Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy kiểu bài ôn tập trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 (Trang 24 - 30)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 5

- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...

21

- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...

- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,...

1.4.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống 1.4.2.1.Hoạt động của học sinh tiểu học

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:

- Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động.

- Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,...

- Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...

1.4.2.2. Những thay đổi kèm theo

- Trong gia đình: Các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,...các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.

- Trong nhà trường: Do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.

- Ngoài xã hội: Các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội

22

mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.

1.4.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) 1.4.3.1 Nhận thức cảm tính

- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.

- Tri giác: Tri giác của học sinh của học sinh lớp 5 bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)

1.4.3.2. Nhận thức lý tính - Tư duy

Nhờ ảnh hưởng của học tập, tư duy của học sinh lớp 5 dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài đến nhận thức các thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng. Các em có khả năng tiến hành những hoạt động so sánh, khái quát đầu tiên, xây dựng những suy luận sơ đẳng, điều đó là cơ sở hình thành các khái niệm khoa học.

- Tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng đầy đặn.

Ở lớp 5, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.

23

1.4.3.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của học sinh, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

1.4.3.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức

Ở học sinh lớp 5, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.

1.4.3.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức

Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em...

1.4.3.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức

Học sinh lớp 5 đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể

24

trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

1.4.4. Sự phát triển tình cảm

Tình cảm của học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Tuy vậy, so với tuổi mầm non và các lớp đầu cấp tiểu học thì tình cảm của học sinh lớp 5 đã "người lớn" hơn rất nhiều, các em đã có nhận định rõ về giới tính; biết hành động, cư xử phù hợp với giới tính của mình; nhiều trẻ đã có cảm xúc, tình cảm quý mến, ngưỡng mộ đối với bạn khác giới.

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm, các em luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu. Tuỳ vào lòng say mê, yêu thích của mình mà năng khiếu ở mỗi em ngày càng phát triển.

1.4.5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học

Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

25

TIỂU KẾT

Tóm lại, qua nghiên cứu cơ sở lí luận, chúng tôi có thể rút ra kết luận việc dạy học các bài ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 cần được quan tâm, chú ý đúng mức, và ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học kiểu bài này chính là một phương pháp khoa học hàng đầu. Việc học tập bằng Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc và khoa học, các em sẽ học tốt không chỉ các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Nhưng những Sơ đồ tư duy như thế nào là phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài học để hướng đến giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

Đó chính là vấn đề đặt ra chúng tôi phải tìm hiểu, khảo sát các kiểu bài ôn tập Luyện từ và câu lớp 5, trên cơ sở đó, thiết kế một số Sơ đồ tư duy ứng dụng trong dạy học kiểu bài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung.

26

Chương 2

THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI BÀI ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 5

Một phần của tài liệu Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy kiểu bài ôn tập trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)