốc Tử Giám Trần Văn An [13, tr.121].

43.

kiểm pháp quan

Từ ghép

Chức quan đứng đầu Đăng văn viện, thành lập vào đầu đời Trần để kiểm tra việc thi hành pháp luật (đến thời Thiệu Phong (1341 – 1357) đổi thành Đình úy) [6, tr.142].

Quan kiểm pháp Nguyên Trừng vừa đi thanh sát Thanh Đô trấn về [13, tr.21].

44. trấn thủ

Từ ghép

(1) Chức quan đứng đầu một trấn thời Lê – Trịnh. (2) Chức quan trông coi và trấn giữ một địa phương được coi là xung yếu [6, tr.276].

Đỗ Tử Bình được giao nhiệm vụ trấn thủ Tân Bình, Thuận Hóa, Thì mới được quân Chiêm đút lót cho vài mâm vàng đã hí hửng nhận ngay [13, tr.128].

45. trấn phủ sứ

Từ ghép

Chức quan đứng đầu một trấn, lộ [6, tr.276].

Tôi đã đến trấn sở, báo cho các quan Trấn phủ đều biết;

nay mai sẽ thông báo

việc này đến tận làng xã [13, tr.711].

46. cai Từ đơn Chức thứ hai của lính người Việt Nam trong quân đội Pháp, dưới chức Đội, trên chức Bếp [6, tr.39].

Người Cai cầm cái trống khẩu chỉ huy [13, tr.17].

Từ chỉ cấp bậc, phẩm hàm

47.

nhất phẩm

Từ ghép

Phẩm trật xếp hàng thứ nhất trong hệ thống phẩm trật gồm chín bậc thuộc hàng văn và sáu bậc thuộc hàng võ nhà vua phong cho các quan, gồm chánh nhất phẩm và tòng nhất phẩm [6, tr.181].

Khi xưa Quý Ly có lần đánh thắng Chế Bồng Nga, ông được Nghệ Hoàng phong chức bình chương vào hàng quan nhất phẩm triều đình [13, tr.384].

48. nhị phẩm

Từ ghép

Phẩm trật xếp hàng thứ hai trong hệ thống phẩm trật gồm chín bậc thuộc hàng quan văn và sáu bậc thuộc hàngquan võ nhà vua phong cho các quan, gồm Chánh nhị phẩm và Tòng nhị phẩm [6, tr.253].

Sáu ông quan hàng nhị phẩm, tam phẩm cưỡi voi dẫn đường, một bên hàng văn, một bên hàng võ [13, tr.17].

49. tam phẩm

Từ ghép

Bậc thứ ba trong hệ thống phẩm hàm vua phong cho các quan trong triều (chín bậc đối với quan văn và sáu bậc đối với quan võ) [6, tr.299].

Sáu ông quan hàng nhị phẩm, tam phẩm cưỡi voi dẫn đường, một bên hàng văn, một bên hàng võ [13, tr.17].

50. tứ phẩm

Từ ghép

Phẩm trật ở hàng thứ tư trong hệ thống phẩm trật nhà vua phong cho các quan lại trong triều, mỗi phẩm lại gồm có bậc chánh và tòng [6, tr.290].

Ông huyện quan Trần được thăng hàm tứ phẩm và được chuyển vào làm việc ở đô hộ phủ nay làm lễ ăn khao, những người có máu mặt ở kinh đô đi mua chữ về khắc câu đối mừng … [13, tr.572].

51. lục phẩm

Từ ghép

Phẩm trật hàng thứ sáu (gồm chánh và tòng) trong hệ thống phẩm trật chín bậc thuộc hàng văn và sáu bậc thuộc hàng võ của triều đình phong kiến [6, tr.163].

Quan văn võ từ lục phẩm trở lên để tang trong một năm [13, tr.167].

52. đệ Từ đơn Yếu tố ghép trước các đơn vị chỉ lượng gốc

Khi Pháp Loa viên tịch, đệ tam Tô Trúc

Hán để tạo các từ ngữ chỉ thứ tự, theo cách gọi cũ: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, … [6, tr.85].

Lâm, thiền sư Huyền Quang về trụ trì và mất ở đây [13, tr.698].

Từ chỉ bộ máy hành chính

53.

triều đình

Từ ghép

(1) Bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến. (2) Nơi vua quan luận bàn việc nước. (3) Năm Giáp tuất, Lí Thái Tông quy định các quan gọi mình là triều đình, khi chầu [6, tr.278].

Nghĩ mãi, ông tìm ra được một cách để quay lại thuyết phục triều đình [13, tr.136].

54. lộ Từ đơn Đơn vị hành chính thời Trần, lớn hơn tỉnh ngày nay [6, tr.161].

Sát kinh đô, nhà sư Phạm Sư Ôn đã tập hợp được ba vạn quân ở lộ Quốc Oai [13, tr.214].

55. phủ Từ đơn (1) Đơn vị hành chính thời phong kiến, nhỏ hơn tỉnh, lớn hơn huyện. (2) Nơi là dinh của chúa Nguyễn [6, tr.193].

Bẩm đại nhân, người của ta ở các bộ, phủ bên ngoài đều đã báo về, các địa phương đều yên ắng cả [13, tr.175].

56.

châu

Từ đơn Đơn vị hành chính ở miền núi từ thời Lê

Ông thấy các lộ, phủ, châu việc học chưa

Trung Hưng, như cấp huyện, phủ ở đồng bằng [6, tr.50].

vào nề nếp, ông bèn đặt ra chức học quan, đề bạt một loạt những nhà khoa bảng, đưa về các địa phương trông coi việc học hành của dân [13, tr.473].

57. trấn Từ đơn Đơn vị hành chính cấp địa phương cao nhất dưới thời phong kiến, đến năm 1831, đời vua Minh Mệnh đổi thành tỉnh [6, tr.275].

Theo kẻ học trò này, ta nên đến trấn Tam Giang [13, tr.108].

Từ chỉ các hoạt động triều chính

58.

triều chính

Từ ghép

Các công việc chính sự của triều đình, nói chung [6, tr.278].

Thế là ta đã đồng ý để mọi việc triều chính rơi hết vào tay ông [13, tr.442].

59.

chầu

Từ đơn Các quan tập trung trong cung (theo hàng, ban) để nghe lệnh hoặc bàn thảo các công việc với vua chúa [6, tr.51].

Nghe nói đây là khúc hát chầu trong cung được nhặt ra từ chốn quê dân dã, tôi được nghe qua vài lần [13, tr.709].

60. ngự Từ đơn Ngồi với dáng vẻ uy nghi, đường bệ (chỉ

Trời rạng sáng, hai vua ngự ra cửa điện

dùng cho vua và các đức phật) [6, tr.177].

[13, tr.16].

61.

nhiếp chính

Từ ghép

Người thay vua điều hành công việc của triều đình khi vua vắng mặt hoặc còn nhỏ [6, tr.182].

Hồ Quý Ly đang đi nước rút. Quý Ly sẽ làm nhiếp chính [13, tr.445].

62.

tiếm ngôi

Từ ghép

Chiếm đoạt ngôi vua một cách bất chính, theo quan niệm phong kiến [6, tr.265].

Nhân gian gọi cuộc tiếm ngôi quá đơn giản ấy là loạn phường chèo [13, tr.43].

63. tâu Từ đơn Thưa trình lên vua hoặc hoàng hậu [6, tr.232].

Tuy nhiên, Sử Văn Hoa lại quỳ lạy và tâu với vua Duệ Tông: Tâu bệ hạ, mộng này là mộng dữ [13, tr.138].

64. ân sủng

Từ ghép

Ơn huệ vua ban cho những người mình yêu quý [6, tr.20].

Những khuôn mặt quá quen thuộc, những khuôn mặt ông đã nhìn hàng ngàn lần, hàng vạn lần, có những khuôn mặt đã ở với ông từ tấm bé, những khuôn mặt đã hả hê nhận từ

Một phần của tài liệu Từ lịch sử và từ cổ trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh (Trang 22 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)