Đặc điểm trầm tích Đệ tứ của khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền dự án tành phần 07, công trình đường liên cảng cái mép thị vải và thiết kế phương án xử lý nền bằn cọc đất xi măng (Trang 31 - 36)

2.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu

3.1.3 Đặc điểm trầm tích Đệ tứ của khu vực

Đặc điểm trầm tích Đệ tứ khu vực dự án tính từ trên xuống có các hệ và phụ hệ tầng như sau:

Phun trào bazan. Hệ tầng Xuân Lộc (BQ12xl)

Hệ tầng Xuân Lộc do Nguyễn Đức Thắng và nnk xác lập (1985). Trong diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bazan xếp vào hệ tầng Xuân Lộc phân bố ở phần trung tâm phía Bắc của hai tờ bản đồ Tân Thanh, Xuyên Mộc (UTM 6430 III & 6430 II) với diện phủ khoảng 1.000 km2, kéo dài từ Châu Đức qua Sông Ray xuống tới Long Phước.

Trên bề mặt hiện tại của vùng phủ bazan có lớp vỏ phong hóa khá dày với sự giảm dần từ trung tâm ra rìa (từ trên 35m xuống 1-2m). Phân tích mặt cắt các lỗ khoan sâu ở trong vùng, có thể ghi nhận được 3 giai đoạn hoạt động của bazan

Xuân Lộc. Mỗi thời kỳ ngừng nghỉ được đánh dấu bằng các bề mặt phong hóa laterit. Mỗi giai đoạn có sự khác nhau về tướng phun trào chảy tràn và phun nổ, càng về sau, tướng phun nổ tăng lên và ngược lại.

Dựa vào các đặc điểm nêu trên, kết hợp với các đặc điểm địa mạo và vỏ phong hóa, có thể phân chia bazan hệ tầng Xuân Lộc ra 3 tập ứng với 3 giai đoạn hoạt động:

Tập 1(BQ12

xl1): Bazan tướng phun trào. Có diện tích phân bố dạng các dải nằm ở phần thấp nhất của vòm bazan. Chúng thường tạo thành bề mặt địa hình nghiêng thoải, bị phân cắt. Thành phần thạch học bao gồm các đá bazan, bazan olivin, bazan pyroxen. Đá có cấu tạo khối đặc sít hoặc lỗ hổng. Nhìn chung bề dày của các thành tạo này không ổn định mà sự dao động trong khoảng từ 20- 30m.

Tập 2(BQ1

2xl2): Bazan tướng chảy tràn xen ít tướng phun nổ. Có diện phân bố rộng rãi, chúng thường tạo nên bề mặt địa hình khá bằng phẳng ở phần cao của vòm bazan. Thành phần thạch học chủ yếu là bazan olivin, bazan pyroxen đặc sít, lỗ rỗng màu xám đen, dày 40 đến 60 m.

Tập 3(BQ1

2xl3): Bazan tướng phun nổ là chủ yếu xen ít tướng chảy tràn.

Tướng họng núi lửa có khối lượng và diện phân bố hạn chế. Diện phân bố của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng dung nham, vào bề mặt địa hình (khi hoạt động phun trào xảy ra) và đạt từ 3km2 đến hàng chục km2. Thành phần thạch học của tướng họng phức tạp, bao gồm: ít tập mỏng thấu kính bazan olivin, bazan olivin pyroxen, bazan olivin pyroxen plagioclas, hialobazan, nằm xen trong tuf tro bom núi lửa. Bề dày của các thành tạo tướng họng thay đổi phức tạp khoảng 20-50m, thường nhô cao trên mặt.

Bề dày chung của bazan Xuân Lộc thay đổi từ 5-10m đến 70-80m. Các đá của hệ tầng bị phong hóa mạnh mẽ tạo nên vỏ phong hóa dày 2-20m.

Hệ Đệ tứ - Thống Pleistocen, phụ thống giữa- muộn

Trầm tích sông-biển. Hệ tầng Thủ Đức (amQ1 2-3tđ)

Hệ tầng Thủ Đức được thành lập trên cơ sở “tầng Thủ Đức” trước đây do Hà Quang Hải (1987) xác lập trong quá trình tổng kết báo cáo thành lập bản đồ địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000. “Tầng Thủ Đức” bao gồm các trầm tích sông, biển với thành phần cát chứa sỏi sạn chuyển lên cát bột, cát chứa kaolin, phân bố rộng ở miền đông Nam Bộ theo các bề mặt 25-40 mét. Trong quá trình tổng kết báo cáo lập bản đồ địa chất đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1/200.000, Nguyễn Ngọc Hoa (1990) cũng đã xác lập “Hệ tầng Thủ Đức” có nguồn gốc sông phân bố trên các bề mặt 15-20 đến 40-45 mét.

- Trên diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ tầng Thủ Đức phân bố phía Bắc núi Thị Vải và phần hạ nguồn dọc hai bên sông Xoài thuộc tờ bản đồ Tân Thành (UTM 6430 III), diện tích lộ trên mặt khoảng 40km2. Trầm tích thường có thành phần hạt thô chiếm ưu thế, chủ yếu là cát, cát bột, lẫn ít sỏi sạn; trong các mặt cắt ở vùng thấp có sự xen kẹp thô mịn.

Ngoài cát bột, sét bột còn gặp cát sạn sỏi, trầm tích có cấu tạo phân lớp, phân dải mỏng không đều. Đặc trưng màu sắc thường màu xám nhiều hơn; ở vùng lộ cao có màu xám vàng, xám trắng xen ít xám nâu hồng. Trầm tích thường có độ chọn lọc khá, đôi khi trung bình, hệ số chọn lọc (So) phổ biến trong khoảng 1,5-3 nhưng đôi khi có thể tới 5-6 hoặc cao hơn.

Trong trầm tích rải rác gặp di tích thực vật và bào tử phấn hoa không đồng đều, ở các mặt cắt vùng thấp còn gặp cả di tích tảo nước mặn xen nước lợ, di tích vỏ động vật biển và trùng lỗ đặc biệt là quanh khu vực Vũng Tàu. Bề dày trầm tích biến đổi chủ yếu trong khoảng 10-30 mét và có thể tới 40-50 mét trong các mặt cắt đầy đủ ở Vũng Tàu.

Hệ Đệ tứ -Thống Pleistocen, phụ thống muộn Trầm tích biển (mQ13

)

Trên diện tích tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trầm tích này phân bố rộng rãi, tạo nờn cỏc đồng bằng tớch tụ cao từ 15á45m ở Hũa Hiệp, Bưng Riềng, quanh chõn núi Thị Vải, núi Dinh, Bà Rịa, Long Điền, Long Hải,.... đó là các dải cát trắng nguồn gốc biển tướng vũng-vịnh ven bờ, tạo thềm 20á40m. Tuổi tuyệt đối theo phương pháp nhiệt huỳnh quang (kết quả do trường đại học Wollongong cung cấp năm 1999) mẫu VN44 cát trắng Hồng Sơn là 14,0+1,8 ngàn năm.

Trên đồng bằng tích tụ trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, các trầm tích biển tướng vũng vịnh thường phân bố ở phần thấp của đồng bằng với độ cao trung bình 15-30m từ khu vực Bà Rịa qua Đất Đỏ, Xuyên Mộc đến Hiệp Hòa.

Thành phần gồm cát hạt mịn hoặc cát bột màu xám, xám trắng hoặc xám đen.

Theo các tài liệu lỗ khoan cho thấy chúng phân bố trong khoảng sâu 11,8á22,3m, gồm 4 tập, từ dưới lờn như sau:

+ Tập 1 (độ sâu 20,6-22,3m): bột sét pha cát lẫn ít sạn, dày 9,7m.

+ Tập 2: (độ sâu 18,3-20,6m) cát pha bột sét lẫn sạn màu xám vàng.

+ Tập 3: độ sõu (13,6á18,3m) cỏt sột bột màu xỏm loang lổ..

+ Tập 4: (độ sõu 11,8á13,6m) sột bột màu xỏm trắng đến vàng.

Bề dày chung 4 tập đạt 10,5m.

Nhìn chung , các trầm tích biển tướng ven bờ và tướng vũng vịnh tuổi Pleistocen muộn không có ranh giới rõ ràng trên bản đồ và chỉ thấy được sự khác biệt của các mặt cắt ở các vị trí khác nhau nhưng chúng phân bố có quy luật: gần bờ hoặc ở phần cao của địa hình trầm tích tướng ven bờ chủ yếu là cát. Xa bờ hoặc ở phần thấp trũng, tích tụ tướng vũng vịnh thành phần chủ yếu là cát-bột lẫn sét.

Hệ Đệ tứ -Thống Holocen, phụ thống sớm - giữa, Trầm tích sông (aQ21-2

)

Trầm tích sông, thềm bậc I, phân bố hạn chế, không liên tục, so le nhau dọc theo thung lũng sông Ray, sông Ca, suối Châu Pha thuộc các tờ bản đồ

(UTM 6430-III, II) với cỏc dải rộng vài chục và vài trăm một đến 1á1,5km. Bề mặt thường cú dạng nằm ngang, cao 10á15m so với đỏy sụng. Cỏc mặt cắt trầm tích được nghiên cứu ở thung lũng sông Ray thường gặp 2 tập, từ dưới lên gồm:

Tập 1: Sỏi sạn cỏt sột bở rời, dày 0,1á0,2m, sỏi cú đường kớnh trung bỡnh 1,5cm, phổ biến 0,5á1cm, chiếm 20á25%, sột bột 15á20% cũn lại là cỏt thụ. Tập này khá ổn định trong khoảng bề dày 1,5m.

Tập 2: Sét bột màu xám vàng mịn dẻo, chuyển dần lên lượng bột cát tăng dần lờn. Bề dày tập 2 từ 2,5á3,0m.

Tổng bề dày của trầm tớch thềm đạt từ 3,0á4,5m.

Theo mặt cắt ngang sông, thềm sông bâc I được thành tạo do xâm thực - tích tụ cắt vào gốc và chia thềm bậc II, bị quá trình xâm thực - tích tụ tạo bãi bồi cát phủ. Tuổi của thềm và trầm tích tạo thềm được xác định trong khoảng Holocen giữa-muộn.

Ở các điểm khác, mặt cắt của thềm chỉ thấy được phần trên. Thành phần gồm sét bột hoặc cát bột màu xám vàng. Tổng chiều dày của trầm tích đạt từ 1,0 đến 6,0m.

Phân bố dọc theo các sông suối. Thành phần cát thạch anh, bột, sét, cát pha sét màu nâu loang lổ. Dày từ 1,0-6,0m.

Hệ Đệ tứ-Thống Holocen, phụ thống thƣợng Trầm tích hỗn hợp deluvi-proluvi (dpQ)

Deluvi - proluvi (trầm tích sườn và lũ tích) tạo thành các dải rìa chân các khối núi lớn như núi Mây Tào, núi Thị Vải, núi Châu Pha, núi Long Hương, núi Nghệ, núi Hòn Thùng - Đá Dựng.... diện tích nhỏ hẹp. Thành phần gồm tảng, dăm, sạn, cỏt, cỏt-bột hỗn độn chọn lọc mài trũn kộm. Dày từ 1-5á4m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền dự án tành phần 07, công trình đường liên cảng cái mép thị vải và thiết kế phương án xử lý nền bằn cọc đất xi măng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)