Khối đá phiến cát bột kêt nền đập công trình Thủy điện Sông Bung 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức chịu tải của nền đá một số đập thủy điện ở việt nam theo chuẩn hoek brown và kiến nghị sử dụng kết quả (Trang 78 - 84)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

3.4 Khối đá phiến cát bột kêt nền đập công trình Thủy điện Sông Bung 4

3.4.1 Thành phn thch hc

Dựa trên cơ sở tài liệu địa chất đã có và tài liệu đo vẽ các loại bản đồ tỷ lệ 1:10000, 1:2000, tuyến đập nằm hoàn toàn trong phạm vi phân bố các thành tạo đá trầm tích cát bột kết xen kẹp tập 1, tập 2 của hệ tầng Sông Bung hạ (T1-2sb).

Thành phần thạch học:

- Tập 1 (T1-2sb1): Sạn kết, cát kết chứa sạn, chuyển lên chủ yếu là cát kết hạt nhỏ màu xám xanh xen ít thấu kính bột kết màu tím, thấu kính sét bột kết chứa vôi màu xám xanh.

- Tập 2 (T1-2sb2): Bột kết, cát bột kết màu xám tím phân lớp dày dạng khối. Ngoài ra, còn có một ít tập mỏng đá sét bột kết màu xám tro và ít thấu kính mỏng cát kết.

3.4.2 Khe nt, đứt gãy kiến to

Trong phạm vi nền tuyến đập phát triển 3 hệ thống đứt gãy kiến tạo chính là hệĐông Bắc – Tây Nam, hệ Tây Bắc – Đông Nam và hệ á kinh tuyến.

- Phát triển nhất là các đứt gãy hệ Đông Bắc – Tây Nam, cắt chéo từ vai trái thượng lưu về vai phải hạ lưu gồm các đứt gãy IV-9, IV-1a, IV-1e và các đứt gãy nhỏ bậc V.

- Hệ Tây Bắc – Đông Nam có đứt gãy IV-2 cắt qua thượng lưu đập.

- Hệ á kinh tuyến có đứt gãy IV-1 ở gần bờ sông và các đứt gãy bậc V.

Khảo sát khe nứt tại các vết lộ bờ sông vị trí tuyến đập trong quá trình đo vẽ và khảo sát chi tiết gần 400 khe nứt tại hầm ngang HN1 cho thấy hệ thống khe nứt chủ yếu là á kinh tuyến, Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, ngoài ra còn hệ thống khe nứt thứ yếu Đông Bắc – Tây Nam. Góc dốc các khe nứt khá lớn, thường trên 70°.

Bảng 3.4.1: Hệ thống khe nứt nền đập

TT Các thông số định hướng Các thông số hình học

1 Tên gọi hệ khe nứt Ký hiệu

Mức độ gặp

Hướng dốc

Góc dốc

Chiều dài, m

Bước, m

Khối cơ bản, m3 2 A' kinh tuyến Ib Phổ

biến 250-270 75-85 5-30 3.2 0.5 3 Bắc Tây Bắc – Nam

Đông Nam IIIb Phổ

biến 210-230 70-80 5-30 3.1 0.5 4 Đông Bắc – Tây Nam IVb Thứ yếu 290-310 80-90 5-10 1 0.5 5 Đông Bắc – Tây Nam IVa Thứ yếu 120-135 85-90 5-10 0.3 0.5

Hình 3.5: Đồ thịđẳng trị khe nứt trong hầm ngang 3.4.3 Địa cht thy văn và tính thm khi đá nn tuyến đập

Tuyến đập nằm trong phạm vi phân bố của phức hệ chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Sông Bung (T1-2sb). Nước dưới đất chứa và vận động trong đới đá cát kết, bột kết nứt nẻ. Mực nước mùa khô ở độ sâu từ 20-40m.

Về mùa mưa mực nước ngầm dâng lên chỉ cách mặt đất một vài mét.

Bằng các phương pháp thí nghiệm hiện trường: đổ nước, múc nước, hút nước và ép nước trong hố khoan, tính thấm của khối đá nền đập được phản ánh theo các số liệu trong bảng dưới đây:

Bảng 3.4.2: Kết quả thí nghiệm thấm hiện trường

Khu vực Giá trị IA1 IA2 IB IIA IIB

k k Lu k Lu k Lu k Lu

Tuyến đập

Số lượng TN 41 4 1 5 42 7 70 5 67

Trung bình 0.22 0.22 0.61 0.28 8.39 0.11 7.83 0.03 2.80 max 0.50 0.46 0.61 0.48 31.72 0.16 45.3 0.07 24.9 min 0.03 0.10 0.61 0.09 0.42 0.06 1.38 0.01 0.01

3.4.4 Tính cht cơ lý ca đá

Đập được đặt trên nền đá đới phong hóa nhẹ, nứt nẻ IIA. Đá cát bột kết nứt nẻ trung bình đến mạnh, khe nứt có độ mở nhỏ, bề mặt khe nứt đôi chỗ bám oxyt sắt. Thành phần thạch học của đá gốc chưa bị biến đổi, vẫn còn giữ được màu sắc ban đầu.

Các đặc trưng cơ lý của nền đá được nghiên cứu bằng các thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường cho kết quả như dưới đây.

Thí nghiệm mu đá trong phòng

Mẫu đá lấy trong hố khoan, thí nghiệm các chỉ tiêu vật lý theo TCVN 4572-2006, cường độ kháng nén, kháng kéo thỏi đá theo ASTM D2938, D3967-1995. Giá trị trung bình chỉ tiêu cơ lý theo đới đá được tổng hợp trong bảng dưới đây:

+ Đới đá phong hóa (IB):

Thí nghiệm 17 mẫu cơ lý cho kết quả trung bình như sau:

- Khối lượng thể tích tự nhiên 2.61g/cm3, bão hòa γn= 2.64g/cm3. - Cường độ kháng nén tự nhiên 392 kG/cm2, bão hòa 319 kG/cm2. - Cường độ kháng kéo tự nhiên 38 kG/cm2, bão hòa 32 kG/cm2. - Modul tổng biến dạng 260 000 kG/cm2.

- Điện trở suất biểu kiến ρ = 600-800Ωm.

+ Đới đá nứt nẻ (IIA):

Thí nghiệm 97 mẫu cơ lý cho kết quả trung bình như sau:

- Khối lượng thể tích tự nhiên 2.67 g/cm3, bão hòa γn= 2.68g/cm3. - Cường độ kháng nén tự nhiên 730 kG/cm2, bão hòa 620 kG/cm2. - Cường độ kháng kéo tự nhiên 72 kG/cm2, bão hòa 61 kG/cm2. - Modul tổng biến dạng 360 000 kG/cm2.

+ Đới đá tương đối nguyên vẹn (IIB):

Thí nghiệm 52 mẫu cơ lý cho kết quả trung bình như sau:

- Khối lượng thể tích tự nhiên 2.71 g/cm3, bão hòa γn= 2.71g/cm3. - Cường độ kháng nén tự nhiên 785 kG/cm2, bão hòa 677 kG/cm2.

- Cường độ kháng kéo tự nhiên 83 kG/cm2, bão hòa 69 kG/cm2. - Modul tổng biến dạng 360 000 kG/cm2.

Đặc trưng độ bn ct ca khi đá

Độ bền cắt khối đá được xác định bằng thí nghiệm đẩy trượt trụ đá trong hầm ngang theo qui trình ASTM D4554-90.

Bảng 3.4.3: Kết quả thí nghiệm đẩy trượt trụđá

Cắt trụ đá: Đ4, 5, 6, 7, 8

Khi phá hủy

Lực chống cắt biểu kiến khi áp lực pháp nhỏ hơn 1,955 MPa

τγϕα 1.697

ϕα 59°29'

Χα 0.87 MPa

Lực chống cắt biểu kiến khi áp lực pháp lớn hơn 1,955 MPa

τγϕβ 1.319

ϕβ 52°50'

Χβ 1.61 MPa

Sau khi phá hủy

τγϕρ 1.575

ϕρ 57°35'

Χρ 0.46 MPa

Cắt trụ đá: Đ12, 13, 14, 15, 16

Khi phá hủy

Lực chống cắt biểu kiến khi áp lực pháp nhỏ hơn 1,955 MPa

τγϕα 1.261

ϕα 51°35'

Χα 0.60 MPa

Lực chống cắt biểu kiến khi áp lực pháp lớn hơn 1,955 MPa

τγϕβ 1.005

ϕβ 45°08'

Χβ 1.23 MPa

Sau khi phá hủy

τγϕρ 1.100

ϕρ 47°44'

Χρ 0.43 MPa

Thí nghiệm nén tĩnh đo biến dạng bằng giãn kế

Công tác thí nghiệm tiến hành theo tiêu chuẩn ASTM D4394-84. Thí nghiệm đo mođun biến dạng, mođun đàn hồi trong hầm ngang thăm dò

Bảng 3.4.4: Kết quả đo biến dạng khối đá trong hầm ngang

Đới đá Tên đá Modul biến dạng (MPa)

Modul đàn hồi (MPa)

IIA Granit 5.5 x 103 18 x 103

Phân loại khối đá

Sử dụng phương pháp phân loại chất lượng khối đá của Z.T.Bieniawski (RMR) nhưđã trình bày trong chương 1 để phân loại khối đá nền đập.

Bảng 3.4.5: Kết quả phân loại chất lượng khối đá

Đới đá Tên đá RMR

(Giá trị trung bình)

Chất lượng khối đá

IIA Granit 55 Khá - Tốt

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức chịu tải của nền đá một số đập thủy điện ở việt nam theo chuẩn hoek brown và kiến nghị sử dụng kết quả (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)