CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
4.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng có 3 nhóm biện pháp thích ứng với nước biển dâng, đó là: Bảo vệ, Thích nghi và Rút lui.
Hình 4.3. Ba nhóm giải pháp thích ứng với nước biển dâng
Với 3 nhóm giải pháp này, nhìn chung những lựa chọn thích ứng có thể rất đa dạng, rõ ràng tùy thuộc vào các chính sách ƣu tiên, mức độ tác động, tình hình thực tế về kinh tế, xã hội và các nguồn lực khác nhau mà tại nước ta, ở mỗi địa phương có thể có những cách lựa chọn giải pháp cụ thể một hoặc hai hoặc kết hợp cả ba để giải quyết tối ưu vấn đề thích ứng với nước biển dâng. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần nhấn mạnh để thực hiện có hiệu quả trong công tác thích ứng với nước biển dâng đó là: việc áp dụng các giải pháp thích ứng với nước biển dâng cần được triển khai với sự chú trọng dài hơi hơn đến những dự báo trong tương lai, thay vì chỉ chủ yếu tập trung vào những điều kiện khí hậu trước mắt, bên cạnh đó, cần có một sự thay đổi trong tƣ duy, cách nhìn nhận về việc thích ứng từ bị động thành chủ động đối phó, phòng ngừa, tránh việc thích ứng thường có theo kiểu “trông và chờ”; đồng thời, cần đưa những tác động nước biển dâng như chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách; xem xét tận dụng cơ hội mà tác động của nước biển dâng mang lại thay vì chỉ theo chiều tƣ duy ứng phó và cũng cần vận dụng các quan niệm mới này để lồng ghép, triển khai một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và
toàn diện, củng cố khả năng thích ứng của từng địa phương và quốc gia trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng diễn biến phức tạp
Các giải pháp về chính sách quản lý, pháp luật và tuyên truyền giáo dục:
+ Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách giao đất giao rừng phù hợp, các qui định về quản lý, sử dụng các loại đất: Quản lý đất dốc, quản lý đất theo lưu vực sông, quản lý đất rừng, quản lý đất ngập nước và các cồn cát, dải cát trên địa bàn.
+ Xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch sử dụng đất bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, áp dụng các mô hình sử dụng đất bền vững.
+ Đào tạo và huấn luyện nâng cao kiến thức của người dân trong việc áp dụng các kỹ thuật sử dụng và quản lý đất bền vững.
- Các giải pháp kinh tế - sinh thái
Tùy theo thực trạng bị ảnh hưởng của tài nguyên đất để lựa chọn mô hình thích hợp.
+ Để bảo đảm lương thực vùng núi cần phải định canh, định cư bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn, sạt lở rửa trôi đất. Lựa chọn cây nông nghiệp trồng cạn nhƣ: Ngô, đỗ và cây có củ. Cần áp dụng các mô hình sinh thái khác nhau trong vùng nghiên cứu nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường: Xây dựng các mô hình RVAC (rừng - vườn - ao - chuồng) hay VAC (vườn - ao - chuồng).
+ Xác định quy mô hợp lý phát triển các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả và cây lâu năm, cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê, hồ tiêu có giá trị kinh tế cao và áp dụng quy trình canh tác tiến bộ trên đất dốc.
- Các giải pháp sinh thái - công trình và công nghệ:
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: sinh học, canh tác, thuỷ lợi....để đầu tƣ thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa ngăn chặn xói mòn và cải thiện độ phì của đất, nâng cao năng suất cây trồng.
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, phủ xanh đất trống, núi trọc, áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc.
+ Trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát chảy để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng.
+ Áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, khai khoáng.
+ Sử dụng các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố: trƣợt lở, xói mòn trên đất dốc, sạt lở bờ sông. Dự báo và phòng chống các tai biến thiên nhiên: sập lở, lũ quét, lũ ống, lũ bùn đá.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Trong những thập niên trở lại đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường sống, đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của con người một cách rõ nét. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang tác động đến tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội và đời sống của người dân tỉnh Quảng Ngãi.
Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi nhằm đƣa ra những cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi.
Đề tài đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Kết quả đánh giá cho thấy, với mực nước biển dâng 60cm thì diện tích đất bị ngập là 4.533,5ha.Với mực nước biển dâng 100cm thì diện tích đất bị ngập là 8.611 ha, trong đó ngập nhiều nhất là huyện Tƣ Nghĩa và huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức. Từ đó, tác giả đã xác định đƣợc 07 loại đất bị ngập và 13 loại hình đất sử dụng đất bị ảnh hưởng.
Từ kết quả đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã đề xuất các mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu: mô hình nuôi thủy sản quảng canh cải tiến trên đất cát, mô hình rừng trồng phòng hộ chắn gió chắn cát ven biển. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất 03 nhóm giải pháp sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu.
Các kiến nghị và đề xuất
Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả đƣa ra một số kiến nghị và đề xuất sau:
1. Đề nghị Chính Phủ và các Bộ, Ngành liên quan xem xét để có những chính sách phù hợp cho việc phát triển các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi.
2. Tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đúng mức đến sự tác động của BĐKH, từng ngành có kế hoạch cụ thể để có biện pháp ứng phó đối với sự tác động của biến đổi khí hậu đạt hiệu quả. Đặc biệt là các chương trình biến đổi khí hậu nhằm từng bước đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến từng ngành, từng lĩnh vực một cách chi tiết và toàn diện.
3. Cần xây dựng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên nguyên tắc thống nhất, hiệu quả khoa học cao góp phần giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng như quy hoạch, bố trí dân cư phù hợp, bảo vệ nguồn tài nguyên nước...
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, tác giả luôn nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS. Đoàn Thị Xuân Hương và sự giúp đỡ của các thày cô giáo khoa Trắc Địa và các cán bộ thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !