Xử lý và tận dụng nước khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tách nước ra khỏi dầu tại giàn công nghệ trung tâm số 2 mỏ bạch hổ (Trang 52 - 56)

Nước tách ra trên CTP-2 và CTK-3 được làm sạch và thải xuống biển.

Hiện nay lượng nước khai thác đồng hành hàng ngày thải xuống biển là vào khoảng 5500-7500 m 3/ngđ. Nước đồng hành được xử lý bằng hóa chất Deoiler.

Trên CTK- 3 hóa chất Deoiler được bơm vào nước trước đầu vào của hệ thống tách nước(hydrocyclon) hay bình tách khí (degaser). Trên CTP-2 hóa phẩm Deoiler được bơm vào phía trước thiết bị tuyển nổi (flotator). Tuy nhiên, việc bơm hóa phẩm Deoiler đậm đặc sẽ cản trở quá trình phân tán đồng đều dẫn đến việc hình thành nên các tụ điểm keo dầu và hóa phẩm. Để làm gia tăng hiệu quả của Deoiler đã tiến hành pha loãng nó trong nước với tỷ lệ (2 % deoiler: 98 % nước). Trong các năm 2014-2015 đã sử dụng deoiler RBW-517.

Trên hình 2.4 trình bày sơ đồ lưu lượng nước thải ra biển và định lượng trung bình của deoiler trên CTP-2 (8-28 ppm) và CTK-3 (12-34 ppm) trong các năm 2014-2015.

Hình2.4. Lưu lượng nước đồng hành khai thác và định lượng deoiler tách ra trên CTP-2 từ 01.01.2014 đến 01.07.2015.

Trên hình 2.5 trình bày số liệu đo hàm lượng dầu trong nước thải của CTP-2,CTK-3 và UBN. Số liệu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2014 được lấy từ các báo cáo phân tích mẫu nước gửi đến NIPI và các mẫu được nghiên cứu trong phòng TN nước và bảo vệ môi trường. Hàm lượng dầu trong nước đã không vượt quá 20 ppm. Số liệu từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015 được lấy từ các báo cáo sản xuất hàng ngày của CTP-2, nó được đo bằng thiết bị phòng thí nghiệm ОСMА-350 và thiết bị phân tích tự động АТ-1502. Theo số liệu đó, hàm lượng dầu trong nước thải trên CTP-2 dao động trong khoảng từ 9 đến 40 ppm, trên CTK-3 hàm lượng dầu thường cao hơn.

Hình2.5. Hàm lượng dầu trong nước thải từ 01.01.2014 đến 01.07.2015.

Nước thải sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường trong vùng khai thác dầu. Bởi vậy cần phải tiến tới việc tận dụng nước khai thác tách ra trên CTP-2 và CTK-3 bằng cách sử dụng làm nước bơm ép.

Trong nước khai thác thải ra có chứa một lượng lớn hóa phẩm hòa tan (hóa phẩm tách nước, hóa phẩm giảm nhiệt độ đông đặc, hóa phẩm Deoiler và sản phẩm của quá trình xử lý axit vùng cận đáy giếng) và một số thành phần của dầu hòa tan trong nước còn lại sau quá trình sử dụng trong tất cả các công đoạn khai thác, thu gom và xử lý trên các mỏ của Vietsovpetro. Trước đây, khi hàm lượng nước trong sản phẩm khai thác còn thấp, nước thải được pha loãng bởi nước biển và không gây nguy hại tới môi trường. Hiện nay khi hàm lượng nước trong sản phẩm khai thác đã vượt mức 30%, thì tổng lượng nước khai thác đã đạt gần 3 triệu m3/năm. Trong những năm tiếp theo lượng nước khai thác thải ra biển sẽ tiếp tục gia tăng. Sau khi tiến hành sử dụng hóa phẩm Deoiler và RBW-517 hàmlượng dầu trong nước đã giảm thiểu xuống còn 20-35 ppm. Tuy nhiên, với mức nhưvậy hàng năm lượng dầu thải theo nước xuống biển vẫn đạt con số 66- 70 tấn/năm.Cùng với nước, một số chất hòa tan độc hại như H2S với hàm lượng tới 6 ppm cũng sẽ được thải xuống biển. Quá trình tích tụ các chất độc hại sẽ xảy ra trong vùng khai thác dầu và làm ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, còn xuất hiện vấn đề gia tăng hàm lượng vi khuẩn phục hồi sun phát và H2S trong hệ thống thu gom và xử lý dầu trên các mỏ của Vietsovpetro.

Thiết bị của hệ thống công nghệ khai thác thu gom và vận chuyển cần được định kỳ xử lý bằng hóa phẩm diệt khuẩn – nó là loại hóa phẩm có độc dược cao trên cơ sở formaldehyde hoặc ete với liều lượng 0,5 g/m3 nước. Việc thải nước sau khi được xử lý bằng chất diệt khuẩn xuống biển là việc làm bị cấm.

Quá trình làm sạch sâu nước thải đòi hỏi phải sử dụng công nghệ phức tạp và đắt đỏ. Phương án đơn giản là sử dụng nước thải để bơm ép duy trì áp suất vỉa. So sánh phân tích thành phần nước biển và nước khai thác trong 3 năm gần đây cho thấy rằng, có sự tiệm cận dần thành phần của chúng do sự gia tăng của tỷ lệ nước bơm ép trong nước khai thác. Tùy thuộc vào công trình khai thác mà tỷ lệ đó dao động từ 30 đến 90%. Một phương án giải quyết hay nhất để tận dụng tối đa nước khai thác đó là sử dụng nước khai thác tại các block-modul trên các giàn bơm ép (MSP-PPD) trong hỗn hợp cùng với nước biển với tỷ lệ khoảng 1:3. Khối lượng nước biển sử dụng trong bơm ép sẽ giảm tương ứng với lượng nước khai thác được dùng.

Với mục đích phòng tránh sự thành tạo các nhũ tương dầu nước bền vững quá trình khai thác và vận chuyển dầu, cũng như làm tăng thời gian hòa trộn của hóa phẩm khử nhũ với dầu đã ứng dụng quá trình tách nước trong đường ống vận chuyển bằng cách bơm hóa phẩm tách nước trên một số giàn như: MSP-1, MSP-3, MSP-11, RP-1, RP-3, CTK-3, CTP-2 và MSP-8. Khi chuyển động trong đường ống dòng dầu đã được xử lý bằng hóa phẩm sẽ hòa trộn với các dòng chưa có hóa phẩm. Định lượng trung bình của hóa phẩm tách nước trên mỏ Bạch Hổ được sử dụng lả vào khoảng 25 mg/m3. Giai đoạn 2014-2015 trên các công trình của Vietsovpetro đã sử dụng và thử nghiệm một số hóa phẩm tách nước như : PX-0190, DMO-86318, DMC-DEMUL, TPS-609.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tách nước ra khỏi dầu tại giàn công nghệ trung tâm số 2 mỏ bạch hổ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)