1.2. Yếu tố tự nhiên bờ Trụ Nam
1.2.1. Đặc điểm địa chất bờ Trụ Nam
Bờ Trụ Nam có cấu tạo dạng một đơn nghiêng cắm Bắc, cắm vào không gian khai thác với góc dốc thay đổi từ 20400. Địa tầng bờ Trụ Nam bao gồm toàn bộ các lớp đất đá trụ của vỉa G.I (hình 1.1)
Hình 1.1. Hiện trạng bờ trụ Nam vỉa G.I (8/2014)
Theo kết quả thăm dò nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy Vỉa G.I phân bố sâu nhất tại khu vực tuyến địa chất T.XXVII, T.XXVIII đến -380m. Trong mặt cắt địa
10
tầng theo hướng dốc từ Nam lên Bắc vỉa G.I bị 3 đứt gãy cắt qua: Đứt gãy N; F.K;
F.B, các đứt gãy đều cắm Bắc với góc dốc từ 60700.
Cấu trúc địa chất bờ Trụ Nam xem mặt cắt địa chất T.XIV; T.XVII, T.XXII T.XXVIII, bản vẽ: MCDC-BTN.ĐN- 01; 02.
Đứt gãy N là giới hạn phía Nam của lộ vỉa G.I đới phá huỷ trung bình 20m, cách đứt gãy N về phía Bắc từ 150200m là đứt gãy K, đứt gãy K không có đới phá huỷ (hình 1.2). Cắt qua gần đáy của vỉa G.I là đứt gãy B, đới phá hủy có chiều rộng trung bình 10m.
Trong địa tầng bờ Trụ Nam Vỉa Chính (trụ vỉa G.1) đến độ sâu 100m có mặt các lớp đá chủ yếu sau: Trụ vỉa G.I là lớp đá bột kết, chiều dày lớp thay đổi từ 35m, dưới lớp bột kết là các lớp cát kết, sạn kết xen kẹp có chiều dày từ 520m, lớp đá này phân bố không liên tục có chỗ là cát kết, có chỗ cát kết được thay thế bằng sạn kết. Dưới lớp bột kết, cát kết là tầng đá sạn kết với chiều dày từ 2050m.
Tổng hợp địa tầng bờ Trụ Nam vỉa G.I đến chiều sâu 100m được tổng hợp trong bảng 1.1.
Hình 1.2. Mặt trượt đứt gãy F.K tại cao trình +245m
11
Bảng 1.1. Tổng hợp địa tầng bờ Trụ Nam vỉa G.I mỏ than Đèo Nai TT Tên công trình Chiều dày lớp (m)
Ghi chú Bột kết Cát kết Sạn kết
1 LK.CT-2 30 3 60 Khoan trước năm 2000
2 LK.CT-3 32 4 40 nt
3 LK.D-1 18 6 80 nt
4 LK.D-2 10 10 100 nt
5 LK.2513 27 6 272 nt
6 LK.2501 11 15 278 nt
7 LK.3001 15 8 220 Khoan sau năm 2000
Phân bố địa tầng bờ Trụ Nam trong khoảng độ sâu 30m từ trụ vỉa G.I không đồng nhất, các lớp đá bột kết, cát kết, sạn kết xen kẹp thay thế nhau liên tục dạng thấu kính, theo tuyến XIV, 2 lỗ khoan LK.3001 và lỗ khoan LK.48 cách nhau 108m nhưng sự phân bố giữa các lớp đá bột kết và cát kết liên tục thay đổi cả về vị trí lẫn chiều dày lớp.
Từ độ sâu 50m trở xuống so với Trụ vỉa G.I trong địa tầng được cấu tạo bởi các lớp sạn kết khá ổn định với chiều dày trung bình từ 2050m, các lớp sạn kết đôi chỗ xen kẹp 12 lớp cát kết hoặc bột kết dạng thấu kính với chiều dày từ 35m duy trì liên tục đến độ sâu từ 200300m so với Trụ vỉa G.I.
Kết quả tổng hợp cấu trúc địa tầng của bờ Trụ Nam vỉa G.I cho thấy với độ sâu từ 3050m so với Trụ vỉa G.I, bờ Trụ Nam được cấu tạo bởi 3 loại đá là bột kết, cát kết và sạn kết; các lớp đá phân bố không chỉnh hợp, dạng thấu kính xen kẽ nhau, phân bố địa tầng thuộc loại phức tạp (hình 1.3).
Từ độ sâu > 50m bờ Trụ được cấu tạo bởi các lớp đá sạn kết có chiều dày từ dày đến rất dày (m = 3050m) duy trì liên tục đến độ sâu > 200m so với Trụ Vỉa G.I.
12
Hình 1.3. Phân bố địa tầng bờ trụ Nam vỉa G.I
Các lớp đá có mặt trong bờ Trụ vỉa G.I cắm Bắc, cắm vào không gian khai thác với góc dốc thay đổi từ 20350. Theo hướng dốc góc cắm của các lớp đá có xu hướng tăng lên, tính phân lớp giữa các loại đá và trong cùng một lớp đá đã tạo nên các mặt giảm yếu tự nhiên theo mặt lớp (phân lớp) làm giảm độ ổn định của bờ Trụ Nam. Các đứt gãy N, K có mặt ở phần trên của bờ Trụ Nam (V.G.I) chỉ làm dịch chuyển địa tầng theo chiều thẳng đứng không gây đảo lộn địa tầng. Do các đứt gãy đều có hướng cắm vào không gian khai thác (theo hướng dốc) cùng hướng cắm của các lớp đá tạo nên các mặt giảm yếu tự nhiên không có lợi đối với ổn định chung của bờ Trụ Nam.