Chương III: ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ MỞ RỘNG MẠNG CDMA
3.2. Thiết kế hệ thống mạng truy cập và chuyển mạch
3.2.2. Các yêu cầu đối với hệ thống
Yêu cầu kỹ thuật chung:
- Hệ thống phải có tính năng kỹ thuật hiện đại, dễ dàng nâng cấp và phát triển, cấu trúc mạng phù hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật của Việt Nam và quốc tế thuận lợi cho việc khai thác, vận hành và bảo dưỡng.
- Mạng có cấu trúc mạng linh hoạt.
- Mạng CDMA có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, sẵn sàng có khả năng cung cấp các ứng dụng 3G.
- Thiết bị phải được do nhà sản xuất trực tiếp chế tạo, có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất các thiết bị cho mạng CDMA.
- Thiết bị phải có xuất xứ rõ ràng, có tính năng kĩ thuật tiến tiến, thoả mãn thiết kế, dễ nâng cấp.
- Các phiên bản phần mềm được cung cấp phải là phiên bản mới nhất và đã được sử dụng chính thức. Mọi phần mềm trong hệ thống phải có bản quyền rõ ràng.
- Hãng cung cấp phải có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật tốt nhất trong suốt thời gian bảo hành, bảo trì và vận hành khai thác hệ thống.
Yêu cầu đối với mạng truy cập:
Giao diện vô tuyến: phải phù hợp với các tiêu chuẩn của giao diện thế hệ tiếp theo. Đối với một mạng dựa trên CDMA 2000 1X, tiêu chuẩn thấp nhất phải là IS 2000 cho cả thoại và dữ liệu gói hoặc sẵn sàng với khả năng nâng - cấp đơn giản lên thế hệ kế tiếp.
Thiết bị BTS phải hỗ trợ các dịch vụ thoại và dữ liệu gói tích hợp. Băng tần phải được chia xẻ cho cả hai dịch vụ thoại và dữ liệu gói.
Các yêu cầu về Chất lượng dịch vụ:
Các dịch vụ được cung cấp phải phù hợp với các yêu cầu về chất lượng dịch vụ như sau:
a. Tỉ lệ rớt cuộc gọi ≤ 1%
b. Tỉ lệ cuộc gọi thành công : 98%
c. BER ≤10-3 đối với thoại và 10-4 đối với dữ liệu d. BLER ≤ 10-4 đối với thoại và 10-4 đối với dữ liệu e. FER < 1,5%
f. Ec/Io > 10 dB -
g. Chất lượng thoại vòng kín MOS > 3,6 đối với trên 98% vùng phủ sóng
h. Chất lượng thoại trên không trung MOS >3,6 đối với trên 98% vùng phủ sóng.
Các dịch vụ phải đảm bảo độ tin cậy với tỉ lệ suy hao trong nhà (in- building penetration loss) cụ thể như sau:
• 35dB cho các khu vực đặc biệt
• 30 dB cho vùng đô thị đông (DU:Dense Urban)
• 25 dB cho vùng đô thị (U: Urban )
• 20 dB cho vùng ngoại ô (SUB: Suburban)
• 10dB cho vùng nông thôn (RU: Rural) Đối với thoại (Voice):
Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tuân thủ theo ITU-R Rec. M.1079 1. - Chất lượng thoại tuân thủ theo tiêu chuẩn 3GPP2 C.S0012-0 (TIA/EIA/IS 125 A).
Tỉ lệ rớt cuộc gọi trung bình phải nhỏ hơn 2% được đo qua phạm vi bao phủ đối với mỗi vùng.
Mạng phải đảm bảo không quá 2% cuộc gọi (cuộc gọi đi và về) là bị khóa tại thời điểm giờ bận do hạn chế của thiết bị hay khả năng giao diện vô tuyến.
Mạng phải đảm bảo không quá 2% cuộc gọi chuyển giao thuộc bất kì loại nào là bị từ chối do hạn chế của thiết bị hay khả năng giao diện không gian.
Tổng trễ từ đầu cuối tới đầu cuối trong phạm vi mạng vô tuyến (giữa thuê bao - đầu cuối handset và BSC) phải nhỏ hơn 100 msec đối với cả hai liên kết forward và reverse.
Đối với dữ liệu (Packet Data)
Các yêu cầu về sự sẵn sàng của dịch vụ đối với mỗi loại thuê bao dữ liệu cũng giống như của loại thuê bao thoại. Thiết kế mạng phải thỏa mãn các yêu cầu về tính sẵn sàng của dịch vụ thoại và dữ liệu, sẵn sàng cho tốc độ dữ liệu gói là 153.6 kbps. Đối với các ứng dụng dữ liệu gói không phải là thời gian thực, mạng vô tuyến phải cung cấp nhiều hơn 10-6 BER sau khi truyền lại đến các giao thức của lớp trên đo được trên vùng phủ sóng. Đối với các ứng dụng dữ liệu gói thời gian thực, mạng phải cung cấp BER có thể chấp nhận được cho các ứng dụng đo được trên vùng phủ sóng.
Mạng phải dự phòng để đảm bảo không quá 2% cố gắng truy nhập (ví dụ yêu cầu tài nguyên giao diện không gian hoặc trong thời kì khởi tạo truy nhập hoặc tái truy nhập từ tình trạng tĩnh) bị khóa thời điểm giờ bận do hạn chế của thiết bị hay khả năng giao diện không gian. Mạng sẽ cho phép đủ hàng đợi với trễ thấp đối với các cố gắng truy nhập dữ liệu trong liên kết hướng đi.
Tổng trễ từ đầu cuối tới đầu cuối đối với dữ liệu dạng gói phải lớn hơn các tiêu chuẩn QoS được thiết lập đối với các ứng dụng dữ liệu dạng gói với một giới hạn trên được cung cấp bởi các hội kĩ sư công nghiệp nói chung trong môi trường hữu tuyến.
Yêu cầu về các loại hình dịch vụ:
Với công nghệ CDMA chúng ta có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, sẵn sàng có khả năng cung cấp các ứng dụng 3G.
Các dịch vụ cơ bản:
- Thoại
- Chuyển hướng cuộc gọi - Chuyển tiếp cuộc gọi - Hiện thị số gọi đến - Nhắn tin ngắn SMS - Dịch vụ trả trước
- Các dịch vụ thông thường khác mà mạng di động GSM hiện nay có Các ứng dụng 3G:
- Nhận và gửi E-mail, tin nhắn MMS, Fax - Download games, nhạc, video clip...
- Truy cập Web (Mobile Web Access) - Kiểm tra tài khoản cá nhân, tỷ giá cổ phiếu - Cập nhật tin tức, thời tiết, giá cá...
- Thông tin giao thông, du lịch, giải trí...
- Đặt vé trước, mua sắm (Mobile Shopping) - Truy cập Internet / Intranet
Dựa vào các dịch vụ cơ sở như vậy có thể nghiên cứu đưa ra nhiều loại hình dịch vụ khác phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tận dụng tối đa khả năng của mạng, đặc biệt là đưa ra được các dịch vụ đặc trưng của riêng mình.
Chỉ với dịch vụ SMS hiện nay hai nhà khai thác MobiFone và VinaPhone đã đưa ra rất nhiều các dịch vụ khác như: nhắn tin quảng bá, chat, tải chuông và logo... Hiện nay với các ứng dụng 3G các nhà khai thác ở Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã tạo ra được nhiều dịch vụ riêng thu hút đông đảo người sử dụng.
Có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng khác :
- Thư thoại (Voice mail): Chức năng voice mail chuẩn, hỗ trợ đa ngôn ngữ, quay số trực tiếp từ PSTN đối với mạng phục hồi (retrieval), thông báo thư thoại qua SMS.
- SMS (MO, MT, thông báo thư thoại cho cả các thuê bao) - Các dịch vụ thông tin SMS, nếu được hỗ trợ
- Các dịch vụ WAP Push (CS hoặc PS chuyển mạch kênh hoặc chuyển mạch gói)
- Các dịch vụ định vị cơ sở (Location based), nếu được hỗ trợ.
- SMS gateway - FTP downloads