PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ.
Cần nhận thức việc thực thi chính phủ điện tử là một vấn đề xã hội nhiều hơn là một vấn đề công nghệ.
Cân đặ trọng tâm vào việc cải cách hành chính nhà nước.
Cần quán triệt chính phủ, các cơ quan công quyền có trách nhiệm phục vụ nhân dân chứ không phải là quan hệ xin –cho.
Cần nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cấp và cho nông dân.
Cần phải có chương trình giáo dục về chính phủ điện tử được thiết kế xây dựng và triển khai một cách có bài bản, có sự tham khảo quốc tế.
Một số viêc trước mắt có thể làm ngay như sau:
1 Nâng cao nhận thức về chính phủ điện tử.
Việc này quốc gia nào cũng làm, song ở nước ta lại càng cần.Ngoài các lý do giống các quốc gia khác, còn lý do là một số phạm trù có liên quan tới chính phủ điện tử hoặc chưa tồn tại hoặc còn chưa rõ nét ở nước ta như:
cung cấp dịch vụ chính phủ,nền dân chủ điện tử,kỹ thuật và công nghệ điều hành nhà nước.
2 Nâng cao trình độ của công chức chính phủ: trong điều hành tác nghiệp hành chính để thực thi nhiệm vụ của mình. Nhất là xác định được chỗ đứng của mình trong quan hê với người dân, khắc phục tình trạng xin- cho trong quan hệ giữa cơ quan chính phủ với người dân nhất là ở các cấp hành chính thấp.
3 Triển khai ngay và từng bước sử dụng internet.
Là phương tiện điện tử để giải quyết nhóm việc trong khi triển khai, tức là tác động tới mối quan hệ trong nội tại các cơ quan chính phủ.Thời gian qua nhà nước đã có nhiều đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ. Chúng ta đã có mạng diện rộng nối văn phòng chính phủ với các bộ ngành địa phương.Đây cũng là nền tảng để triển khai nhóm công việc này, song điều quan trọng là quy trình thể chế công tác nhằm đảm bảo cho mạng có thông tin để nó thực sự tác động và nâng cao hiệu quả điều hành công việc của chính phủ ở các cấp.Gần đây chính phủ có chỉ thị số 58 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan chính phủ, đây cũng là một chỗ dựa tốt để triển khai chính phủ điện tử một cách bài bản ở các cấp.
4 Về việc cung cấp dịch vụ chính phủ trực tuyến.
Việc này làm khó hơn,một mặt cần đầu tư hạn tầng, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho công chức chính phủ.Một mặt cần phải khắc phục tình trạng người dân chưa có khả năng truy cập vào internet để hưởng thụ các dịch vụ trực tuyến của chính phủ.
Tuy nhiên một mảng việc có thể làm được ngay là cung cấp dịch vụ trực tuyến cho giới doanh nghiệp tác động tới mối quan hệ G2B, vì giới doanh nghiệp hầu hết có khả năng truy nhập internet hay mạng chính phủ.Mảng việc này dễ triển khai hơn xong hiệu quả lại thấy ngay. Nên bắt đầu bằng những dự án nhỏ , khả thi.
Một số hoạt động trong mảng việc này có thể triển khai là:
Cung cấp thông tin pháp quy, chủ chương chính sách liên quan tới kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuế…
Cung cấp thông tin thị trường.
Dịch vụ đăng ký cấp phép xuất nhâp khẩu trực tuyến. Dịch vụ đăng ký nộp thuế trực tuyến.
Dịch vụ xin thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh trực tuyến. 2 Kết luận.
Hiểu đúng nghĩa thì chính phủ điện tử là mơ ước của tất cả các quốc gia trên thế giới.Vì vậy bất cứ nước nào dù là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều cần phải xây dựng chính phủ điện tử.Bởi chính phủ điện tử không chỉ làm thay đổi bản chất chế độ mà nước đó đang theo đuổi mà còn giúp cho nước đó nâng cao vị thế của mình.
Có nhiều cách để xây dựng chính phủ điện tử,mỗi nước có một chiến lược phát triển chính phủ điện tử khác nhau,phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước đó.Một nước nghèo như nước ta không thể áp dụng chiến lược chính phủ điện tử của Mỹ,Australia, hay của Singapore.Nếu áp dụng dập khuôn sẽ dẫn tới thất bại vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của nước ta.Vì vậy có xây dựng chính phủ điện tử thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc đề ra một chiến lược hợp lý và phải được chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nghiên cứu chiến lược chính phủ điện tử của các nước này.Từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng. Con đường mà các nước đã đi qua trong lộ trình triển khai chính phủ điện tử mất một khoảng thời gian khá dài,hi vọng một nước đi sau như Việt nam sẽ không phải mất nhiều thời gian như vậy.Muốn vậy Việt nam phải tự tìm ra những hướng đi thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua internet nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kính doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với chính phủ.
Chính phủ điện tử ở việt nam mới ở giai đoạn đầu, tức là giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin sao cho bộ máy Chính phủ hoat động có hiệu quả hơn, cung cấp các thông tin chính phủ phục vụ đời sống xã hội, tin học hóa quản lý hành chính nhà nước.Vì vậy nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Việt nam là phải thực hiện những bước đi hợp lý, thực hiện các biện pháp cụ thể và hiệu quả để nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chính phủ điện tử .Để thực hiện điều này cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông,xây dựng và có kế hoạch hợp lý chặt chẽ đề án chính phủ điện tử, loại bỏ những trở ngại tâm lý trong chính phủ và tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp dân chúng về chính phủ điện tử. Hi vọng rằng trong thời gian sắp tới những người dân Việt nam sẽ được hưởng những lơi ích to lớn mà chính phủ điện tử mang lại.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1Chính phủ điện tử (patriciaJ.Pascual).Nhóm công tác ASEAN-APDIP. 2 Báo cáo của Netcitizens Việt nam, tình hình sử dụng và tốc độ phát triển internet tại Việt nam tháng 3/2010.
3 Công nghệ thông tin và truyền thông Việt nam.(Vietnam information and communication technology.)