Chương 3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TỪ TELLUA NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TRƯỜNG ĐỊA NHIỆT KHU VỰC BANG - LỆ THỦY- QUẢNG BÌNH
3.3. Kết quả đo sâu Từ - Tellua nghiên cứu cấu trúc sâu khu vực Bang- Lệ Thủy- Quảng Bình
3.3.1. Kết quả xử lý theo tuyến đo
Để có các thông tin đầy đủ hơn về sự biến đổi giá trị điện trở suất của môi trường theo cả chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang tác giả đã tiến hành xây dựng các tuyến để phân tích tài liệu. Mỗi tuyến có chiều dài từ 1,4 đến hơn 2 km và cắt qua từ 6 đến 8 điểm đo (hình 3.3). Trên mỗi tuyến đều tiến hành xây dựng lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy; lát cắt điện trở suất ρTxy xử lý theo mô hình 1D; lát cắt điện trở suất biểu kiến ρT2D; lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D. Từ các
thông tin về phân bố giá trị điện trở suất của môi trường tiến hành xây dựng lát cắt địa điện theo mô hình 1D, 2D cho từng tuyến.
3.3.1.1.Kết quả xử lý theo tuyến T1
Hình 3.5 là kết quả xử lý tuyến T1. Tuyến có chiều dài 2.44 km cắt qua 7 điểm đo theo thứ tự (D29, D28, D26, D27, D30, D3 và D4), với phương vị tuyến Tây Bắc- Đông Nam. Giá trị điện trở suất biểu kiến ρTxy được trình bày ở hình 3.5 a, với trục tung là căn bậc hai giá trị ( T ), trục hoành vị trí các điểm đo trên tuyến.
Giá trị điện trở suất thay đổi từ 80(ohm.m) đến hơn1000 (ohm.m). Trên toàn tuyến đo các đường cong đo sâu Từ - Tellua thể hiện môi trường 4 lớp dạng KH: lớp phủ bề mặt có giá trị điện trở suất khoảng 100 (ohm.m) lớp thứ hai có giá trị điện trở suất trung bình (khoảng 300 (ohm.m); lớp thứ ba có giá trị điện trở suất thấp hơn (80 đến hơn 100 ohm.m); lớp thứ tư là môi trường có giá trị điện trở suất cao hơn (hơn 1000 Ohm.m). Giá trị điện trở suất tại điểm D29 phần trên bề mặt có nhỏ hơn giá trị điện trở suất so với các điểm cuối tuyến. Ở điểm D4 phần dưới sâu có sự giảm về giá trị điện trở suất rõ rệt. Ở hình 3.5 b là lát cắt xử lý 1D. Kết quả xử lý theo mô hình 1D này đã thể hiện cấu trúc phân lớp nằm ngang gồm 4 lớp: lớp phủ bề mặt có chiều dày khoảng vài trăm mét có giá trị điện trở suất thấp; lớp thứ hai có chiều sâu đến 3 km có điện trở suất trung bình là tầng sét chắn nước; lớp thứ ba có giá thị điện trở suất thấp phân bố ở chiều sâu từ 3 đến 4km là tầng nứt nẻ chứa nước; lớp thứ tư có giá trị điện trở suất cao nằm ở chiều sâu 4km đến 8km là tầng đá cứng móng Granit, đặc biệt các đứt gẫy không thể hiện. Từ các thông tin về sự phân bố giá trị điện trở suất theo mô hình 1D giúp ta xây dựng được lát cắt địa điện của tuyến T1 như trình bày ở hình 3.5.c.
Hình 3.6 là kết quả xử lý trên tuyến T1 theo mô hình 2D. Lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D cũng đã thể hiện rõ môi trường cấu trúc 4 lớp, nhưng lại phân thành các khối. Chiều sâu và vị trí phân bố các khối điện trở suất cũng được thể hiện rõ. Từ kết quả phân tích giá trị điện trở suất ρT2D và ρ*T 2D đã cung cấp cho ta những thông tin để xây dựng lát cắt địa điện được trình bày ở hình 3.6c với cấu trúc gồm 4 lớp chính:lớp phủ bề mặt có chiều dày vài trăm mét; lớp sét kết thứ hai
có giá trị điện trở suất trung bình và có chiều dày mỏng hơn khoảng từ 1 đến 3km là tầng đá chắn nước theo tài liệu địa chất là trầm tích phụ hệ tầng trên của hệ tầng Long Đại (O2- S1lđ) có hạt mịn tính chứa nước kém; lớp thứ ba có giá trị điện trở suất khá thấp phân bố ở chiều sâu từ 3 đến hơn 4 km dày lên và lõm sâu ở điểm D28 và D3, D4 là tầng đá có khả năng chứa nước tốt. Đây là tầng đá dập vỡ nứt nẻ nhiều thành phần đá khác nhau, hạt thô dễ tạo lỗ rỗng thuộc phụ hệ tầng giữa và dưới của hệ tầng Long Đại; lớp thứ tư có giá trị điện trở suất cao nhô lên ở điểm D29, D27 là tầng đá móng rắn chắc phân bố ở chiều sâu từ hơn 4km đến 8km, đây có thể là bề mặt nền đá kết tinh và tầng granite của vỏ trái đất bao gồm cả các khối magma xâm nhập, chỗ móng lõm xuống ở điểm D28 là vị trí đứt gẫy F8, và chỗ móng lõm sâu bị phá hủy rộng dưới điểm D3, D4 là vị trí đứt gẫy F6.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
100 250 500 800 950 D29 D28 D26 D27 D30 D3 D4
(Ohm.m)
(km)
Chieu sau (km)
b
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
D29 D28 D26 D27 D30 D3 D4
Lop phu be mat
Tang set ket chan nuoc
Tang nut ne chua nuoc
Tang da cung ran chac
c
(km)
Hình 3.5. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy; (b) lát cắt điện trở suất ρTxy theo mô hình 1D; (c) lát cắt địa điện tuyến T1 theo ρTxy1D
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
60 120 180 240 300
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
50 250 550 800
(km) (km)
D29 D28 D26 D27 D30 D3 D4
D29 D28 D26 D27 D30 D3 D4
(Ohm.m) (Ohm.m)
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
a
b
c
D29 D28 D26 D27 D30 D3 D4
Lop phu be mat
Tang chan nuoc
Lop mu set
Tang nut ne chua nuoc
doi dap vo Tang da cung ran chac
Chieu sau (km)
(km)
F8
F6
Hình 3.6. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρ T2D;(b) lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D; (c) lát cắt địa điện tuyến T1 theo ρ*T2D
3.3.1.2.Kết quả xử lý theo tuyến T2
Kết quả xử lý tuyến T2 được trình bày trong hình 3.7. Tuyến 2 có phương vị Tây Bắc- Đông Nam song song tuyến T1, tổng chiều dài tuyến 1.86 km với 6 điểm đo theo thứ tự: D18; D21; D20; D25; D2; D22. Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy
(hình 3.7a) thể hiện môi trường có sự biến đổi giá trị điện trở suất giữa phần đầu tuyến và cuối tuyến. Phần đầu tuyến qua các điểm D18, D21,D20, là khu vực có giá trị điện trở suất cao có dạng dạng đường cong 4 lớp KH. Từ vị trí các điểm D25, D2, D22 là khu vực có giá trị điện trở suất thấp hơn hẳn so với phần đầu tuyến vẫn thể hiện đường cong dạng KH 4 lớp. Lát cắt xử lý 1D ρTxy ở hình 3.7 b đã thể hiện rõ hơn về bức tranh phân bố điện trở suất của môi trường. Với chiều sâu nghiên cứu đến 8km môi trường được chia làm 4 lớp: lớp phủ bề mặt sâu đến vài trăm mét; lớp thứ hai có bề dày khoảng hơn 3km là môi trường có giá trị điện trở suất từ 500 đến 700(Ohm.m), ở lớp này phần đầu tuyến giá trị điện trở suất cao hơn so với khu vực cuối tuyến; lớp thứ ba có giá trị điện trở suất 150 đến 200 ohm.m phân bố ở chiều sâu từ 3,5km đến 4,5 km; lớp thứ tư có giá trị điện trở suất tương đối cao phân bố ở chiều sâu 4.5 đến 8(km). Kết quả xử lý theo mô hình 2D được trình bày ở (hình 3.8). Lát cắt điện trở suất ρ*T2D đã thể hiện được chi tiết hơn về môi trường phân khối theo phương nằm ngang: giá trị điện trở suất các điểm nằm ở vị trí đầu tuyến cao hơn so với các điểm nằm ở vị trí cuối tuyến. Tại vị trí giữa D25 và D2 đã thể hiện ranh giới thẳng đứng về điện trở suất. Thông tin về sự phân bố giá trị điện trở suất của các lát cắt cung cấp là cơ sở để xây dựng lát cắt địa điện tuyến T2 theo mô hình 1D và 2D được trình bày trong các hình 3.7c và 3.8c. Lát cắt địa điện nhìn chung vẫn gồm 4 lớp: lớp trên cùng có độ dày vài trăm mét là lớp đất đá phong hóa phủ bề mặt; lớp thứ hai có điện trở suất cao dày hơn 2km là tầng đá chắn nước có liên quan đến trầm tích phụ hệ tầng Long Đại; lớp thứ ba có chiều dày gần 3km có giá trị điện trở suất thấp là tầng đá nứt nẻ chứa nước; ở chiều sâu từ 4.5km đến 8km là tầng đá cứng rắn chắc, có thể là bề mặt đá móng kết tinh và tầng granite phân bố điểm D25 có thể hiện ranh giới của hai môi trường điện trở suất. Đây có thể là sự hiện diện của đứt gẫy F8 cắm về hướng Đông Bắc từ D2 đến D22 phía dưới đới dập vỡ nứt nẻ có thể là nơi dẫn nhiệt từ nguồn lên các vị trí xuất lộ.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Chieu sau (Km)
Km Ohm.m
100 300 500 1000
2000
b
D18 D21 D20 D25 D2 D22
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Km
Chieu sau (Km)
c
Lop phu be mat
D18 D21 D20 D25 D2 D22
Doi dap vo kien tao Tang nut ne chua nuoc Tang da chan nuoc
Tang da cung ran chac
F8
Hình 3.7. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy; (b) lát cắt điện trở suất ρTxy
theo mô hình 1D; (c) lát cắt địa điện tuyến T2 theo ρTxy1D
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
150 450 750
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
100 700 1400 2000
Ohm.m
a
D18 D21 D20 D25 D2 D22
Ohm.m
b
Chieu sau (Km)Chieu sau (Km)
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
Chieu sau (Km)
c
Lop phu be mat
D18 D21 D20 D25 D2 D22
Km
Km
Km D18 D21 D20 D25 D2 D22
Doi dap vo kien tao Tang da chan nuoc
Tang nut ne chua nuoc
Tang da cung ran chac
F8
Hình 3.8. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρ T2D;(b) lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D; (c) lát cắt địa điện tuyến T2 theo ρ*T2D
3.3.1.3. Kết quả xử lý theo tuyến T3
Kết quả xử lý trên tuyến T3 được trình bày trong các hình 3.9 và 3.10.
Tuyến có tổng chiều dài 1.47 km với 6 điểm đo theo thứ tự D8; D12; D9; D10;
D11; D14. Tuyến có phương vị trùng với phương vị của tuyến T1 và tuyến T2 và nằm về vị trí phía Tây Nam của khu vực khảo sát. Quan sát trên các lát cắt điện trở suất cho thấy trên toàn tuyến giá trị điện trở suất tương đối thấp từ 80 đến 200 ohm.m Các đường cong đo sâu Từ - Tellua vẫn có đường cong 4 lớp dạng KH mang tính đặc trưng chung cho cấu trúc của vùng nghiên cứu. Trên lát xử lý 1D cắt điện trở suất ρTxy hình 3.9b và lát xử lý 2D hình 3.10b, đều thể hiện môi trường phân thành 4 lớp theo giá trị điện trở suất: lớp phủ trên mặt dày vài trăm mét là lớp có giá trị điện trở suất khoảng 150 đến 200 ohm.m phía dưới là lớp điện trở suất cao từ 800 đến 1000 ohm.m bề dày khoảng hơn 2km; lớp thứ ba có bề dày khoảng 3km là lớp có giá trị điện trở suất thấp hơn 80 ohm.m; còn lớp thứ tư có giá trị điện trở suất khoảng 200 ohm.m phân bố ở độ sâu từ 4 đến 8km. Lát cắt địa điện cho tuyến T3 được trình bày trong các hình 3.9c và 3.10c. Nhìn chung lát cát địa điện theo mô hình 1D và 2D đều tương đối giống nhau, song lát cắt xử lý theo mô hình 2D có tính phân khối theo phương ngang tốt hơn thể hiện rõ: lớp phủ bề mặt; lớp thứ hai có bề dày hơn 2km là tầng đá chắn nước có liên quan đến trầm tích phụ hệ tầng Long Đại; lớp thứ ba có giá trị điện trở thấp hơn biểu hiện tầng đá nứt nẻ chứa nước phân bố ở chiều sâu từ 2.5 đến 4km; lớp thứ tư có chiều dày khoảng 4km có điện trở suất cao hơn hai lớp bên trên là nền đá rắn chắc có lẽ là đá biến chất ở bề mặt nền đá kết tinh và tầng granite. Tại vị trí điểm D10 trên tuyến đã thể hiện đới phá hủy xuống dưới sâu xác định rõ vị trí đứt gẫy F8 mà tuyến T3 cắt qua.
Km
Chieu sau (Km)
Ohm.m
Chieu sau (Km)
b
c
Km
D8 D12 D9 D10 D11 D14 Lop phu be mat
D8 D12 D9 D10 D11 D14
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
300 1100 2100
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Doi dap vo
Doi dap vo Tang da chan nuoc
Tang nut ne chua nuoc
Tang da cung ran chac F8
Hình 3.9. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy; (b) lát cắt điện trở suất ρTxy theo mô hình 1D; (c) lát cắt địa điện tuyến T3 theo ρTxy1D
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
150 375 750
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
100 500 1500 Chieu sau (Km)Chieu sau (Km)
Ohm.m
Ohm.m
Chieu sau (Km)
Lop phu be mat
D8 D12 D9 D10 D11 D14
a
b
c
Km
Km
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Km
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
D8 D12 D9 D10 D11 D14 D8 D12 D9 D10 D11 D14
Lop mu se chan nuoc Tang da chan nuoc
Tang nut ne chua nuoc
Tang da cung ran chac
F8
Hình 3.10. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρ T2D;(b) lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D; (c) lát cắt địa điện tuyến T3 theo ρ*T2D
3.3.1.4. Kết quả xử lý theo tuyến T4
Trên các hình 3.11 và 3.12 là kết quả xử lý trên tuyến T4. Với chiều dài 1,45 km tuyến có 6 điểm đo: D8, D24, D25, D1, D30, D31. Tuyến T4 có phương Đông Bắc - Tây Nam vuông góc với các tuyến T1, T2, T3 và nằm ở trung tâm khu vực khảo sát cắt qua điểm suất lộ nước nóng tại vị trí gần điểm D25. Lát cắt điện trở suất biểu kiến thể hiện ranh giới thẳng đứng: phần đầu tuyến tại điểm D8, D24,D25 có giá trị điện trở suất thấp, phần cuối tuyến giá trị điện trở suất có sự tăng dần. Lát cắt xử lý 1D hình 3.11b và lát cắt xử lý 2D ρ*T 2D hình 3.12b đều thể hiện môi trường 4 lớp đặc trưng cho đường cong đo sâu Từ - Tellua dạng KH của khu vực đó là: lớp phủ trên bề mặt; lớp thứ hai có chiều dày hơn 2km có giá trị điện trở suất trung bình 450 đến 500 ohm.m; lớp thứ ba có giá trị điện trở suất thấp hơn 80 đến 120 ohm.m có bề dày khoảng hơn 2km; lớp thứ tư nằm sâu hơn 4km có giá trị điện trở suất tương đối cao đến hơn 1000 ohm.m. Từ kết quả xử lý đã xây dựng được lát cắt địa điện theo mô hình 1D và 2D trình bày ở hình 3.11c và 3.12c, với cấu trúc môi trường gồm 4 lớp: lớp dưới cùng có chiều sâu phân bố từ 4 đến 8km là tầng đá cứng rắn chắc có liên quan tới nền đá kết tinh granite; lớp giữa phân bố ở chiều sâu từ 3 đến 4km là tầng đá dập vỡ nứt nẻ chứa nước có điện trở suất thấp; phía trên là lớp có giá trị điện trở suất trung bình là tầng đá chắn nước có thể là đá trầm tích phụ hệ tầng trên của hệ tầng Long Đại. Trên cùng là lớp phủ bề mặt có chiều dày khoảng vài trăm mét. Tại giữa điểm D24 và D25, phản ánh ranh giới điện trở suất của hai môi trường. Dấu hiệu này đã xác định đứt gẫy F6 đã nêu ở phần Địa chất.
Kết quả xử lý tuyến T4 theo mô hình 1D và 2D đều có nét tương tự, song sự bất đồng nhất theo phương ngang của xử lý 2D biểu hiện rõ hơn, đặc biệt là lớp mũ sét có điện trở suất thấp nằm trong tầng chứa nước thứ ba trong tài liệu xử lý 1D không thấy biểu hiện.
Chieu sau (Km)
Km
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
200 600 1000 1400 1800
Ohm.m
b
D8 D24 D25 D1 D30 D31
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Chieu sau (Km)
c
D8 D24 D25 D1 D30 D31Lop phu be mat
Km
Tang nut ne chua nuoc
Tang da cung ran chac Doi dap vo
Tang da chan nuoc F8
Hình 3.11. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy; (b) lát cắt điện trở suất ρTxy
theo mô hình 1D; (c) lát cắt địa điện tuyến T4 theo ρTxy1D
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
30 130 280 480
Ohm.m
Chieu sau (Km)
a
b
D8 D24 D25 D1 D30 D31
Km
Km D8 D24 D25 D1 D30 D31
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
50 350 550 1050
Ohm.m
Km D8 D24 D25 D1 D30 D31
Chieu sau (Km)
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Chieu sau (Km)
c
lop mu set Tang nut ne chua nuoc
doi dap vo
Tang set ket han nuoc
Tang set ket han nuoc
Tang da cung nut ne
F8
Hình 3.12. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρ T2D;(b) lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D; (c) lát cắt địa điện tuyến T4 theo ρ*T2D
3.3.1.5. Kết quả xử lý theo tuyến T5
Kết quả xử lý tuyến T5 được thể hiện ở các hình 3.13 và 3.14. Tuyến T5 có chiều dài 1.86 km cắt qua 5 điểm đo theo thứ tự D16; D10; D22; D4; D5. Phương vị tuyến Đông Bắc- Tây Nam và nằm ở phía Nam khu vực khảo sát. Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy ở hình 3.13a và xử lý theo mô hình 1D hình 3.13b thể hiện môi trường có 4 lớp điện trở suất khác biệt và phân lớp nằm ngang. Tuy vậy phần đầu đến giữa tuyến giá trị điện trở suất các lớp đều thấp hơn so với phần cuối tuyến. Lát cắt xử lý 2D điện trở suất ρ*T2D hình 3.14b cũng đã thể hiện môi trường có 4 lớp song phân dị và thể hiện bất đồng nhất khối theo phương ngang tốt hơn cụ thể là:
dưới lớp phủ bề mặt là môi trường có điện trở suất trung bình có bề dày <2km; lớp thứ ba rất dày ở điểm D16 và D10 có điện trở suất thấp 80 đến 100 ohm.m phân bố ở chiều sâu từ 2 đến 8km; lớp thứ tư có điện trở suất cao phân bố ở chiều sâu từ 4 đến 8km. Ở lát cắt xử lý 2D theo điện trở suất ρ*T2D thể hiện sự phân dị điện trở suất theo phương nằm ngang cho thấy lớp đá móng chỉ tồn tại dưới điểm D22, D4, D5. Từ bức tranh phân bố giá trị điện trở suất giúp ta xây dựng được mặt cắt địa điện theo mô hình 1D và 2D ở các hình 3.13c và 3.14c. Lát cắt địa điện tuyến T5 xử lý 1D thể hiện môi trường gồm 4 lớp gồm: lớp phủ bề mặt với bề dày vài trăm mét;
lớp phía dưới phân bố tới độ sâu khoảng 2km là môi trường có giá điện trở suất trung bình có thể đây là tầng chắn liên quan đến trầm tích của phụ hệ tầng Long Đại, có hạt mịn và tính chứa nước kém; lớp thứ ba là môi trường có giá trị điện trở suất tương đối thấp phân bố ở chiều sâu từ 2 đến 4km, đây có thể là tầng đá nứt nẻ chứa nước; lớp cuối thứ tư có giá trị điện trở suất cao nằm ở độ sâu 4 đến 8km là lớp đá móng rắn chắc có thể là bề mặt của nền móng kết tinh. Trên tuyến T5 theo kết quả xử lý 1D không có biểu hiện đứt gẫy. Lát cắt xử lý 2D thể hiện phân dị theo phương ngang khá tốt. Lớp thứ ba dẫn điện tốt có lớp mũ sét điện trở suất thấp hơn và ở dưới các điểm D16, D10 phát triển xuống sâu hơn 8km. Như vậy lớp thứ tư đá móng có điện trở suất cao chỉ tồn tại ở dưới các điểm D22, D4, D5. Đứt gẫy F8 được xác định ở dưới điểm D10 ( xem hình 3.14. a,b,c).
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Km
Chieu sau (Km)
100 250 800 1150
Ohm.m
b
D16 D10 D22 D4 D5
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
Km
Chieu sau (Km)
c
Lop phu be mat
D16 D10 D22 D4 D5
Tang chan nuoc Lop set dien tro suat thap
Da cung ran chac
Hình 3.13. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρTxy; (b) lát cắt điện trở suất ρTxy theo mô hình 1D; (c) lát cắt địa điện tuyến T5 theo ρTxy1D
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 -8
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
80 280 600
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
80 130 190 290
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
Ohm.m
Km
Km
Km
Chieu sau (Km)Chieu sau (Km) Chieu sau (Km)
a
b
c
D16 D10 D22 D4 D5
D16 D10 D22 D4 D5 D16 D10 D22 D4 D5
Lop phu be mat
Doi dap vo Da cung ran chac
Ohm.m
Tang chan nuoc
Lop set dien tro suat thap F8
Tang nut ne chua nuoc
Doi dap vo kien tao
Hình 3.14. (a) Lát cắt điện trở suất biểu kiến ρ T2D; (b) lát cắt điện trở suất biến đổi vi phân ρ*T2D; (c) lát cắt địa điện tuyến T5 theo ρ*T2D