CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhi ên
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153km về phía bắc, vềphía nam cách thành phố Vinh tỉnh NghệAn 138 km.
Thanh Hoá nằm ở vị trí 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông, có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh NghệAn.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn- CHDCND Lào.
-Phía Đông giáp biển Đông.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Thanh Hóađa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
Vùng núi và trung du, chiếm diện tích trên 8.000km2 (2/3 diện tích tự nhiên), gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía nam. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 25°. Vùng trung du có độcao trung bình từ150-200 m, độdốc từ15° - 20°.
Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt …, có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, caođộtrung bình daođộng từ5 - 15m. Tuy nhiên, một số nơi trũng như Hà
Trung có độcao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sựxen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
2.1.3. Thủy văn
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên. Các sông thuộc hệ thống sông Mã là sông Chu và sông Bưởi, có tổng chiều dài 881km. Tổng diện tích lưu vực là 39.756km2. Tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỷ m3. Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình khá phức tạp, tạo ra khả năng phát triển thủy điện khá lớn. Nước ngầm ở Thanh Hóa cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại, bởi có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, macma và phun trào. Trữ lượng nước trên có thể đảm bảo cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.
2.1.4. Khí hậu
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C. Tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500oC- 8.700oC.
Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IVđến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Tuy vậy, chế độnhiệt có sựkhác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng.
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độcao vừa phải. Tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng. Tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dưới 8.000oC, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,8oC.
-Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%. Phía am có độ ẩm cao hơn phíabắc. Khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từBắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm. Khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 -5 mm/tháng. Ngược lại,mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85%lượng mưa cả năm.
2.1.5. Điều kiện kinh tế, xã hội và giao thông vận tải khu vực a. Dân cư
Thành phố Thanh Hóa là thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng. Dân số thành phố Thanh Hóa chiếm 14% dân số toàn tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ
yếu có 7 dân tộc là: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn sống thu hẹp hơn. Như người Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở 2 bản Đoàn Kết, xã Tèn Tằn và Suối Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
b. Kinh tế.
Theo đánh giá chung giá trị sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa tăng 2,9%, lâm nghiệp tăng 14,7%, thủy sản tăng 6,6%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 27.125 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ, bẳng 99,5% kế hoạch năm. Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước tính đạt 16.081 tỷ đồng tăng 12,8% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 920 triệu USD.
c. Giao thông
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệthống giao thông cơ bản là đường sắt, đường bộ,đường thủy và đường không. Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long, trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh). Trong đó quốc lộ 47 dài 61 km. Quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài 123 km; một cảng nước sâu. Thanh Hóa có sân bay Thọ Xuân đã khai thác vào ngày 05/2/2013.
2.2. Đặc điểm trầm tích Đệ Tứ.
2.2.1. Thống Pleistocen.
- Thống Pleistocen hạ, hệtầng Hoằng Hóa (Q1 1hh)
Thành phần gồm các mảnh vụn thô như: sạn, cát, cuội. Cuội chủ yếu là thạch anh, silic, kích thước hạt cuội từ 5 –6cm, chiếm khoảng 25-30%.
Lớp trầm tích này chưa gắn kết. Chiều dày lớp từ5-13m.
- Thống Pleistocen trung–thượng Lớp phủbazan (βQ1
2- 3)
Thành tạo lộ ra ở bắc Nghĩa Đàn, Nông Cống, với tính chất lớp phủ mỏng có bề mặt khá bằng phẳng. Phần lớn của mặt cắt gặp bazan tươi màu xám tro, đặc sít, rắn chắc. Phần trên là bazan nhiều lỗ hổng, xốp và trên cùng là laterit hoặc bazan dạng bọt màu xám nâu, phớt tím. Thành phần thạch học của các loại đá bazan giống nhau và là bazan olivin. Chiều dày lớp phủbazan từ 30 đến 50m và nằm phủ lên các đất đá có tuổi cổhơn.
- Thống Pleistocen trung - thượng, hệtầng Hà Nội (Q1 2- 3hn)
Thành phần trầm tích ở phần thấp chủ yếu là sét, bột có chứa ít hạt cuội nhỏ, phân bốtừ độsâu 96-100m, chiều dày từ7-12m.
Phần trên của hệ tầng thuộc trầm tích tướng aluvi gồm cát thô, cuội, sạn. Kích thước hạt cuội 1,5-2cm, có chỗ8-10cm.
Chiều dày chung của hệtầng Hà Nội: 15-40m.
- Thống Pleistocen thượng, hệtầng Vĩnh Phúc (Q1 3vp)
Hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố rộng rãi trên các bậc thềm có độ cao từ 10-15m đến 25-40mở tây bắc đồng bằng sông Mã, nam núi Nưa, bắc Núi Xước (Tĩnh Gia)
Thành phần thạch học có thểchia làm 2 tập:
+ Tập dưới: là sét, bột, cát, cuội hạt nhỏcó nguồn gốc sông, biển hỗn hợp. Lớp trầm tích có cấu tạo xiên chéo và có màu đặc trưng là nâu, đỏ loang lổ, có lẫn di tích bào tửphấn hoa.
+ Tập trên: là các trầm tích lục địa thuộc kiểu ngồn gốc aluvi với thành phần là cuội, sỏi, cát, chuyển dần lên hạt mịn hơn.
Chiều dày chung của hệtầng từ7-50m.
2.2.2. Thống Holocen
- Thốngholocen dưới–giữa, hệtầng Hải Hưng (Q2 1-2hh)
Hệ tầng Hải Hưng phân bố chủ yếu ở vùng Duy Tiên và Yên Định.
Chúng được thành tạo trong giai đoạn biển tiến Holocen giữa. Vết tích của mực nước biển cònđể lại trên các vách đá vôi ven rìađồng bằng trong tờ Ninh Bìnhở cao độ2-3.5m. Hệtầng Hải Hưng chỉlộmột sốthành tạo trầm tích có nguồn gốc khác nhau.
+ Trầm tích biển - đầm lầy (mb Q2
1-2 hh): Phân bố thành dải hẹp ven đồng bằng gồm cát bột màu xám chứa thực vật đầm lầy ven biển, sét đen, than bùn dày 1-2m.
+ Trầm tích biển (m Q2
1-2 hh): Phân bố ở các vùng Duy Tiên và Vĩnh Lộc với chiều dài không lớn, gồm chủ yếu là sét xanh mịn dẻo, đôi nơi lẫn ít bột màu xám xanh dày 0.5 - 1.0m. Chúng phân bố ở ven rìađồng bằng phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Vĩnh Phúc và chỉnh hợp trên trầm tích biển -đầm lầy mô tảtrên.
- Thống Holocen trung, gọi chung là “Tầng Thiệu Hóa”.
+ Trầm tích sông-biển (amQ2
2): chiếm diện tích phần lớn đồng bằng Thanh Hóa, phân bố trên cao độ tuyệt đối 4-5m, gặp ở độ sâu từ 18-20m,
có chỗsâu 30-40m. Thành phần gồm: cát, sét bột màu xám vàng. Sét chiếm vai trò quan trọng, chiều dày từ2-20m.
+ Trầm tích đầm lầy-biển (bm Q2
2): gồm sét, bột, cát màu nâu đen, xám đen có than bùn lẫn lộn với bột sét hoặc thành phần lớp riêng biệt, chiều dày 20m.
- Thống Holocenthượng + Trầm tích có tuổi Q2
3: gồm các kiểu sông, hỗn hợp sông- biển và biển-gió.
+ Trầm tích sông (aQ2
3): phân bố chủ yếu ở lòng sông suối lớn như sông Mã, sông Hiều, thành phần gồm: cát, sạn, sỏi. Dưới dạng bãi bồi thành phần chủyếu là sét, bột, cát, chiều dày từ0,5-1m đến 5-10m.
+ Trầm tích sông-biển hỗn hợp (aQ2
3): phân bố ở vùng cửa sông lớn như sông Mã, sông Hiều… Thành phần gồm sét, bột, cát tạo nên bãi bồi ven sông hoặc giữa lòng, có chỗcó thực vật chưa phân hủy thành than bùn.
+ Trầm tích biển-gió hỗn hợp (amQ2
3): phân bố ở ven bờ biển, thành phần chủ yếu là cát tạo nên đụn cát, doi cát. Một số đụn cát di động dần vào phía trong do tác động của gió tạo nên mối nguy cơ vềsinh thái. Chiều dày trầm tíchthay đổi từ2-4m.
- Thống holocen trên, hệtầng Thái Bình
Hệtầng Thái Bình là thành tạo ĐệTứtrẻnhất với tuổi Holocen muộn, phân bố với diện tích khá rộngở các vùng PhủLý, Gia Khánh, Nga Sơn và kéo dài dọc theo các con sông trong vùng. Trầm tích hệ tầng Thái Bình có các nguồn gốc sau:
+ Trầm tích sông (a Q2
3tb): chỉ phân bốhẹp ven theo sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Mã và các phụ lưu của chúng. Thành phần trầm tích
gồm cát, bột sét màu xám nâu, vàng, thuộc bãi bồi hiện đại, dày 0.50 - 3.0m. Ở vùng núi, trầm tích có hạt thô hơn gồm cát bột và sỏi với độ lựa chọn và mài tròn kém, thành phần đa khoáng, phân bố dọc theo các suối hiện đại.
+ Trầm tích sông (am Q2
3 tb): phân bố chủ yếu ở các vùng Bình Lục, Gia Viễn. Thành phần trầm tích gồm bột sét xen cát màu xám, lẫn vảy muscovite và ít tàn tích thực vật dày 1-2m. Chúng được thành tạo bởi quá trình bồi tích của các dòng chảy hiện đại. Trong lớp sét bột ở phía đông của tờ còn gặp các loại thực vật rừng ngập mặn. Bởi vậy trầm tích được coi là có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển.
+ Trầm tích đầm lầy - biển (bm Q2
3 tb): phân bố rộng rãi ở các vùng Yên Mô, Vụ Bản và ven các sông, ven biển ở Nga Sơn, Hà Trung. Thành phần trầm tích có cát hạt nhỏ, bột cát màu xám vàng và nhiều nơi có bột sét màu đen, chứa nhiều tàn tích thực vật thân cỏ và sú vẹt sống ở đầm lầy ven biển, bềdày 1-3m.