Đánh giá hiện trạng mạng Mobifone

Một phần của tài liệu Nghiên ứu công nghệ hsdpa và ứng dụng vào mạng mobifone (Trang 81 - 88)

CHƯƠNG III ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HSDPA VÀO MẠNG DI ĐỘNG

III.1 Ứng dụng công nghệ HSDPA vào mạng di động Mobifone

III.1.2 Đánh giá hiện trạng mạng Mobifone

III.1.2.1 Đánh giá tình hình phát triển thuê bao

Số thuê bao của mạng Mobifone tăng liên tục, năm 1996 từ vài nghìn thuê bao đến năm 2002 là gần 1.000.000, đến nay số thuê bao mạng Mobifone đã đạt hơn 19 triệu thuê bao. Thuê bao của mạng Mobifone tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Dự báo phát triển thuê bao đến hết 2008 2010 mạng MobiFone được - trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Dự báo phát triển thuê bao

Tháng 12/2009 Tháng 12/2010 Hiện tại

Trung tâm I 2.232.817 2.952.817 4.152.817

Trung tâm II 10.664.807 13.664.807 18.664.807

Trung tâm III 3.217.880 4.177.880 5.777.880

Trung tâm IV 1.672.865 2.392.865 3.592.865

Trung tâm V 1.902.030 2.502.030 3.502.030

Toàn mạng 19.690.399 21.690.399 35.690.399

Ghi chú:

- Việc dự báo lấy đơn vị cơ bản là thuê bao hoạt động, không kể là loại thuê bao trả trước, trả sau hay có mức doanh thu khác nhau.

- Việc dự báo cho MobiFone căn cứ trên Dự báo về tổng thuê bao hoạt động của toàn thị trường dịch vụ điện thoại di động Việt Nam. Sự tăng

trưởng của Tổng số thuê bao này được xác định dựa trên các yếu tố:

dân số có thể sử dụng dịch vụ điện thoại di động, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ mở rộng vùng phủ sóng theo dân cư, ảnh hưởng của giảm giá (giảm giá cước và khuyến mại nhập mạng).

- Thị phần hiện tại, khả năng và mục tiêu về thị phần tăng trưởng của MobiFone được xác định theo từng trung tâm và từng năm. Thị trường hiện tại và tiềm năng của từng trung tâm được xác định dựa trên dân số, thu nhập bình quân đầu người, tiêu dùng cho dịch vụ thông tin liên lạc của các tỉnh trong trung tâm.

- Về dân số, giả thiết là toàn bộ dân số trong độ tuổi đều có nhu cầu tiêm ẩn về sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Một giả thiết nữa là sẽ có một bộ phận thuê bao sử dụng đồng thời một lúc dịch vụ của cả hai mạng 2G và 3G.

- Về tốc độ tăng GDP, dự tính các năm tới sẽ có tỷ lệ tăng là 7,5% và sau đó là 8%. Trên thực tế, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng của GDP.

- Về vùng phủ sóng, lộ trình dự tính là đến cuối năm 2010, 93% dân số trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được phủ sóng..

Trong năm 2008, thị phần của MobiFone so với toàn thị trường tăng trưởng mới là 36.8%, mục tiêu sẽ là 39.4% cho năm 2009 và trên 40% cho các năm tiếp theo.

Từ thống kê và dự bảo thuê bao ở trên, ta thấy số lượng thuê bao của Mobifone liên tục tăng, số lượng thuê bao có nhu cầu sử dụng các dịch vụ dữ liệu từ đó cũng tăng theo. Do đó VMS đang lập kế hoạch triển khai mạng 3G cho toàn mạng, đồng thời áp dụng công nghệ HSDPA cho các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Đồng thời cùng với việc triển khai trang bị mạng vô tuyến 3G ( RAN), phần NSS, GPRS cũng đã và đang tiến hành nâng cấp mở rộng để đảm bảo đáp ứng đồng thời cho cả số lượng thuê bao 2G tăng trưởng và số lượng thuê bao 3G mới trong giai đoạn 2009 – 2010.

III.1.2.2 Đánh giá cấu trúc mạng

Mạng Mobifone phủ sóng 64/64 tỉnh thành, nhưng do cấu trúc địa lý của nước và mật độ phân bố dân cư tập trung, tình hình phát triển kinh tế ở các khu vực là khác nhau. Cấu trúc của mạng Mobifone chia làm năm khu vực tương ứng với 5 miền.

Mạng thông tin di động VMS Mobifone sử dụng 02 băng tần:–

• Băng tần GSM900: Độ rộng 8 MHz, gồm 40 tần số từ 84MHz đến 124 MHz.

• Băng tần GSM1800: Độ rộng 20MHz, gồm 100 tần số từ tần số 610 MHz đến 710 MHz.

Cấu trúc mạng Mobifone sau khi triển khai 3G như sau:

INTERNET

INTERNET SƠ ĐỒ KẾT NỐI MẠNG 3G TẠI THỜI ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY VMS

TRUNG TÂM 4

TRUNG TÂM 1

38 BSC

TRUNG TÂM 5

TRUNG TÂM 3

TRUNG TÂM 2 Backbone Network

TDM, ATM, IP

03 RNC

03 MSCS

03 MSCS

06 MSCS 04 MGW 04 MGW

06 MGW

20MGW

06 MGW 250 NodeB

GGSN 1500 BTS

02 SGSN MSC

02 SGSN 38

BSC 03 RNC

02 SGSN 38

BSC 03

RNC

02 SGSN 38 BSC

03

RNC 250 NodeB

02 SGSN GGSN

03 RNC

38 BSC

250 NodeB 1500 BTS

03 MSCS

1500 BTS 250 NodeB

1500 BTS

250 NodeB

1500 BTS

02 MSCS

3G/2G-HLRSCP App Servers 3G/2G-HLR SCPApp Servers

3 G/2G-HLR SCP App Servers

3 G/2G-HLR SCP App Servers

3G/2G-HLR

SCP

App Servers 38

BSC 38

BSC MSC

38

BSC MSC

MSC 38 BSC

38 BSC MSC

Hình 3.2. Sơ đồ logic tại thời điểm triển khai mạng 3G III.1.2.3 Đánh giá về năng lực mạng

Cùng với việc triển khai trang bị mạng vô tuyến 3G ( RAN), phần NSS, GPRS cũng đã và đang tiến hành nâng cấp mở rộng để đảm bảo đáp ứng đồng thời cho cả số lượng thuê bao 2G tăng trưởng và số lượng thuê bao 3G mới trong giai đoạn 2009 2010, đồng thời đáp ứng cho các thuê bao sử dụng – HSDPA.

Mạng lõi di động phát triển theo định hướng NGN Mobile, trên cơ sở hướng tới kiến trúc IMS. Việc triển khai mạng lõi di động đáp ứng các mục tiêu:

- Đảm bảo các chức năng tổng đài chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh cho thuê bao 3G.

- Đảm bảo các chức năng tổng đài chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh cho các thuê bao 2G và 2,5G.

Mạng MobiFone tại thời điểm triển khai dịch vụ 3G bao gồm:

- 40 tổng đài MSC, trong đó: 23 MSC thế hệ TDM, 17 MSC softswitch với 40 MGW.

- 14 HLR, có khả năng quản lý cả thuê bao 2G và 3G. Có 01 HLR sẵn sàng cho việc quản lý thuê bao IMS.

- 09 hệ thống IN, có khả năng quản lý thuê bao trả trước 2G và 3G.

- Hệ thống GPRS cho thuê bao 2G và 3G:

+ 04 GGSN đặt tại Trung tâm I (Hà nội) và Trung tâm II (Tp.HCM) + 17 SGSN đặt tại 5 Trung tâm trên toàn quốc.

- Mạng IP backbone: có 10 node (router, switch), khả năng xử lý dung lượng 200Gbps, hỗ trợ FE/GE, STM-16, STM-4, STM-1 và E1 (G703 120 Ohm).

- Số lượng NodeB và RNC đảm bảo dung lượng cho thuê bao 3G.

Với cấu trúc và qui mô mạng Mobifone như trình bảy ở hình trên, diện tích phủ sóng 3G và HSDPA trong 3 năm đầu triển khai mạng đạt 50% diện tích, với số người dùng 3G và HSDPA đạt gần 10% tổng số thuê bao toàn mạng.

III.1.2.4 Kế hoạch cung cấp dịch vụ

Băng thông rộng trong mạng 3G tạo điều kiện cho nhà khai thác có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ số liệu. Để thuận tiện cho việc triển khai cũng như quản lý các dịch vụ việc phân nhóm dịch vụ là cần thiết. Phân nhóm dịch vụ cho mỗi đối tượng khác nhau (nhà khai thác mạng, nhà cung cấp nội dung…) là khác nhau. Các dịch vụ 3G có thể được phân thành 4 nhóm:

- Dịch vụ giao tiếp cá nhân (Inter-Personal Communication).

- Dịch vụ thông tin giải trí (Infotainment).

- Dịch vụ doanh nghiệp (Coporate Services).

- Dịch vụ tài chính, giao dịch (Consumer Enterprise).

Những tính chất cơ bản của các nhóm dịch vụ được thể hiện trên bản dưới đây:

Bảng 3.3. Các nhóm dịch vụ

STT Tên dịch vụ Tính chất

1 Dịch vụ giao tiếp cá nhân - Nội dung được tạo ra bởi thuê bao.

- Định hướng kết nối.

2 Dịch vụ thông tin giải trí - Cung cấp thông tin.

- Nội dung giải trí.

3 Dịch vụ doanh nghiệp

- Truy nhập di động tới mạng nội bộ (Intranet).

- Kiểm soát và chia sẻ thông tin.

4 Dịch vụ tài chính, giao dịch

- Thanh toán di động.

- Ngân hàng di động.

- Các dịch vụ tài chính.

Trong năm 2009, mạng 3G (HSPDA) đã được phủ sóng ở các tỉnh và thành phố lớn, hệ thống quản lý dịch vụ SDP đã được triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ số liệu di động băng rộng. Kế hoạch phát triển dịch vụ cần tập trung vào các nội dung sau:

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ giao tiếp cá nhân vì đây là nhóm dịch vụ có thể dễ dàng triển khai không cần có sự tham gia của các nhà cung cấp nội dung (CP). Những dịch vụ dự kiển triển bao gồm: Video calling, MMS, Instance Measseage, Mobile Chatting…

- Phát triển các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ thông tin, giải trí: đối với nhóm dịch vụ này cần đa dạng hóa loại hình dịch vụ, tích cực hợp tác với các CP/SP, tạo cơ chế khuyến khích các CP/SP tạo ra các content phù hợp với thị trường thông tin di động ở Việt Nam. Các dịch vụ dự

kiến phát triển bao gồm: Mobile Internet (kết nối mạng Internet băng rộng dựa trên công nghệ truy nhập di động sử dụng các data card kết nối với máy tính), Mobile Blogging, Mobile Social Networking (vd:..), Mobile Searching, Mobile Portal; Mobile Music, Mobile TV, Mobile Game, Multimedia RBT….

- Phát triển các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ doanh nghiệp: cũng như đối với nhóm dịch vụ tài chính, giao dịch, việc phát triển loại hình dịch vụ này cần lưu ý đến các giải pháp bảo mật thông tin. Các dịch vụ dự kiến triển khai bao gồm: Internet and email, Intranet and VNP access, Mobile Advertising…

- Phát triển các dịch vụ tài chính, giao dịch: Mobile Stock, Mobile Payment (NFC), Mobile Purse…

- Triển khai thử nghiệm một số dịch vụ IMS cơ bản: Push to Talk, Presence, Multimedia Telephony…

Khi vùng phủ sóng 3G đã được mở rộng ra toàn quốc, băng thông đối với những khu vực có mật độ cao đã được cải thiện. Ngoài ra, giai đoạn này cũng đã có kinh nghiệm triển khai các dịch vụ số liệu di động của giai đoạn trước. Như vậy, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn tương đối thuận lợi để đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ số liệu di động. Kế hoạch phát triển dịch vụ dự kiến như sau:

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ số liệu có tiềm năng thuộc 4 nhóm dịch vụ như trên.

- Phát triển cổng dịch vụ (Mobile Portal) để tích hợp các dịch vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Phấn đấu trở thành nhà cung cấp thông tin hàng đầu nhiều kinh nghiệm với các dịch vụ hội tụ.

- Phát triển các dịch vụ dựa trên vị trí (LBS): Mobile Map, Mobile Navigation …

- Phát triển các dịch vụ phục vụ an ninh như: Mobile Monitor, Mobile Police…

- Ngoài việc, tập trung phát triển các dịch vụ mới và củng cố các dịch vụ cũ, cũng cần tập trung vào hình thức triển khai các dịch vụ 3G/HSPA như: Nhóm các dịch vụ tốc độ cao; nhóm các dịch vụ nội dung và dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận (tập trung vào giới trẻ,…); Nhóm dịch vụ thoại và dịch vụ giá rẻ (khách hàng chỉ có nhu cầu về thoại, ngươi có thu nhập thấp).

- Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng cần triển khai các gói dịch vụ cho các nhóm đối tương khách hàng khác nhau như: các Công ty (với nhu cầu dịch vụ Video Conferencing, Unifed messaging, Wireless Office Solutions, Corporate VPN,… và cũng cần dịch vụ có chất lượng cao), khách hàng là các thương gia (với nhu cầu dịch vụ Web Browsing, Dowload file, Personal Information, LBS, Multimedia Messaging…), khách hàng là thanh niên (với nhu cầu dịch vụ Internet Browsing, Dowload file, Video/Music download, Chat, Multimedia Messaging,…) Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ truyền số liệu ngày càng tăng. Đến năm 2010 dịch vụ số liệu chiếm một tỉ trọng lớn dung lượng, thoại chỉ còn chiếm một tỉ trọng nhỏ và truyền thông trong môi trường IP.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu công nghệ hsdpa và ứng dụng vào mạng mobifone (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)