CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TRÊN NỀN IMS VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI IMS Ở VIỆT NAM
3.1 Nghiên cứu các dịch vụ triển khai trên nền IMS
3.1.5 Dịch vụ quản lý nhóm
Trước sự phát triển của nhu cầu, người dùng có thể dùng nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau như PDA, Mobile phone, PC,.. để truy cập dịch vụ, họ muốn các dịch vụ đó luôn có ở các đầu cuối vì thế để thuận tiện thì các dữ liệu dịch vụ cần được xây dựng một lần cho toàn bộ thiết bị đầu cuối của họ.
Một vấn đề đặt ra khi user dùng web, các user không muốn thực hiện quá nhiều hiệu chỉnh phức tạp cho trình duyệt, mặt khác web không cho phép dữ liệu dịch vụ tích hợp cùng với các ứng dụng dịch vụ chạy trên một mobile phone hay bất cứ thiết bị nào.
Xét một ví dụ, khi một user muốn tạo một dịch vụ “buddy list” trên máy PC và mobile phone. Khi không áp dụng quản lý nhóm, user sẽ phải tạo buddy list hai lần:
một trên PC và một trên mobile. User sẽ không thể dùng dịch vụ web messenger tại quán café internet vì buddy list của họ được lưu trữ tại PC và mobile. Nếu dữ liệu buddy list được lưu trữ trên mạng thì vấn đề này sẽ được giải quyết. User chỉ cần xây dựng buddy list một lần trên bất kỳ thiết bị nào, sau đó dữ liệu buddy list sẽ được tải lên và lưu trữ trong mạng dưới dạng một danh sách. Khi user thay đổi danh sách đo, các thiết bị khác của họ cũng sẽ được thông báo để thay đổi buddy list.
Một ví dụ nữa đối với dịch vụ quản lý nhóm là sự tạo ra danh sách điều khiển truy nhập ACL (Access Control List). Alice có thể tạo một ACL cho phép Bob và John gọi cô ấy hoặc khởi tạo phiên PoC với Alice ngoại trừ Sarah. Mạng sẽ tự động từ chối bất kỳ thông tin nào từ Sarah đến Alice.
3.1.5.1 Khái niệm Dịch v Qu n lý nhóm ụ ả
Quản lý nhóm là dịch vụ cho phép các user lưu trữ dữ liệu dịch vụ trên mạng nhà cung cấp dịch vụ. Dữ liệu này có thể được user tạo ra, thay đổi hoặc xoá đi. Dữ liệu ở đây là bất cứ dữ liệu nào cần cho user hoàn thành dịch vụ. Ví dụ như buddy list (các danh sách hiển thị) và các danh sách trao quyền hiện tại.
Các dịch vụ như hiển thị, PoC, nhắn tin, … cần hỗ trợ quản lý nhóm để truy nhập tới nó. Một số ví dụ:
Conference Access List: danh sách các thành viên tham gia hội nghị ở dịch vụ PoC, hay chính là nhóm PoC.
Resource List: danh sách của user sẽ nhận thông báo, danh sách này có thể được dùng để đăng ký trạng thái của mỗi tài nguyên trong đó, ví dụ như danh sách thực thể hiển thị.
Subscription Authorization Policy: ví dụ như ACP ở trên.
OMA (Open Mobile Alliance) dùng thuật ngữ quản lý nhóm đồng nghĩa với quản lý tài liệu XML (XDM – XML Document Management). Giao thức truy nhập cấu hình XML - XCAP (XML Configuration Access Protocol) được dùng cho việc truyền tải, truy nhập, đọc và vận dụng các tài liệu XML chứa dữ liệu dịch vụ quản lý nhóm.
3.1.5.2 Resource List
SIP có cơ chế thông báo cho phép user gửi yêu cầu thông báo các thay đổi của một trạng thái resource (ở đây chính là trạng thái các thuê bao khác trong nhóm).
Khi không dùng RLS (resource list server), một user thông báo cho các user còn lại trong nhóm. Như vậy thì user đó phải gửi nhiều yêu cầu SUBSCRIBE đến các user khác và nhận các NOTIFY từ các user đó, băng thông và điều khiển luồng tránh tắc nghẽn thì có hạn chế do vậy hiệu quả không cao (hình 3.31). Khi dùng RLS, user sẽ gửi SUBSCIBE và NOTIFY đến RLS. Khi đó SUBSCRIBE chứa mào đầu Supported với tham số nhãn tuỳ chọn có giá trị “eventlist” (hình 3.3 ). RLS sẽ 2 tạo ra các yêu cầu NOTIFY chứa thông tin trạng thái của danh sách, NOTIFY này chứa mào đầu Require với tham số nhãn có giá trị “eventlist”. RLS sẽ đóng vai trò xử lý các yêu cầu và phản hồi, vì thế user thực hiện cập nhật thay đổi sẽ tiết kiệm được băng thông và khả năng xử lý.
SUBSCRIBE
SUBSCRIBE SUBSCRIBE
SUBSCRIBE NOTIFY
NOTIFY
NOTIFY
NOTIFY Alice
Bob
Tim
John
Harry
Hình 3.31 Cập nhật thay đổi trạng thái, không dùng RLS
SUBSCRIBE
SUBSCRIBE
SUBSCRIBE
SUBSCRIBE NOTIFY
NOTIFY
NOTIFY
NOTIFY Alice
Bob
Tim
John
Harry List Server
SUBSCRIBE.friends@listserver Presence Session
NOTIFY
Hình 3.32 Cập nhật thay đổi trạng thái, có dùng RLS 3.1.5.3 Quản lý tài li u XML PoC ệ
a. Nhóm PoC
Nhóm PoC là danh sách các thành viên tham gia phiên PoC. Ứng dụng nhóm PoC chứa các thông tin:
URI nhận d ng nhóm PoC; ạ
Tên hiển th cho nhóm; ị
Một hay nhiều danh sách các thành viên trong nhóm (các URI);
Một dấu hiệu chỉ ra các thành viên trong nhóm sẽ được PoC Server mời vào phiên PoC hay không;
S ố thành viên tối đa trong phiên PoC;
Chính sách trao quyền đ i với nhóm. ố
Cấu trúc của chính sách trao quyền phải hợp với chính sách chung. Các điều kiện cho một chính sách trao quyền bao gồm nhận dạng thành viên tham gia, nhận dạng của thành viên từ danh sách mở rộng, các nhận dạng khác chưa theo luật nào và điều kiện kiểm tra user có là thành viên của danh sách hay không.
Nếu điều kiện trên trả lại “true” sẽ cho phép user đăng ký (thuê sử dụng) trạng thái phiên PoC, cho phép user mời các thành viên khác tham gia phiên một cách linh động, cho phép user được ẩn danh.
Ví dụ, Alice muốn tạo một phiên PoC với Bob, Sarah và John (nhóm bạn của cô) (giống việc tạo conference chat). Số thành viên tối đa tham gia vào phiên không
được vượt quá 4. Điều đó cho phép Alice thêm nhiều bạn vào danh sách nhưng giới hạn thành viên tham gia hiện tại chỉ là 4 (do Alice đặt, giống như room chat chỉ có tối đa 50 người cùng tham gia cùng một lúc nhưng có thể có rất nhiều người tham gia, khác room chat ở chỗ admin là Alice chứ không phải là room chat server).
b. Chính sách truy nhập user PoC
Chính sách truy nhập user PoC là tập các luật mà một user tạo ra để điều khiển những ai có thể hay không thể khởi tạo một phiên PoC với user đó (ví dụ tạo một phiên PoC mời user đó tham gia chẳng hạn).
Cấu trúc của chính sách truy nhập phải thích nghi với chính sách chung. Các điều kiện mà một chính sách trao quyền bao gồm là nhận dạng các thành viên tham gia từ đó user có thể chấp nhận hay từ chối phiên PoC, nhận dạng của một thành viên trong danh sách mở rộng và các nhận dạng hiện không trong luật nào.
Chỉ có một hoạt động định nghĩa cho một điều kiện đã được thoả mãn là sẽ xử trí thế nào đối với một lời mời. Một trong ba giá trị có thể xuất hiện: pass, allow, và accept. “Pass” chỉ dẫn PoC Server xử lý lời mời tham gia phiên PoC bằng cách dùng thủ tục trả lời thủ công (do người dùng phải thao tác chọn). “Accept” chỉ cho PoC Server chấp nhận lời mời theo chế độ trả lời của user đã đặt sẵn. “Reject” chỉ cho PoC Server từ chối lời mời.