CHƯƠNG 3 THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN LÝ NHÂN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN LÝ NHÂN
4.1. LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
4.1.1. Trình bày bản đồ
Sau khi có được file bản đồ số hoá ta tiến hành trình bày bản đồ bằng phần mềm MapSubject 2015. Tiến hành như sau:
Bước 1: Khởi động phần mềm MapSubject 2015:
Trên nền MicroStation vào Utilities → MDL Applications sẽ xuất hiện hộp thoại MDL. Trong hộp thoại này chọn Browse xuất hiện hộp thoại Select MDL Application. Trong hộp thoại này ta chọn:
+ Mục Directories chọn đường dẫn: C:\bdht2015\.
+ Mục Files: chọn file bdht2015.ma.
Hình 3.1 : Hộp thoại Select MDL Application
Nhấp OK, ngay lập tức trên màn hình làm việc của MicroStation sẽ xuất hiện hộp thoại làm việc của MapSubject.
Hình 3.2 : Hộp thoại MapSubject 2015
Bước 2: Chạy sửa lỗi:
ắ Sửa lỗi tự động:
Vào Bản đồ → Chuẩn hoá lớp thửa (CLEAN) sẽ xuất hiện hộp thoại MRF Clean V8.0.1.
Hình 3.3 : Hộp thoại MRF Clean V8.0.1
Trong hộp thoại này ta nhấp chọn Parameters sẽ xuất hiện hộp thoại MRF Clean Parameters.
Hình 3.4 : Hộp thoại MRF Clean Parameters
Trong hộp thoại này ta nhấp chọn Tolerances sẽ xuất hiện hộp thoại MRF Clean Setup Tolerances.
Trong hộp thoại này chọn lớp 5 (lớp ranh giới loại đất hiện trạng). Trên mục Tolerance nhập thông số 0.010000, tiếp theo nhấn chọn Set và tắt hộp thoại này đi.
Quay trở lại với hộp thoại MRF Clean V8.0.1, ta chọn Clean sẽ xuất hiện hộp thoại Alert.
Hình 3.5 : Hộp tMRF Clean Setup Tolerances
Trong hộp thoại này nhấp vào OK sẽ xuất hiện hộp thoại Percent Complete.
Lúc này toàn bộ lớp 5 sẽ được chạy sửa lỗi tự động. Kết thúc việc chạy sửa lỗi tự động ta đóng luôn hộp thoại MRF Clean V8.0.1.
ắ Sửa lỗi bằng tay:
Sau khi chạy sửa lỗi tự động với các lỗi nhỏ hơn 0.01 mét ta tiến hành tìm những lỗi lớn hơn và sửa bằng tay. Việc sửa lỗi này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào quá trình số hoá ở trên. Nếu quá trình số hoá được tiến hành một cách chính xác thì tới khâu nay chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.
Đối với những lỗi lớn mà MRF Clean không tự sửa được chúng ta sử dụng phần mềm MRF Flag bằng cách: Từ thanh menu của MapSubject → Bản đồ → chọn Tìm sữa lỗi [FLAG] → xuất hiện hộp thoại MRF Flag Fditor V8.0.1.
Hình 3.6 : Hộp thoại Alert
Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện những chữ D báo lỗi.
Hình 3.7 : Sửa lỗi bằng tay MRF Flag Fditor V8.0.1 có các chức năng:
- Next: đến vị trí lỗi tiếp theo.
- Zoom in: phóng to vị trí có lỗi.
- Zoom out: thu nhỏ vị trí có lỗi.
- Zoom factor: đặt lại hệ số hiển thị và loại chữ cờ hiệu thể hiện.
- Deletel: xóa tất cả các chữ cờ hiệu hiện hành.
- Prev: trở về lỗi trước đó.
→ Sử dụng nút Next và Previous để hiển thị các lỗi → sử dụng các công cụ của MicroStation để chỉnh sửa lỗi. Đến lúc chữ Next mờ đi thì đã hết lỗi.
Hình 3.8 : Hộp thoại Percent Complete
Sữa lỗi xong bấm Del Flag hoặc Delete All Flags nếu đã sữa xong tất cả các lỗi.
Bước 3: Tạo Topology:
Sau khi sửa hết tất cả các lỗi của lớp Ranh giới loại đất hiện trạng chúng ta tiến hành tạo Topology cho lớp đó. Việc tạo Topology cho phép người sử dụng dễ dàng hơn trong việc quản lý chi tiết tới từng khoanh đất hiện trạng.
Để tạo Topology ta làm như sau: Trên hộp thoại MapSubject 2010 chọn Bản đồ → Tạo Topology sẽ xuất hiện hộp thoại Landmap - Tạo Topology.
Trong hộp thoại này ta chọn như trong hình sau:
Hình 3.9 : Hộp thoại Landmap - Tạo Topology
Sau khi chọn xong các thông số trong hộp thoại ta nhấp vào Tạo vùng, liền ngay sau đó trên màn hình tâm Topo sẽ được khởi tạo.
Hình 3.10 : Khởi tạo Topology
Khi Topology đã được tạo xong vào Bản đồ → Kết nối cơ sở dữ liệu Topology.
Bước 4: Gán dữ liệu từ nhãn:
Khi tâm Topology được tạo xong, nó chỉ có thông tin về diện tích của khoanh đất nhưng chúng ta cần thêm thông tin về mã loại đất. Muốn vậy phải gán thông tin mã loại đất đã số hoá (lớp 1) vào Topology. Tiến hành như sau:
Vào Bản đồ → Gán dữ liệu từ nhãn sẽ xuất hiện hộp thoại Gán thông tin từ nhãn.
Hình 3.11 : Hộp thoại Gán thông tin từ nhãn Trong hộp thoại này chọn như sau:
+ Trường gán: Loại đất kiểm kê.
+ Lớp gán: Lớp dùng để số hoá.
+ Đô thị: chỉ chọn với các thị trấn, phường.
Nhấp Gán, ngay lập tức các thông tin mã loại đất sẽ được gán vào Topology.
Cuối cùng vào Bản đồ → Kết nối cơ sở dữ liệu Topology.
Bước 5: Sửa nhãn thửa:
Mặc dù mã loại đất đã được gán vào tâm thửa nhưng do một số lí do như:
trong quá trình số hoá mã loại đất thuộc lớp gán nó không nằm lọt trong khoanh đất, trong một khoanh đất có đến hai hay nhiều hơn mã loại đất các loại, khoanh đất thiếu mã loại đất… Những lí do trên khiến một số topology vẫn chưa nhận được thông tin mã loại đất, hoặc nhận nhưng không đúng. Vì vậy, cần phải tiến hành sửa nhãn thửa. Có 2 cách sửa nhãn thửa:
Cách 1: Sửa bảng nhãn thửa:
Vào Bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa xuất hiện hộp thoại Bảng thông tin thửa đất. Trên bàn phím nhần phím đi xuống (↓) và xem trong hộp thoại, nếu thấy khoanh đất nào có mã loại đất ghi là KXD thì dừng lại và tiến hành sửa lỗi.
Tới đây ta phóng to các khoanh đất trên tờ bản đồ lên để dễ tìm ra khoanh đất có lỗi. Tiếp theo nhấp vào chữ Hiện ở góc trái dưới hộp thoại, ngay lập tức khoanh đất bị lỗi gán nhãn sẽ hiện lên trên màn hình. Bây giờ chúng ta đối soát trên bản đồ địa chính đã được điều tra, bổ sung chỉnh lý xem loại đất của khoanh
đất đó là gì, và tiến hành sửa nhãn thữa.
Hình 3.12 : Hộp thoại Bảng thông tin thửa đất + Nhập mã loại đất mới vào ô LĐKK.
+ Nhấp Ghi để ghi lại mã loại đất mới trên tâm thửa.
Tiến hành như vậy cho đến hết bảng. Lưu ý nếu hiển thị lên màn hình mà khoanh đất đó là đất giao thông hoặc đất thuỷ lợi thì không cần phải sửa mã loại đất mà vẫn để nguyên KXĐ.
Cách 2: Sửa từng nhãn thửa:
Cách làm này thường ít sử dụng để sửa lỗi ngay sau khi gán nhãn thửa, nó thường được sử dụng khi phát hiện ra một khoanh đất nào đó trong quá trình biên tập hoặc kiểm tra nghiệm thu sau này. Tiến hành như sau:
Khi phát hiện được khoanh đất có mã loại đất không đúng. Trên hộp thoại MapSubject 2015 vào Bản đồ → Sửa từng nhãn thửa ngay lập tức con trỏ trên màn hình sẽ có hình tròn có hình chữ thập đè lên trên . Ta nhấp chuột Data vào Topology của thửa đất nói trên, xong rồi nhấp tiếp chuột Data ra ngoài sẽ xuất hiện hộp thoại Sửa thông tin thửa.
Trong hộp thoại này tại mục KĐKK chúng ta nhập mã loại đất thay thế vào.
Cuối cùng nhấn vào Chấp nhận và thoát ra ngoài.
Như vậy, tới đây ta đã sửa xong toàn bộ các lỗi do gán nhãn thửa.
Hình 3.13 : Hộp thoại Sửa thông tin thửa
Một bước hết sức quan trọng và đem lại cái nhìn trực qua nhất cho người đọc bản đồ chính là màu của bản đồ. Để có được màu các khoanh đất trước đây người kỹ thuật viên thường tiến hành một cách thủ công, tô cho từng khoanh đất một. Việc làm đó sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, vì những khoanh đất có diện tích lớn nhiều lúc không những tô rất chậm mà có thể không tô màu được. Hiện nay với công nghệ tiên tiến phần mềm MapSubject cho phép đổ màu đồng loạt trong thời gian rất nhanh và đúng theo quy định về màu bản đồ. Tiến hành như sau:
Vào Bản đồ → Tô màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch sẽ xuất hiện hộp thoại Tô màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch.
Trong hộp thoại này chọn như sau:
+ Loại bản đồ: Hiện trạng.
+ Tỷ lệ: 1:5.000.
+ Nội dung tô: Tô màu và tô Pattern
+ Kiểu tô: Outlined + Lớp tô: 30
+Lớp Pattern hiện trạng: 31
Hình 3.14 : Hộp thoại Tô màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch
Để bắt đầu tô màu nhấp vào ô Tô tất cả. Sau đó trên màn hình sẽ xuất hiện màu của tất cả các khoanh đất. Màu mỗi khoanh đất trùng với màu của loại đất quy định trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015. Đối với trường hợp Poly đão thì phần mềm chưa tô màu được. Do vậy ta phải tô thủ công một vài thửa.
Hình 3.15 : Bản đồ đã được tô màu.
Hình 3.16 : Topology đão (Poly đão)
Nhận thấy MicroStation V8 cho phép tô màu nhanh và tốt hơn nên ta mở file hoaithanhtay_sohoa trên MicroStation V8.
Trên thanh công cụ Attributes chọn lớp 30 màu 0.
Hình 3.17 : Thanh công cụ Attributes
Trên thanh công cụ Main chọn công cụ Create Region xuất hiện hộp thoại Create Region.
Hình 3.18 : Hộp thoại Create Region
Tong hộp thoại này ta chọn:
+ Chế độ làm việc Food . + Kiểu tô: Outlined.
+ Màu tô: Màu tương ứng với mã loại đất.
+ Trạng thái tô: Locate Interior Shapes .
Sau đó nhấp chuột Data vào trong khoanh đất để bắt đầu tô.
Hình 19: Tô màu bằng công cụ Create Region
Tương tự như trên trong một số trường hợp Poly đão thì phần mềm cũng không trải được Pattern nên ta phải trải bằng tay. Tiến hành như sau:
Mở hộp thoại Cell Library ra, xem mã loại đất chứa Pattern cần trải là gì, thoát ra. Trên thanh công cụ Main chọn công cụ Pattern Area sẽ xuất hiện hộp thoại Pattern Area. Trong hộp thoại này ta chọn như sau:
+ Pattern Cell: Mã loại đất có Pattern cần trải.
+ Scale, Row Spacing, Column Spacing được quy định tại tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Angle: 0.
+ Tolerance: 0.
+ Method: Flood.
Hình 3.20 : Hộp thoại Pattern Area
Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, ta nhấp chuột Data vào vùng trong bên trong khoanh đất cần trải pattern, chờ một lát MicroStation sẽ trải xong.
Hình 3.21 : Pattern sau khi trải
Cứ như vậy tiến hành đổ màu và trải patern cho đến khi tô kín tờ bản đồ chúng ta chuyển qua bước vẽ nhãn thửa.
Bước 7: Vẽ nhãn thửa:
Mặc dù mã loại đất đã được số hóa nhưng mã lúc này không đúng với quy phạm về phông chữ, kích thước, màu sắc… Do vậy, sau khi tô màu ta tiến hành vẽ
nhãn thửa cho bản đồ nhằm bảo đảm các quy chuẩn, quy phạm có trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015. Tiến hành như sau:
ắ Thứ nhất: Xoỏ mó loại đất đó số hoỏ:
Trên bàn phím nhấn tổ hợp phím Ctrl+E xuất hiện hộp thoại View Levels.
Trong hộp thoại này chỉ mở mỗi lớp đã dùng để số hoá mã loại đất lớp (1).
Nhấp vào Apply trên màn hình chỉ còn lại lớp 1, ta xóa hết lớp này đi.
ắ Thứ hai: Vẽ nhón bằng MapSubject
Trên hộp thoại MapSubject 2015 chọn Bản đồ → Vẽ nhãn bản đồ hiện trạng, quy hoạch sẽ xuất hiện hộp thoại Vẽ nhãn bản đồ. Trong hộp thoại này chọn:
+ Loại nhãn: Bản đồ hiện trạng.
+ Tỷ lệ bản đồ: 1:5.000.
Hình 3.22. Hộp thoại Vẽ nhãn bản đồ
Để bắt đầu vẽ nhãn nhấp chọn Vẽ nhãn, lúc đó trên bản đồ sẽ có được nhãn của các khoanh đất đúng theo quy định.
Hình 3.23 : Nhãn thửa sau khi được vẽ
Bước 8: Vẽ khung, tạo lưới kilômét:
Như đã nói, việc tạo lưới kilômét thực ra phải tạo ở công đoạn thành lập bản đồ nền, nhưng nó gắn với việc tạo khung bản đồ nên để đến công đoạn này.
Việc vẽ khung, tạo lưới kilômét bản đồ được tiến hành như sau:
Trên hộp thoại MapSubject 2015 chọn Biên tập → Tạo khung bản đồ hiện trạng sẽ xuất hiện hộp thoại Tạo khung bản đồ hiện trạng.
Trong hộp thoại này ta chọn:
+ Loại khung: Cấp xã.
+ Tỷ lệ bản đồ: 1:5000.
+ Tên tỉnh: Hà Nam.
+ Tên huyện: Lý Nhân + Tên xã: Nhân Nghĩa.
+ Toạ độ gốc trái dưới: nhấp vào biểu tượng có dấu hỏi, nhấp chuột Data vào mộ điểm ở phía góc trái dưới tờ bản đồ ngay lập tức trên hộp thoại sẽ xuất hiện toạ độ của điểm vừa chọn.
Có được toạ độ góc trái dưới và góc phải trên của khung ta nhấn chọn Chấp nhận thì khung sẽ được vẽ ra trên màn hình.
Lưu ý: Chọn toạ độ 2 góc trái dưới, phải trên sao cho khung vừa bao kín bản đồ nhưng cũng dễ dàng cho việc tính toán để in bản đồ sau này, nếu vẽ khung to quá thì thiếu giấy in, nhỏ quá thì tờ bản đồ in ra mất thẩm mỹ.
Bước 9: Tạo sơ đồ vị trí, chỉ hướng bắc, bảng chú dẫn:
+ Toạ độ góc phải trên: Làm tương tự toạ độ góc trái dưới.
ắ Tạo sơ đồ vị trớ:
Sơ đồ vị trí là sơ đồ thể hiện hình dáng của xã Nhân Nghĩa trong sơ đồ huyện Lý Nhân, nó không bắt buộc phải tuân theo tỷ lệ nào cả. Nhưng khi biểu thị phải thấy được tương quan giữa hình dáng của xã Nhân Nghĩa với các xã còn lại trong huyện. Sơ đồ vị trí thường được đặt ở góc trái trên khung bản đồ.
Thông thường người kỹ thuật viên thường sử dụng file bản đồ địa giới hành chính 364, thu nhỏ lại, tô màu phần nền phạm vi xã Nhân Nghĩa, đưa vào một
khung nào đó và đính toàn bộ khung đó lên phía trái trên khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Hình 3.24 : Bản đồ hiện trạng xã Nhân Nghĩa
Lưu ý: Nếu góc trái trên khung bản đồ không còn chổ để đính sơ đồ vị trí lên đó ta có thể đính sơ đồ vị trí vào vị trí khác, miễn sao nhìn vào sơ đồ người dọc bản đồ có thể thấy được vị trí tương quan về vị trí của xã là được.
ắ Tạo chỉ hướng bắc:
Chỉ hướng bắc thực chất là một cell dạng điểm, ta chỉ việc tiến hành triễn cell này ra là được. Cell chỉ hướng bắc thường được đặt ở góc phải trên của khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Hình 3.25 : Cell chỉ hướng bắc
ắ Tạo bảng chỳ dẫn:
Trong thư mục HT_QH do Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi xuống đã có flie chú dẫn mang tên kyhieu-dat.dgn, ta chỉ việc sao chép và điều chỉnh, bỏ đi các nhóm đất xã không có là được. Bảng chú dẫn thường được đặt ở góc trái dưới khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Hình 3.26 : Bảng chú dẫn
Bước 10: Tạo mẫu xác nhận và ký duyệt, biểu đồ cơ cấu:
ắ Tạo mẫu xỏc nhận và ký duyệt:
ắ Mẫu xỏc nhận và ký duyệt là nơi dựng để cỏc cấp thực hiện bản đồ và cấp nghiệm thu bản đồ kí duyệt (xem phụ lục số 06). Mẫu này được vẽ bằng MapSubject, đặt ở góc phải dưới khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
ắ Vào Biờn tập → Xỏc nhận và ký duyệt bản đồ sẽ xuất hiện hộp thoại Cơ quan xác nhận và ký duyệt bản đồ sử dụng đất.
Hình 3.27 : Hộp thoại Cơ quan xác nhận và ký duyệt bản đồ sử dụng đất Trong hộp thoại này điền thông tin cơ quan xác nhận ký duyệt, nhấn Chấp nhận sau đó nhấp chuột Data ra màn hình sẽ có được mẫu xác nhận và ký duyệt, đưa toàn bộ mẫu này về góc phải dưới khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Hình 3.28 : Mẫu xác nhận và ký duyệt
ắ Tạo biểu cơ cấu sử dụng đất:
Biểu cơ cấu sử dụng đất thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã Nhân Nghĩa một cách tổng quan nhất, biểu cơ cấu thể hiện ba loại đất: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Biểu này cũng được xây dựng bằng MapSubjec và đặt sát bên mẫu xác nhận và ký duyệt (xem phụ lục số 07).
Vào Biên tập → Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích sẽ xuất hiện hộp thoại Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất.
Hình 3.29: Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất
Trong hộp thoại này chọn loại bản đồ hiện trạng và tỷ lệ 1:5.000, diện tích được lấy trong biểu 01 Sau đó nhấp Chấp nhận và nhấp chuột Data ra màn hình, lúc này biểu cơ cấu diện tích các loại đất đã được vẽ, ta đưa biểu về vị trí của nó là xong.
Hình 23.30 : Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất