CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ GIS VÀ QUY ĐỊNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.2. Kinh tế - xã hội
Năm 2009 cơ cấu kinh tế của huyện Từ Liêm cũ (nay là quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm) tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng đề ra là: ” Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” với tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 62%, giảm 1,1% so với năm 2008, ngành thương mại dịch vụ chiếm 34,5%, tăng 2,3% so với năm 2008 và tỷ trọng nông nghiệp tiếp tục giảm dần, còn 3,5%, giảm 1,2% so với năm 2008.
Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện, HĐND huyện đã ban hành và triển khai có hiệu quả chỉ thị số 08/CT- HĐND và kế hoạch số 25/KH- HĐND ngày 09/3/2009 của HĐND thành phố về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách mới ban hành của trung ương và thành phố nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; các chương trình, công tác của Thành ủy, Huyện ủy về phát triển kinh tế được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Chính vì vậy, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 15,4% so cùng kỳ năm trước, đạt 100% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện.
2.1. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng ( theo giá cố định 1994) cả năm ước đạt 2.702,2 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2008, vượt 0,9% kế hoạch năm. Trong đó:
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN ước đạt 1.131,6 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2008, vượt 0,1% chỉ tiêu nghị quyết hđnd huyện đề ra.
mặc dù sản xuất công nghiệp trong năm còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động (theo báo cáo sơ bộ các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp vừa và nhỏ giảm khoảng 1000 lao động), song do đã chủ động áp dụng các biện pháp đảm bảo đủ các điều kiện cho sản xuất nên một số ngành sản xuất vẫn giữ ở mức ổn định và tăng trưởng khá
như sản xuất giấy, bao bì tăng 12,4%, sản xuất hóa chất tăng 35,1%, sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại tăng 20,1%... nhưng cũng có một số ngành sản xuất giảm như sản xuất sản phẩm từ plastic, sản xuất kim loại, khai thác.
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 1.570,5 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2008, vượt 1,5% kế hoạch năm. do chi phí vật liệu xây dựng những tháng đầu năm giảm và tương đối ổn định nên tốc độ tăng giá trị sản xuất trong năm tăng hơn so với cùng kỳ năm 2008.
Cụm công nghiệp giai đoạn 2 tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp thường xuyên duy trì sản xuất và phát triển sản xuất kinh doanh.
2.2. Thương mại, dịch vụ - vận tải:
- Các hoạt động thương mại, dịch vụ vẫn được duy trì, có mức tăng trưởng khá; sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường phong phú, đa dạng đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho xã hội; tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ cả năm ước đạt 13.068,8 tỷ đồng, tăng 27,9%
so với cùng kỳ năm 2008 và vượt 4,1% so với kế hoạch năm, trong đó khu vực kinh tế hỗn hợp tăng 29,8%, khu vực kinh tế cá thể tăng 3,1%. giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước thực hiện cả năm đạt 1.549,3 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2008 và vượt 0,9% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện đề ra.
- Doanh thu vận tải trên địa bàn huyện cả năm ước đạt 775,2 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2008 và tăng 1,4% so với kế hoạch năm. nhìn chung hoạt động vận tải còn gặp nhiều khó khăn do chi phí nhiên liệu cao nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngành.
Công tác phòng chống sản xuất hàng giả, chống buôn lậu và gian lận thương mại, công tác quản lý thị trường được thực hiện tích cực, tạo sự bình ổn của thị trường.
2.3. Sản xuất nông nghiệp:
- Tổng diện tích gieo trồng năm 2009 đạt 3.522 ha, giảm 181 ha so với năm 2008 (chủ yếu là diện tích đất kẹt và chuyển mục đích sử dụng). Đánh giá sơ bộ, dự ước năng suất lúa năm 2009 đạt 90 tạ/ha canh tác, tăng 8 tạ/ha so với năm 2008; năng suất rau ước đạt 218 tạ/ha, giảm 8 tạ/ha so với năm 2008. tổng sản lượng lương thực quy thóc ước đạt 6.660 tấn, bằng 99% so với năm 2008 do diện tích gieo trồng trong năm giảm.
Do diện tích gieo trồng và số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện giảm nên giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (theo giá cố định năm 1994) cả năm 2009 ước đạt 234,5 tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm 2008 (chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện đề ra là giảm 3,2%). Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả và việc tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp thực tế có sử dụng ước đạt 115 triệu đồng/ha, tăng 4,5 triệu đồng/ha so với năm 2008, vượt 3 triệu đồng/ha so với chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện đề ra.
- Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân của xã ngày càng lớn, việc xây dựng hàng loạt các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí sẽ được đặt ra. Việc yêu cầu dành đất cho xây dựng các công trình này là tất yếu trong quy hoạch sử dụng đất của xã cần phải đáp ứng.
- Trong thời gian tới với định hướng phát triển kinh tế là đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại - dịch vụ, nhu cầu chuyển đất nông nghiệp sang đất xây dựng các công trình phục vụ phát triển nông nghiệp và dịch vụ rất lớn. Đất nông nghiệp bình quân trên đầu người hiện đã ít sẽ tiếp tục giảm nhiều. Do đó, để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao và có giá trị hàng hóa lớn.