CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU TRONG
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán doanh thu và bài học
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua việc nghiên cứu trên tại các nước phát triển trên thế giới mà cụ thể là hai mô hình kế toán điển hình trên thế giới hiện nay là kế toán Mỹ và kế toán Pháp về kế toán doanh thu thì có thể thấy rằng về cơ bản chế độ kế toán Việt Nam đã kế thừa được tính khái quát như tinh thần của chuẩn mực kế toán các nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điểu đó là chế độ kế toán Việt Nam còn mang nặng tính cụ thể, quá tỷ mỷ từ làm cho các doanh nghiệp không thể vận dụng chế độ linh hoạt dẫn đến công tác hạch toán còn cứng nhắc, lối mòn và thông thường các doanh nghiệp thường không muốn đổi mới hay nói một cách chính xác đó là sợ đổi mới trong công tác kế toán. Vì vậy, để tạo điều kiện hoàn thiện kế toán doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là:
Phương pháp xác định và ghi nhận doanh thu phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận, đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực kế toán và sự hài hòa với kế toán các nước có nền kinh tế phát triển cũng như với điều kiện kinh tế, chính trị trong nước, đáp ứng được nhu cầu quản lý thông tin.
Kế toán doanh thu phải phán ánh đúng bản chất nghiệp vụ và việc hạch toán phải dựa trên những chứng cứ pháp lý chắc chắn. Chỉ được ghi nhận doanh thu khi có những bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.
Các đối tượng kế toán khác nhau về bản chất phải được phản ánh trên các tài khoản riêng. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin được chi tiết, cụ thể để đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống kế toán cần rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng không quá cứng nhắc, máy móc, làm cho công việc kế toán trở nên quá phức tạp không cần thiết và làm hạn chế khả năng của kế toán. Hệ thống kế toán cần rõ ràng, đầy đủ nhưng cũng linh hoạt, phát huy được khả năng sáng tạo của kế toán viên.
Hiện nay, kế toán Việt Nam vẫn chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, trong khi đó hệ thống kế toán Pháp và Mỹ đã làm được điều đó. Việc tách biệt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nếu có sự tách biệt, kế toán quản trị sẽ thực hiện được đúng chức năng của nó là cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trình quản trị cho ban quản lý, và kế toán tài chính sẽ cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách đầy đủ và chi tiết. Chính vì vậy , kế toán Việt Nam cần học hỏi thêm những kinh nghiệm hay của các nước trên thế giới.
Đối với thực trạng kế toán các doanh nghiệp thương mại dịch vụ ở Việt Nam hiện nay, để vận dụng kinh nghiệm của các nước nhằm tổ chức tốt cả hai công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực kế toán doanh thu nói riêng phải có sự nhận thức về bản chất, nội dung và phạm vi áp dụng của kế toán, trên cơ sở đó xác định mô hình tổ chức kế toán cho phù hợp.
1.5 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán doanh thu Thứ nhất là Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Thứ hai là Hệ thống luật pháp
Thứ ba là Khoa học công nghệ - kỹ thuật Thứ tư, Các yếu tố thị trường kinh doanh
Thứ năm, là ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh của Công ty
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương I tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu trong doanh nghiệp, cụ thể là: Các khái niệm cơ bản liên quan để kế toán doanh thu, bên cạnh đó nghiên cứu phân tích kế toán doanh thu theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, dưới góc độ kế toán tài chính
Những vấn đề lý luận cơ bản đã trình bày ở chương 1 là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu tại Công ty CP tập đoàn Nagakawa. Qua đó, cung cấp các luận cứ cần thiết để đề xuất các nội dung, giải pháp, điều kiện hoàn thiện kế toán doanh thu tại Công ty CP tập đoàn Nagakawa.