Phân tích đánh giá lựa chọn phương pháp thông gió khi đào lò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thông gió khi đào lò ở công ty cổ phần than vàng danh (Trang 35 - 40)

Chương 2. Phân tích và Đánh giá hiện trạng thông gió khi đào lò chuẩn bị tại công ty cổ phần than Vàng danh

2.1.1 Phân tích đánh giá lựa chọn phương pháp thông gió khi đào lò

Hình 2.1: Sơ đồ thông gió đẩy

Phương pháp thông gió này, quạt gió đặt ở đường lò có luồng gió xuyên thông cách cửa lò cần thông gió về phía trước ít nhất là 10 mét, lưu

lượng quạt không được quá lớn. Để đảm bảo thông gió có hiệu quả đầu ống gió luôn phải gần gương lò một khoảng L q ≤ 4 S, đối với đường lò trong than có khí nổ theo quy phạm an toàn L ô ≤ 8m (hình 2.1). ống gió thường dùng là ống gió mềm và được treo về một bên nóc lò. Đầu ống gió đẩy luôn cách gương một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 8 mét (theo quy phạm an toàn).

Trong trường hợp không thể đưa ống gió đến gần gương lò với khoảng cách trên thì có thể đặt ống xa hơn với điều kiện phải nối ống đẩy với bộ phận héi tô giã;

¦u ®iÓm:

- An toàn đối với các đường lò đang đào có khí nổ;

- Tác dụng thông gió tốt và nhanh. Do sử dụng luồng gió tự do có tốc

độ tương đối lớn làm khuếch tán hoà loãng bụi, khí độc nhanh. Khoảng không gian không khí gần gương nhanh chóng có điều kiện khí hậu dẽ chịu;

- Có thể sử dụng ống gió mềm;

- Sự rò gió trên đường ống làm loãng khí độc hại trên đường lò, khi luồng gió bẩn từ gương lò được đẩy trở ra theo đường lò;

- Gương lò nơi có thiết bị làm việc được thông gió bằng luồng không khí sạch.

Nhược điểm:

- Không khí bẩn và bụi chuyển dịch trên toàn bộ chiều dài đường lò, nơi có người làm việc và khi tốc độ gió trong đường lò nhỏ có khả năng tạo thành các lớp khí mê tan trên nóc lò.

- Cần lưu lượng và hạ áp quạt gió lớn hơn so với khi sử dụng phương pháp thông gió hút.

Để quạt gió không làm việc với luồng gió quẩn từ gơng lò ra, ngoài điều kiện cửa gió đặt trước cửa lò ít nhất về phía trớc 10 mét, còn thêm điều kiện năng suất của quạt không đợc vợt quát 70% lưu lượng gió thông qua ở đường lò đặt quạt.

b. Thông gió hút

Hình 2.2: Sơ đồ thông gió hút

Phương pháp thông gió này, không khí sạch chuyển dịch trên đường lò

để đi đến gương lò, không khí bẩn được hút ra khỏi gương lò qua đường ống nhờ quạt gió (hình 2.2). Không khí bẩn được hút trực tiếp về miệng ống gió, vùng hiệu quả thông gió phía trước miệng ống gió ngắn hơn nhiều so với phương pháp thông gió đẩy. Phương pháp này được sử dụng khi đào các

đường lò dài và sử dụng lượng thuốc nổ lớn và khi đào các đường lò nhanh,

đồng thời dùng ở các mỏ không có khí nổ.

¦u ®iÓm:

- Trong đường lò có gió sạch dịch chuyển còn gió bẩn đi theo đường ống để đưa ra ngoài;

- Việc đưa khí bẩn sau khi nổ mìn ra khỏi gương lò nhanh hơn, nhất là khi thông gió cho các đường lò dài.

- Không khí sạch đi qua quạt.

Nhược điểm:

- Gió sạch đi trong đường lò có thể bị bẩn trước khi đến gương lò;

- Vùng thống gió hiệu quả trước miệng ống gió nhỏ;

- Tác dụng thông gió châm so với thông gió đẩy;

- Không dùng được ống gió mềm;

- Chế độ nhiệt tại không gian gần gương lò kém hơn so với thông gió đẩy.

c. Thông gió hỗn hợp (Hình 2.3):

Hình 2.3: Sơ đồ thông gió hỗn hợp

Phương pháp này nên sử dụng khi đào các đường lò dài, lượng thuốc nổ tiêu thụ lớn và khi đào đường lò nhanh. Sử dụng hai đường ống gió, một

đường ống chính dùng để hút không khí ở gương lò, một đượng ống phụ ngắn hơn dùng cho đẩy không khí vào, với nhiệm vụ chính là quấy trộn và hoà loãng đều không khí bẩn.

¦u ®iÓm:

- Thông gió nhanh gương lò khỏi khí độc và bụi với lưu lượng gió tương

đối nhỏ;

- Đường lò được thông gió bằng luồng không khí sạch.

Nhược điểm:

- Không áp dụng ở các đường lò có khí mêtan vì gió bẩn qua quạt hút và quạt đẩy đặt ở trong vùng có nồng độ khí CH 4 cao nên không an toàn;

- Giá thành thông gió lớn, không kinh tế.

2.1.1.2 Phương pháp thông gió tại công ty

Để thông gió khi đào các đường lò tại các Công ty than Vàng Danh áp dụng phương pháp thông gió đẩy.

Phương pháp này được đánh giá là hợp lý vì có ưu điểm sau:

- An toàn đối với các đường lò đang đào có khí nổ;

- Có tác dụng thông gió nhanh do sử dụng lượng gió tự do có tốc độ tương đối lớn làm khuyếch tán hòa loãng bụi, khí độc hại nhanh, khoảng không gian gần gương nhanh chóng có điều kiện khí hậu dễ chịu;

- Sự rò gió trên đường ống phù hợp với quá trình làm loãng các khí độc hại, khi luồng gió bẩn theo đường lò ra ngoài;

- Luồng gió qua các quạt là gió sạch;

- Nếu mắc nối tiếp gần nhau thì các quạt gió được đặt ở vị trí có gió sạch hoàn toàn.

- Mặt khác phương pháp thông gió này có thể sử dụng được ống gió mềm cũng như những loại ống gió khác.

Khi đào các đường lò chiều dài từ 200 đến 250 m sử dụng một quạt cục bộ kết hợp với ống gió mềm. Qua thực tế kiểm tra chất lượng không khí mỏ, nhiệt độ đạt yêu cầu theo Quy chuẩn quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò. Đối với các đường lò cần đào với chiều dài lớn hơn (trên 300 m) việc thông gió được thực hiện bởi 2-3 quạt cục bộ nối tiếp xa nhau hoặc cũng có trường ghép nối tiếp gần nhau. Tuy trên thực tế khi các quạt gió ghép nối tiếp nhau không đảm bảo độ kín nhất định cho nên xảy ra hiện tượng rò gió rất lớn ở các vị trí ghép nối này. Về nguyên tắc điều này vi phạm quy phạm an toàn

đối với các thiết bị đặt trong các đường lò có khí nổ. Các quạt cục bộ chủ yếu do Nga hoặc Trung Quốc sản xuất, công suất của chúng khác nhau, dao động (từ 5,5 đến 2x55 kW), nhiều quạt đã sử dụng lâu năm, hiệu suất thấp, năng lực công tác không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế. Một số loại quạt mới được trang bị, đặc biệt là các loại quạt của Trung Quốc sản xuất không có đủ tài liệu kèm theo. điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác thiết kế và đặc biệt là khi tính toán liên hợp quạt gió. Quạt gió được coi là làm việc kinh tế nếu hiệu suất ŋ≥0,6; đối với các quạt công suất nhỏ: ŋ≥0,5 (các loại quạt nhỏ có thể chấp nhận hiệu suất thấp hơn ŋ≥0,4-0,3). Tuy nhiên trong năm 2015, 2016 và tương lai không xa, với mục đích giảm chi phí điện năng tiêu thụ và tiêu chuẩn về hiệu suất quạt sẽ cao hơn. Điều này cần được quan tâm khi trang bị các quạt gió mới, bởi vị chúng được sử dụng để thông gió cho nhiều năm.

Kết luận: Phương pháp thông gió đẩy bằng quạt cục bộ kết hợp với ống

gió mềm áp dụng khi đào lò tại công ty than Vàng Danh là phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ. Khi thông gió các đường lò dài sử dụng ghép các quạt nối tiếp nhau trên đường ống cách nhau với những khoảng cách nhất định và sử dông èng giã mÒm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thông gió khi đào lò ở công ty cổ phần than vàng danh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)