V. Tiến trình hoạt động
2. Các anh hùng liệt sĩ
1. La Văn Cầu (sinh năm 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952.
Ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam), được kết nạp Đảng Cộng sản năm 1950.
Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1948 đến năm 1952, ông tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy (Cao Bằng năm 1949), ông đã cùng đồng đội xung phong, một mình bắn chết lính pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe dùng súng trên xe diệt thêm 10 tên lính Pháp nữa. Trong Trận Đông Khê (Chiến dịch biên
giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, ông bị thương gẫy nát cánh tay, và đã nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch.
Tên ông được đặt cho một con đường tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
2. Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ.
Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam.
Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều
Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên.
Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.
Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:
“Quyết hy sinh .. vì Đảng… vì dân”
Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, bộ đội Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ
Chủ điểm tháng 4/2011: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC UNESCO
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG 30/4 I. Mục tiêu
- Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu của tổ chức UNESCO – tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học văn hoá.
- Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO
- Có thái độ ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi các anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc, ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống của dân tộc ta.
- Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ: tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về UNESCO
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về mục đích, chức năng của tổ chức UNESCO - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực của các bạn tìm hiểu về UNESCO - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ mừngngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4.
- Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện văn nghệ mừngngày 30/4
- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục.
- Động não (Hỏi đáp, hái hoa dân chủ) - Văn nghệ
- Trò chơi ô chữ - Trình bày
IV. Tài liệu và phương tiện - Tư liệu về tổ chức UNESCO - Tư liệu về lịch sử ngày 30/4 - Ô chữ
- Một số bài hát, bài thơ phục vụ cho hoạt động văn nghệ - Ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trãi bàn.
V. Tiến trình hoạt động 21.Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết..”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một bong bóng chuyền cho nhau, nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên những Bài hát cách mạng. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng
* Gợi ý: Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Qua sông, Dáng đứngBếnTre, Nhạc rừng, Đêm Trường sơn nhớ Bác, Con kênh xanh xanh, Màu áo chú bộ đội, Thiếu nhi liên hoan, Ca ngợi Tổ quốc, Đất nước…
22.Kết nối :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức UNESCO
- Thể lệ: Lớp chia thành hai đội. Mỗi đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời.
Nếu không trả lời được thì đội khác sẽ trả lời tính điểm. Nếu cả hai đội không có đáp án thì dành quyền ưu tiên cho khán giả để nhận quà. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
CÂU HỎI
Câu 21. Việt Nam giai nhập tổ chức UNESCO vào ngày tháng năm nào?
Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO từ tháng 7/1976.
Câu 22. Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này?
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh:
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
Câu 23. Mục đích của tổ chức UNESCO là gì?
Góp phần duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, thắt chặt sự hợp tác giữa các nước về giáo dục,khoa học, văn hoá, công lý, luật pháp.
Câu 24. UNESCO có những chức năng nào?
Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá.
Câu 25. UNESCO có phải là một cơ quan của Liên hợp quốc hay không?
Nếu có thì tổ chức này là thành viên thứ mấy của LHQ.
UNESCO là một thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Câu 26. Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO
Cơ cấu tổ chức gồm 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành và Ban thư ký.
Câu 27. Cho đến năm 2003, Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hãy kể tên các di sản đó?
Có 6 di sản mà Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Gồm Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Quần thể Cố đô Huế, Khu di tích Thành địa Mỹ Sơn, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế.
Câu 28. Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập ngày 15 /06/1977 Câu 29. Bạn hiểu thế nào là di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?
Di sản văn hoá: là những tài sản, vật chất, tinh thần
Di sản thiên nhiên: những danh lam, thắng cảnh do thiên nhiên tạo nên
Câu 30. Việt Nam phê chuẩn công ước 1972 về bảo vệ các Di sản văn hoá và thiên nhiên vào năm nào?
Vào ngày 19/10/1987
Câu 31. Bạn hãy cho biết vài nét về Vịnh Hạ Long
Là một sự tạo hình kỳ lạ của tạo hoá; Là hai giá trị cảnh quan và địa chất, địa mạo; Là một thắng cảnh nổi tiếng, là nơi ghi dấu lịch sử dừng nước&giữ nước của dân tộc ta; Năm ở phía Đông Bác Tổ quốc; Diện tích 1153km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ chạy dài theo bờ biển Quảng Ninh.
Câu 32. Bạn hãy kể tên những di sản trên thế giới?
Công viên Khủng long tỉnh Alberta; Vạn Lý Trường Thành; Lăng Tần Thuỷ Hoàng; Đài tưởng niệm Hoà Bình Hiroshima; Quần thể di tích Hampi (Ấn Độ);
Vịnh Hạ Long.
- Thư ký tổng kết điểm.
Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ
- Thể lệ: Mỗi đội chọn cho đội mình một ô chữ hàng ngang. Nếu trả lời đúng mỗi ô được 20điểm. Nếu đội nào tìm được từ chìa khoá cột dọc được 40 điểm.
Câu 13. 10 chữ cái – Ông là một danh nhân văn hoá thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1979
NGUYỄN TRÃI
Câu 14. 10 chữ cái – Đây là khu di tích lịch sử, là di sản văn hoá vô giá, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thành phố Hội An. Được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12/1999
PHỐ CỔ HỘI AN
Câu 15. 14 chữ cái – Di sản thế giới thứ năm của Việt Nam, có nhiều giá trị đặc hữu về đa dạng sinh học, là trung tâm du lịch văn hoá với hệ thống hang động nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Bình
Phong Nha – Kẻ Bàng
Câu 16. 12 chữ cái – Là khu di tích nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Mỹ Sơn của tỉnh Quảng Nam. Được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
Câu 17. 9 chữ cái – Ông là một anh hùng giải phóng dân tộc và là một danhnhân văn hoá thế giới
HỒ CHÍ MINH
Câu 18. 10 chữ cái – Bốn câu thơ sau nói về địa danh nào?
Bốn bề nước biền mênh mang Núi non ngàn ngọn dăng hàng gần xa
Kì quan thế giới chẳngngoa Năm châu khen ngợi đúng là cảnh tiên
VỊNH HẠ LONG
Từ chìa khoá (cột dọc): UNESCO
N G U Y E N T R A I
P H O C O H O I A N
P H O N G N H A K E B A N G
T H A N H D I A M Y S O N
H O C H I M I N H
V I N H H A L O N G
Hoạt động 3: Hát mừng văn nghệ 30/4
- Thể lệ: Lần lượt mỗi đội sẽ hát một bài hát có nội dung “Truyền thống cách mạng”, thành viên của đội này hát xong đến thành viên của đội kia. Cứ liên tục đến khi hết thời gian qui định.
- BGK đếm số bài hát của mỗi đội để cho điểm, một bài hát đúng chủ đề được 10 điểm (Ví dụ: Nếu đội A không hát được thì thành viên của đội B sẽ hát tiếp. Lưu ý không để thời gian trống).
- Thư ký tổng kết điểm.
Hoạt động 4: Thi hỏi đáp ( Trả lời nhanh)
- Thể lệ: Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, nêu thời gian đội nào có tín hiệu trước (giơ tay) thì được quyền trả lời. Nếu hết thời gian mà vẫn không trả lời được thì đội khác trả lời tính điểm. Trả lời đúng được 10 điểm.
Nếu cả hai đội không trả lời được thì ưu tiên cho khán giả trả lời (nhận quà).
Câu hỏi
Câu 15. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào? Chiến dịch thắng lợi đó mang tên gì?
30/04/1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Câu 16. Người đã cắm lá cờ trên Dinh độc lập vào ngày 30/04/1975 là ai?
Bùi Quang Thận
Câu 17. Nước ta chính thức mang tên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
02/07/1976
Câu 18. Người đọc lời đầu hàng vô điều kiện của chính quyền nguỵ Sài Gòn là ai?
Tổng thống Dương Văn Minh
Câu 19. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào?
15/05/19954
Câu 20. Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc tung cổng chính mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?
Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do Ngô Sỹ Nguyên cầm lái.
Câu 21. Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào chiếm Dinh Độc lập húc nghiêng cổng phụ mang số hiệu gì? Ai là người trực tiếp lái chiếc xe tăng đó?
Chiếc xe tăng mang số hiệu 843 do Bùi Quang Thận Nguyên cầm lái.
Câu 22. Hãy kể một câu chuyện về tấm gương hi sinh anh dũng của bội đội ta mà em biết
Học sinh trình bày
Câu 23. Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng kết thúc vào thời gian cụ thể nào?
Lúc 11h30’ ngày 30/04/1975
Câu 24. Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu hô vang khẩu hiệu gì?
"Việt Nam muôn nǎm! Bác Hồ muôn nǎm!"
- Thư ký tổng kết điểm.
23.Thực hành luyện tập:
Hoạt động 5: Trình bày 1 phút
- Quan phần tìm hiểu về tổ chức UNESCO, ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30/04/1975. Bạn hãy nêu tóm tắt những nội dung chính về tổ chức
UNESCO và nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30/4 trên cơ sở các tài liệu mà bạn đã thu thập được.
- Yêu cầu trình bày 1 phút.
24.Vận dụng:
1. Tổ chức UNESCO - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Nước ta đã độc lập, thống nhất, đất nước ngày càng phát triển và đổi mới.
Chúng ta được hưởng cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc đó là nhờ công ơn to lớn của Bác, của các vị anh hùng đã quên mình hy sinh cho Tổ quốc. Để đền đáp công ơn to lớn đó, để xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn thì mỗi con người chúng ta cần phải học tập thật tốt, xứng đáng với câu nói của Bác Hồ
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu…”
VI. Tư liệu:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...
UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
Hiện UNESCO có 191 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể
được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.
Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và các cơ quan phụ cần thiết khác.
UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Những năm 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theochủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các năm 1997 và 2003.
Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).
2. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.